Quỳ một chân nó nguồn gốc từ tôn giáo. Nghi thức này được cho là xuất phát từ Hội Tam Điểm từ thế kỷ thứ 14. Thời đó người của hội này dùng nghi thức quỳ một chân bên thi thể hay ngôi mộ người đã khuất để tỏ lòng kính trọng, tỏ lòng thương xót, và cả thể hiện tôn vinh. Quỳ một chân nó hoàn toàn không có ý nghĩa đầu lụy, xin xỏ, khẩn cầu như hành động quỳ hai chân.
Hình ảnh quỳ một chân nó xâm nhập vào quân đội từ sau đệ nhị thế chiến. Nghi thức này nó hiện diện trong cả quân đội khối dân chủ lẫn khối CS. Thông thường để tỏ lòng trung thành trước lí tưởng mà đại diện là lá cờ, người quân nhân quỳ một chân trước lá cờ như là lời thề cho lòng trung thành. Trước 1975, các sĩ quan Đà Lạt khi làm lễ tốt nghiệp họ cũng thực hiện nghi thức quỳ một chân như thế. Trong quân đội, để tôn vinh và tưởng nhớ những người lính và bạn bè đã ngã xuống người lính cũng dùng nghi thức quỳ một chân. Nói chung, nghi thức quỳ một chân nó đã vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo từ rất lâu.
Quỳ một chân nó vừa là nghi thức trong quân đội, nó vừa là ngôn ngữ cơ thể thay cho lời nói. Vì thế, hành động quỳ một chân nó thể hiện tính kiên nhẫn, không hạ mình nhưng cũng không đe dọa. Đó là thông điệp mà đã biến ngôn ngữ cơ thể này vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và xâm nhập cả vào thể thao và bây giờ là các phong trào xã hội.
Ngày 1 tháng 2 năm 1965 tại Selma, bang Alabama, Tiến sĩ – mục sư Martin Luther King Jr, dẫn đầu một nhóm người da đen đã qùy một chân tại nơi này. Mục đích là để để gởi thái độ nhẫn nhịn ôn hòa tới chính quyền Johnson. Ông King muốn nhắn nhủ chính quyền Johnson rằng: “chúng phản đối nhưng chúng tôi ôn hòa”, chỉ thế thôi. Vì thế cảnh sát không đụng đến họ, tuy nhiên khi họ đứng lên diễu hành đến tòa án Quận Dallas đòi quyền đăng ký cử tri cho người da đen thì họ bị cảnh sát bắt đến 250 người. Từ việc sử dụng ngôn ngữ quỳ một chân tỏ thái độ phản đối ôn hòa, sau đó hành động này được xã hội hiểu rằng, đây là một thái độ phản đối ôn hòa của người biểu tình, mà đặc biệt là vấn đề phân biệt chủng tộc với người da đen.
Hành động quỳ một chân xâm nhập vào thể thao được ghi nhận là vào thập đầu tiên vào năm 1968. Tại Thế vận hội Mexico năm 1968, Tommie Smith và John Carlos đã chào cờ bằng nghi thức quỳ một chân để phản đối nạn phân biệt chủng tộc trong thể thao. Ngày 26 tháng 8 năm 2016, cầu thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ Colin Kaepernick ngồi trên băng ghế dự bị khi hát quốc ca Hoa Kỳ để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát và phân biệt chủng tộc trong một trận đấu trước mùa giải. Kaepernick nói:"Tôi sẽ không đứng lên để thể hiện niềm tự hào về một lá cờ cho một đất nước đàn áp người da đen và người da màu". Tuy nhiên sau đó Nate Boyer, một cựu quân nhân và cựu cầu thủ của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (NFL), đã khuyên Kaepernick nên quỳ gối vì anh ấy nghĩ rằng điều đó là “tôn trọng” hơn. Thế là sau đó Kaepernick chuyển từ ngồi sang quỳ một chân vào ngày 1 tháng 9 năm 2016, thu hút sự chú ý của giới truyền thông Mỹ.
Đó là những gì mà hành động quỳ một chân nó đại diện. Vì thế hành động quỳ một chân của ông Biden là mang ý nghĩa tôn trọng, nhẫn nhịn và không đe dọa. Ông Biden là một chính trị gia lão luyện , chính ông đã dùng ngôn ngữ của chính tượng đài dân quyền cho người da đen - Martin Luther King Jr để hạ nhiệt sức nóng của cuộc biểu tình bạo loạn của người da đen, thì điều đó cho thấy Joe Biden là cao thủ như thế nào?! Qua hành động “quỳ một chân ấy” cộng với cách hành xử rất thâm trầm với bầu cử, ông Joe Biden để Donald Trump tự vu cáo rồi tự làm mất uy tín rồi phải rời Nhà Trắng trong ê chề nhục nhã thì đủ đấy ông Joe Biden là một chính trị gia tầm cỡ. Ông dùng vũ khí đối phương đánh đối phương, phải nói rất cao thủ.
Thực tế thì nhiều người Việt đã không hiểu ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể này đã đánh đồng hình thức “quỳ một chân” với “quỳ hai chân” vì cũng đều là “quỳ” để rồi xỉ vả ông ta một cách không tiếc lời. Đấy là điều đáng tiếc, đó thực sự không phải ông Biden “hèn” mà là vì chúng ta đã thiếu kiến thức về ngôn ngữ ấy. Nếu là không biết, thì bây giờ nên tìm hiểu cho biết, vì một thứ ngôn ngữ cơ thể nó đã trở thành phổ biến mà chúng ta lại bịt tai không chịu nghe thì sau này ta lặp lại sai lầm cười chê “tổng thống quỳ” vừa qua. Hành động ấy, càng ngày càng biến ta thành nhố nhăng hợm hĩnh mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét