Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

5546 - NHỮNG ĐẠI DỰ ÁN HÀNG CHỤC TỶ ĐÔ, BCT MUỐN ĐẨY VIỆT NAM DÍNH BẪY NỢ?




Hiện nay chính quyền CS đang cần 1,2 triệu tỷ để xây dựng giao thông trong 10 năm tới, tức tương đương khoảng 52,1 tỷ đô la. Ấy là chưa kể 20 tỷ đô cho đường sắt cao tốc. Như vậy trong 10 năm tới, chính quyền CS cần 72,1 tỷ đô la cho xây dựng hạ tầng.
Nguồn vốn 72,1 tỷ đô có thể chia làm 2 loại: loại dùng tiền nội tệ và loại dùng ngoại tệ. Thông thường những công trình lớn như nhà ga hàng không hay sân bay và những cảng biển lớn thì thường là đấu thầu quốc tế vì ít có doanh nghiệp trong nước nào đủ khả năng. Còn dự án đường sắt cao tốc thì chắc chắn là mời thầu quốc tế. Như vậy thì dự án sân bay Long Thành 16 tỷ đô và đường sắt cao tốc 20 tỷ đô là phải thanh toán bằng ngoại tệ. Những dự án khác có thể là dùng nội tệ nếu đấu thầu trong nước.
Như vậy có thể trong 10 năm tới ĐCS chi cho xây dựng hạ tầng 36,1 tỷ đô bằng tiền nội tệ. Trung bình mỗi năm chính quyền cần phải có khoản tiền Việt Nam đồng tương đương với 3,61 tỷ đô. Được biết ngân sách cho bộ GTVT năm 2021 là 60,785 ngàn tỷ đồng, tương đương 2,6 tỷ đô. Như vậy để đủ xây dựng hạ tầng bằng nội tệ, chính quyền CS phải huy động vốn trong dân tương đương 1 tỷ đô/năm tức tương đương 23 ngàn tỷ đồng/năm. Việc huy động nội tệ tương đương 1 tỷ đô mỗi năm là trong tầm tay của chính quyền CS, thậm chí 2 tỷ đô/năm cũng trong tầm tay.
Tuy nhiên, với khoản tiền 36 tỷ đô trong 10 năm phải thanh toán bằng ngoại tệ thì buộc chính quyền CS phải huy động được lượng ngoại tệ này là một bài toán khó. Chính quyền CS sẽ làm gì để có 36 tỷ đô cho 2 đại dự án đó? Hoặc là xuất ngoại tệ từ kho dự trữ ra thanh toán, hoặc vay quốc tế. Xuất đô la từ dự trữ là điều không thể, vì lượng đô la trong kho dự trữ ngân hàng nhà nước dùng để phòng rủi ro cho nền kinh tế, không ai lại tùy tiện xuất ra để xây dựng hạ tầng cả. Như vậy khả năng là vay quốc tế, nhưng vay bằng cách nào?
Liệu vay ODA có được không? Câu trả lời là không. Bởi vì từ năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Và kết quả là các quốc gia viện trợ ODA đã thực hiện lộ trình cắt giảm loại hình cho vay này với Việt Nầm và đến năm 2017 thì Việt Nam hết vay ODA. Và hiện nay các dự án hạ tầng thanh toán bằng tiền Việt Nam chính phủ huy động vốn trong dân. Hầu hết những khoản vay ODA hiện tại là những cam kết vay trước năm 2017. Được biết năm 2020, tổng vốn ODA được giải ngân là 40 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,74 tỷ đô) nhưng năm 2021 sẽ không được như thế. Được biết từ năm 2022 trở đi, Việt Nam bắt đầu trả nợ vay ODA đáo hạn ít nhất 1 tỷ đô/năm. Như vậy không thể bố trí nguồn ODA cho 2 đại dự án nói trên vì không thể vay được nữa.
Liệu có phát hành trái phiếu quốc tế không? Được biết đến nay chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế 4 lần với loại kỳ hạn 10 năm: Lần thứ nhất là năm 2004 huy động 750 triệu đô; lần thứ nhì năm 2010 huy động 1 tỷ đô; lần thứ ba phát hành vào năm 2014 huy động 1 tỷ đô; lần thứ tư là năm 2015 -2016 huy động 3 tỷ đô. Và cho đến nay, nhà nước CS Việt Nam chưa huy động vốn quốc tế theo cách này thêm một lần nào nữa. Với tốc độ huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế chưa tới 1 tỷ đô/năm (tính trung bình) thì có thể nói nguồn vay này chưa đủ trả nợ đáo hạn khoản vay ODA đáo hạn thì lấy gì xây dựng 2 đại dự án kia?
Nếu vay thương mại thì rất khó để vay được 36 tỷ đô trong 10 năm, như vậy để xây dựng 2 đại dự án Sân Bay Long Thành và Đường Sắt Cao Tốc thì chỉ có thể vay bẫy nợ của Trung Cộng là khả thi nhất. Đại dự án đường sắt cao tốc kém hiệu quả kinh tế, vậy mà bộ Chính Trị vẫn quyết tâm làm bất chấp tất cả. Khả năng rất cao là Bộ Chính Trị đã bị áp lực từ Trung Cộng mà đã quyết xây bằng được dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam để đưa Việt Nam vào bẫy nợ. Cái bẫy nợ Trung Cộng đang giăng sẵn và BCT thì cứ đẩy Việt Nam vào. Đó là những gì mà ĐCS đang "lo cho nước" đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét