Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

1060 - Những người săn đạn



Ngày 28 Tháng Tư 1975. Ngược dòng với đoàn người thất thần trốn chạy chiến tranh đổ về Sài Gòn, chiếc xe La Dalat chở Michel Laurent thuộc hãng thông tấn ảnh Pháp Gamma và Christian Hoche của tờ Le Figaro trực chỉ Quốc Lộ. Họ thuộc trong số vài ký giả phương Tây còn nán lại để tường trình về những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.

1059 - ‘Mình là ván cờ họ thí để đi ván cờ khác’- Hoàng Đức Nhã nhìn lại biến cố 30/4



Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi VNCH tại hội thảo ở trường Đại học Oregon 14-15/10/2019

45 năm sau khi Saigon thất thủ, những nhân vật từng đóng một vai trò trong giai đoạn dẫn tới biến cố lịch sử này ngày càng thưa dần… Trong những nhân chứng lịch sử hiếm hoi còn lại có ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng Trưởng Thông Tin, Dân vận và Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hoà. Ông Nhã, cựu Bí Thư và Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhìn lại biến cố lịch sử 30/4/1975 trong cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ.

1058 - Chuyện cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

Tin tức báo chí của cộng sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng, khi tấn công dinh Độc Lập ở thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, chiến xa CS đã ủi sập cánh cổng dinh Độc Lập. Chẳng những thế, bộ Lịch sử Việt Nam do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam (tức “bên thắng cuộc”) tại Hà Nội, phát hành tháng 8 năm 2017, cũng viết như thế.

1057 - Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?




“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill
Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.
Bối cảnh mới
Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1).
Hơn sáu tháng qua, tình hình Biển Đông có vẻ yên tĩnh vì Việt Nam và các đối tác ngừng thăm dò dầu khí trước sức ép của Trung Quốc, giống như họ đã ép Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) ngừng khoan dầu khí (7/2017) tại Cá Rồng Đỏ (lô 07-03 và 136-03). Hoạt động dầu khí của Việt Nam đã bị đình trệ, làm nguồn thu từ dầu khí bị giảm sút nghiêm trọng do không có dự án mới, chỉ còn dự án cũ của Vietsovpetro tại Nam Côn Sơn vẫn hoạt động.
Trong khi đó, ExxonMobil (Mỹ) vẫn chưa triển khai dự án khí Cá Voi Xanh (lô 118), có thể do sức ép ngầm của Trung Quốc hoặc do trục trặc về thủ tục triển khai dự án và giá bán khí, làm nổi lên tin đồn ExxonMobil có thể rút khỏi dự án Cá Voi Xanh. Trước mắt, Việt Nam chỉ còn trông đợi vào đối tác Nga và Mỹ làm đối trọng với sức ép của Trung Quốc.
Nay đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi bàn cờ địa chính trị, với những biến chuyển khó lường. Trung Quốc vừa thoát khỏi khủng hoảng sau ba tháng đóng cửa Vũ Hán, thì đến lượt Mỹ và các nước tây Âu đang mắc kẹt vào khủng hoảng Covid-19 với những tổn thất còn nặng nề hơn so với Trung Quốc. Đây chắc là cơ hội tốt mà Trung Quốc mong đợi.
Mấy tháng qua, Trung Quốc đã khai trương hai trạm nghiên cứu mới trên đảo đá Xu-Bi và Chữ Thập (20/3); khai thác 862.400m3 khí từ “băng cháy” (hydrates) tại bắc Biển Đông (17/2-18/3); tập trận tại bắc Biển Đông (vào cuối tháng 3) có tàu sân bay Liêu Ninh tham gia; tàu hải cảnh của họ đã đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam ở biển Hoàng Sa (ngày 2/4).
Trong khi đó, bốn tàu sân bay của Mỹ phải ngừng hoạt động, làm đảo lộn tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực, có lợi cho Trung Quốc. USS Theodore Rousevelt phải cách ly và bảo trì tại Guam vì hơn 800 thủy thủy bị lây nhiễm Covid-19. USS Ronald Reagan phải cách ly và bảo trì tại Nhật, vì một số thủy thủ cũng bị lây nhiễm. Trong khi đó, USS Carl Vinson và USS Nimitz cũng đang phải cách ly và bảo trì tại căn cứ hải quân ở Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ phải điều tàu sân bay USS Harry Truman từ Trung Đông sang khu vực này để tăng cường cho hạm đội Thái Bình Dương, trong khi Không quân Mỹ phải rút các máy bay ném bom chiến lược tầm xa khỏi Guam vì đại dịch Covid-19. Các lỗ hổng trong cấu trúc chiến lược của Mỹ ở khu vực là cơ hội tốt để xô đẩy Trung Quốc bành trướng.
Trung Quốc định làm gì?
Đó là bối cảnh Trung Quốc điều nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Nình vào Biển Đông (từ giữa tháng 4) như “ngoại giao pháo hạm” (gunboat diplomacy) để bắt nạt các nước có tranh chấp Biển Đông (như Malaysia, Việt Nam, Indonesia). Nói cách khác, Trung Quốc tăng cường tập trận, khảo sát và quấy rối để đe dọa các nước đó.
Một là để ép các nước đó phải dừng thăm dò dầu khí trong vùng biển của mình, biến vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp. Hai là ép các nước này phải hợp tác “cùng khai thác” với Trung Quốc”. Ba là nếu có cơ hội sẽ hạ đặt dàn khoan hoặc cấu trúc nào đó để lấn chiếm thêm một số vị trí (tại bãi Tư Chính, cụm Tri Tôn, cũng như bãi cạn Scaborough).
Theo MarineTraffic (23/4), nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đang hoạt động gần bãi cạn Macclesfield, trong khi nhóm tàu HD-8 đang bám theo để quấy rối tàu khoan West Capella của Petronas (Malaysia) đang thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của mình, gần vùng chồng lấn giữa Malaysia và Việt Nam, phía nam quần đảo Trường Sa (cách Borneo 336km).
Tuy Trung Quốc biết càng gây sức ép với Việt Nam thì càng đẩy Việt Nam gần với Mỹ hơn, nhưng họ vẫn không dừng. Nay Trung Quốc định bắt nạt Malaysia như họ đã bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính (năm 2019). Chắc họ muốn ép chính phủ mới của ông Muhyiddin Yassin phải từ bỏ ý định muốn “thoát Trung” của chính phủ ông Mahathir Mohamad.
So với các nước ASEAN khác, Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng tại Biển Đông và có lập trường ngày càng cứng rắn. Năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch luân phiên ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Nếu khuất phục được Việt Nam, Trung Quốc có thể thao túng ASEAN và gạt Mỹ ra khỏi khu vực để độc chiếm Biển Đông.
Tuy Trung Quốc vừa gượng dậy sau khủng hoảng Covid-19 với nhiều tổn thất và rạn nứt nội bộ, nhưng họ tranh thủ cơ hội Mỹ và đồng minh đang phải đối phó với đại dịch Covid-19, thế và lực suy yếu, có thể bỏ rơi vai trò của họ ở khu vực. Đây là cơ hội hiếm để Trung Quốc tăng cường bắt nạt các nước ASEAN trong khi Mỹ và đồng minh khó có thể ứng cứu.
Để hợp pháp hóa việc chiếm đóng (trái phép) và khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, năm 2012 Trung Quốc đã lập “thành phố Tam Sa” (Sansha), đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Woody island) tại Hoàng Sa. Họ di dân đến đó sinh sống và phát triển du lịch để có bộ mặt “dân sự”.  Ngày 18/4, họ lập ra “quận đảo Nam Sa” (Nansha) và “Tây Sa” (Xinsha). Ngày 19/4, họ còn đặt tên bằng tiếng Trung cho 25 đảo, bãi đá và 55 thực thể địa lý dưới đáy Biển Đông.
Việt Nam có thể làm gì?
Ngày 30/3/2020, Việt Nam gửi LHQ Công hàm khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa, phản bác các lập luận vô lý của Trung Quốc tại biển Đông. Ngày 17/4/2020, Trung Quốc gửi LHQ Công hàm đáp trả Công hàm của Việt Nam, trong đó có những lời lẽ hàm ý đe dọa sử dụng vũ lực. “Cuộc chiến công hàm” là một phần trong “Tam chủng Chiến Pháp” (Three Warfare Doctrine) của Trung Quốc, gồm tâm lý, pháp lý, tuyên truyền.
Công hàm của Việt Nam gửi LHQ ngày 30/3/2020 nhằm (1) phản biện các yêu sách của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, (2) khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, (3) khẳng định Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất quy định phạm vi vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo các chuyên gia về luật biển, Công hàm của Trung Quốc (17/4) có lời lẽ hàm ý đe dọa sử dụng vũ lực. Vì vậy, trong bối cảnh khó lường hiện nay, Việt Nam phải rất cảnh giác đề phòng Trung Quốc có thể nghi binh để dùng vũ lực uy hiếp hoặc chiếm các vị trí của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, hoặc hạ đặt giàn khoan hay một cấu trúc nào đó để lấn chiếm bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn, như họ đã làm tại bãi cạn Scarborough của Philippines (2012).
Theo Greg Poling (AMTI/CSIS) ngày 20/4, các tàu tuần dương USS Bunker Hill, tàu đổ bộ USS America, tàu khu trục USS Barry (của Mỹ) và tàu khu trục HMAS Parramatta (của Úc) tập trận tại vùng biển đang tranh chấp gần nơi tàu khoan West Capella của Petronas (Malaysia) đang hoạt động và tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc đang bám theo.
Nicole Schwegman (người phát ngôn Bộ Chỉ huy Indo-Pacific) nói: “chúng ta đang phối hợp với các đồng minh và đối tác để đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, cũng như các nguyên tắc quốc tế về an ninh và thịnh vượng ở Indo-Pacific…Mỹ ủng hộ đồng minh và đối tác vì lợi ích kinh tế của họ”. Thượng nghị sỹ Tom Cotton phát biểu với báo chí (6/4): “Mỹ đứng về phía đồng minh và đối tác của mình tại Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam…”
Nhưng khoảng trống quyền lực của Mỹ ở khu vực cần được hóa giải bằng tăng cường hợp tác an ninh của “Tứ cường” (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) cộng với các nước khu vực (Hàn Quốc, New Zealand) và các nước ASEAN có tranh chấp tại Biển Đông (Việt Nam, Indonesia, Malaysia). Đây là cơ sở giúp Nhật có chính danh để tăng cường vai trò an ninh ở Biển Đông.
Nếu Trung Quốc phân hóa được ASEAN như tách bó đũa để bẻ từng chiếc (chỉ đàm phán song phương chứ không đa phương) và gạt được Mỹ và đồng minh ra khỏi khu vực, để họ độc chiếm Biển Đông, thì tương lai ASEAN dễ bị “Ban Căng hóa”. Nói cách khác, Việt Nam và các nước ASEAN dễ trở thành chư hầu lệ thuộc vào Trung Quốc.
Theo H.R. McMasters (cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ) tham vọng của Trung Quốc phản ánh sự bất an, và sự tự tin bên ngoài che đậy nỗi lo bên trong. Ông xác định chiến lược của Trung Quốc gồm ba mũi nhọn là “chiếm đoạt, cưỡng chế, ngụy tạo”, và lập luận rằng phải thay thế “tự phụ chiến lược” bằng “thấu cảm chiến lược”. Nhưng “cạnh tranh chiến lược” mà McMasters khuyến nghị là một bước thụt lùi so với “chiến lược ngăn chặn” mà George Kennan đã từng đề xuất.
Thay lời kết
Trong bối cảnh mới, ASEAN muốn trở thành một cộng đồng khu vực, thì phải cải cách thể chế. Một là nguyên tắc “đồng thuận” không nhất thiết phải được cả 10 nước nhất trí mà chỉ cần đa số (2/3). Hai là nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ các nước thành viên” phải có ngoại lệ để đảm bảo an ninh khu vực. Ba là muốn đảm bảo an ninh quốc gia và khu vực, ASEAN phải gắn kết với tầm nhìn Indo-Pacific.
Trung Quốc càng gây sức ép với Việt Nam thì họ càng đẩy Việt Nam gần với Mỹ và phương Tây hơn. Trung Quốc càng tăng cường bắt nạt các nước ASEAN để độc chiếm Biển Đông như cái ao của họ, thì càng đẩy các nước ASEAN phải liên kết với nhau để đối phó với Trung Quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích sống còn ở Biển Đông. Trong năm 2020, Việt Nam có thể phát huy vai trò chủ tịch ASEAN để thúc đẩy cải cách thể chế ASEAN.
Việt Nam đã “chống dịch như chống giặc” nên đạt được hai kết quả tốt. Một là cách ly và kiểm soát dịch tốt nên đến nay chỉ có 270 ca lây nhiễm và không có ca tử vong; Hai là có được “đồng thuận quốc gia” làm tiền đề quan trọng để sau đại dịch Việt Nam có thể phục hồi kinh tế, cải cách thể chế, và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông. Đại dịch này là một thảm họa, nhưng cũng là một cơ hội tốt cho nước nào biết vận dụng.
Muốn đối phó với ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam và ASEAN cùng các đối tác chia sẻ tầm nhìn an ninh khu vực, cần tăng cường sức mạnh răn đe. Nhưng để răn đe có hiệu quả, phải dựa trên: (1) nội lực, (2) liên kết quốc tế, (3) ý chí sẵn sàng chiến đấu. Nếu có lực lượng và vũ khí mạnh, nhưng thiếu ý chí sẵn sàng chiến đấu cũng vô nghĩa. Xét cho cùng, nguy cơ chiến tranh và sức mạnh răn đe trước hết là do nhận thức.

1056 - Bắc Hàn: Thân tộc Kim Jong-un có yếu thế nếu lãnh tụ qua đời?

BBC 

North Korea's leader Kim Jong Un before a meeting with US President Donald Trump on the south side of the Military Demarcation Line that divides North and South Korea, in the Joint Security Area (JSA) of Panmunjom in the Demilitarized zone (DMZ) on June 30, 2019.Bản quyền hình ảnhBRENDAN SMIALOWSKI
Image captionKim Jong-un là lãnh tụ tối cao của Bắc Hàn hôm nay

Có thể các đồn đoán về sức khỏe Kim Jong-un rồi sẽ chứng tỏ chỉ là đồn đoán thiếu bằng chứng. Tuy vậy, câu hỏi ai có thể kế vị Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, vẫn rất quan trọng về ngắn hạn và lâu dài.

1055 - Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 3)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả - Dịch giả: Song Phan
Tiếp theo phần 1 và phần 2

Phóng viên Jim Acosta của CNN đã từng bị Trump tấn công khi hỏi một ông ta một câu hỏi mà Trump không trả lời được. Trump đã tước thẻ phóng viên, không cho Acosta vào Nhà Trắng họp báo, CNN kiện và đã thắng vụ kiện này. Photo Courtesy
Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump
Trump đã nắm quyền kiểm soát cá nhân đối với những gì tòa Bạch Ốc chính thức nói với và nói về báo chí. Theo chỉ đạo của ông, các cuộc họp báo truyền thống hàng ngày tại tòa Bạch Ốc của thư ký báo chí của tổng thống đã trở nên không thường xuyên vào năm 2018 và kết thúc vào năm 2019 dưới thời Sarah Huckabee Sanders và người kế nhiệm bà, Grisham.

1054 - Tinh …. tướng lại xảo ngôn!


Hình minh hoạ. Thứ trưởng Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đại hội Đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 28/1/2016
Hình minh hoạ. Thứ trưởng Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đại hội Đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 28/1/2016 Reutres


Ông Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, vừa xuất đầu lộ diện để đấu hót về chủ quyền quốc gia ở biển Đông. Tuy nhiên lần này, qua kênh “Truyền hình Quốc phòng”, giọng điệu của ông đã khác trước khi  ông bảo: Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta (1)...

1053 - 30/04: Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam


Mùa Xuân là mùa của hy vọng, của tương lai. Nhưng đối với người dân Miền Nam, mùa Xuân 1975 lại đem tới tuyệt vọng, nó giống như những đám mây đen giầy đặc hiện lên chân trời tím.

1052 - Phỏng vấn Henry Kissinger: Bước Đột Phá và Hiệp định Paris

Tác giả: Winston Lord - Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Lời Người DichCác điểm thoả thuận chính trong Hiệp Định Paris là ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày; QĐNDVN được ở lại miền Nam; Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ; VNCH và MTGPMN hoạt động trên lãnh thổ của mình; khu phi quân sự là một lằn ranh tạm thời và không được quốc tế công nhận theo luật quốc tế.

1051 - Thành ngữ mới: Phồn vinh giả tạo

Nguyễn Thông

Chú thích ảnh: Sài Gòn 1961 trong mắt nhà báo nước ngoài. Ảnh của tạp chí LIFE

(Như đã nói, tôi định đưa bài này lên kế tiếp để bổ sung cho bài "Sự nhầm lẫn đáng tiếc", sau định thôi bởi không muốn làm phiền bạn đọc. Tuy nhiên hôm qua coi tivi nhà nước thấy người ta ầm ĩ quá, vẫn nhắc tới sự phồn vinh giả tạo của miền Nam trước năm 1975 nên đành cho nó lên để có cái nhìn khách quan).

1050 - Đừng biến Việt Nam thành quốc gia tượng đài và lăng mộ

I. CHÁY NHÀ MỚI RA MỌI NHẼ VÀ PHÉP “MUỐN ĂN GẮP BỎ CHO NGƯỜI”
Thế là rõ. Cháy nhà mới ra… mọi nhẽ. Phía sau của mục đích đặt tượng Lý Thái Tông là đặt tượng các chánh án của Tòa án Nhân dân Tỗi cao (TANDTC).
“Văn phòng TAND Tối cao cho biết, đa số các ý kiến góp ý nhất trí với phương án xây dựng tượng các chánh án TAND Tối cao là tượng bán thân dáng đứng, có chân đế.

1049 - Việt Nam : Tranh giành quyền lực quyết liệt sau khi chiến thắng virus



Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị truyền hình với các nhà lãnh đạo ASEAN về dịch virus corona tại Hà Nội ngày 14/04/2020. © Manan Vatsyayana/Pool via REUTERS
Kinh tế và Trung Quốc là hai vấn đề hàng đầu đối với đảng Cộng Sản Việt Nam trong khi chuẩn bị chọn ra « Tứ trụ », đó là nhận xét của báo Nhật Nikkei Asian Reviews trong bài viết mang tựa đề « Tranh giành quyền lực ở Việt Nam bước vào giai đoạn quyết liệt sau khi chiến thắng con virus », đăng trên mạng ngày 28/04/2020.

1048 - Tự do ngôn luận: một quyền thiêng liêng!



Tựa phim tài liệu Through Our Eyes - The Vietnam War. Hình minh họa. Photo USAVN.org


Hôm nay đánh dấu 45 năm tưởng niệm biến cố 30 tháng Tư, ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày chế độ độc tài cộng sản toàn trị bắt đầu các chính sách tàn ác, thô bạo, phân biệt đối xử, với mọi quân cán chính, tôn giáo, trí thức, và bao nhiêu người khác tại miền Nam.

1047 - 30/04/1897: J.J. Thomson tuyên bố phát hiện ra electron

Vào ngày này năm 1897, nhà vật lý người Anh J.J. Thomson tuyên bố khám phá rằng nguyên tử được tạo nên từ các thành phần nhỏ hơn. Phát hiện này đã cách mạng hóa cách mà các nhà khoa học nghĩ về nguyên tử, đồng thời tạo ra sự phân nhánh lớn trong ngành vật lý. Mặc dù Thompson gọi chúng là “hạt” (corpuscle), những gì ông tìm thấy ngày nay thường được gọi là điện tử (electron).

1046 - 30 tháng 4: Cột mốc diễn biến của Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Khắc Mai
Đối với cột mốc này, theo ý kiến riêng của nhiều người, theo cái chủ kiến của mình, họ đặt cho ngày lịch sử này những cái tên khác nhau.
Tôi cũng có ý riêng của mình. Có lần dễ cũng đã ngót 20 năm nay, trên tờ Tuổi Trẻ (Sài Gòn), tôi đã có bài viết: 30 Tháng Tư Một Cột Mốc Lịch Sử. Đại để, tôi nói, từ cột mốc ấy, nếu nhìn theo chiều quá khứ, người ta (chủ yếu bên thắng cuộc) chỉ thấy chiến công, chiến thắng.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

1045 - Có đúng ‘Suy nghĩ của Tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân’ như truyền thông Nhà nước nói?

RFA 

Báo chí Nhà nước Việt Nam trong mấy ngày qua đồng loạt đăng bài cho rằng: ‘Suy nghĩ của tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân...’
Sự việc được đưa ra sau Hội nghị cán bộ toàn quốc do Bộ Chính trị tổ chức tại trụ sở Trung ương Đảng vào tuần cuối tháng 4. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu tại Hội nghị đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nhân sự... Ông Trọng cho rằng đây không những là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà còn là mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.

1044 - Di Sản VNCH Sau 45 Năm Qua


(Viết nhân ngày 30/4/2020)

Bài này được dành cho ngày 30 tháng 4 năm nay 2020 để đánh dấu 45 năm sau ngày miền Nam VN bị quân đội Cộng Sản miền Bắc cưỡng chiếm bằng võ lực, sau khi bị Kissinger lập mưu cho Hoa kỳ bỏ rơi để mua chuộc Trung Quốc với thị trường tương lai khổng lồ 1,3 tỷ dân.

1043 - Ngày 30/4: Ngày đoàn tụ, cả nước đều vui?

Trần Nam Chí


Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh, từng là Trung đoàn trưởng của Sư đoàn 18 và Sư đoàn 5, sau 13 năm “học tập cải tạo“ trở về năm 1988, được người thân đón tại ga Saigon. Nguồn: Việt Museum

Ðối với một dân tộc đã oằn oại qua bao năm chinh chiến, bỏ lại sau lưng những tàn khốc, chết chóc của chiến tranh, là niềm hạnh phúc không sao tả được cho dân tộc đó.

1042 - Ngày 29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn



Vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/04/1945, Adolf Hitler và Eva Braun đã kết hôn – chỉ vài giờ trước khi họ tự sát.
Braun đã gặp Hitler khi được tuyển vào làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia của ông. Xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo Công giáo, Braun đã ở bên Hitler một cách kín đáo và thường tự mình đi trượt tuyết, bơi lội. Bà không có ảnh hưởng rõ nét lên sự nghiệp chính trị của Hitler, mà thay vào đó thường chăm lo cho đời sống cá nhân của vị quốc trưởng. Kiên quyết theo Hitler đến cùng, Braun đã từ chối rời khỏi boong ke nằm bên dưới phủ thủ tướng ở Berlin khi quân đội Liên Xô áp sát.

1041 - Thành ngữ mới: Phồn vinh giả tạo

(Như đã nói, tôi định đưa bài này lên kế tiếp để bổ sung cho bài "Sự nhầm lẫn đáng tiếc", sau định thôi bởi không muốn làm phiền bạn đọc. Tuy nhiên hôm qua coi tivi nhà nước thấy người ta ầm ĩ quá, vẫn nhắc tới sự phồn vinh giả tạo của miền Nam trước năm 1975 nên đành cho nó lên để có cái nhìn khách quan).

1040 - Đại hội XIII, cuộc đua giành ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 (Kỳ 1)

Lê Văn Đoành
Những trận quyết đấu giữa các phe phái hơn 30 năm qua
Trước khi nói tới các trận so găng ở Đại hội đảng sắp tới, xin điểm lại một số sự kiện đáng chú ý, xảy ra hơn 30 năm qua. Ngày 10/3/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Phạm Hùng chết đột ngột ở tuổi 76, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký quyết định cử ông Võ Văn Kiệt, phó Chủ tịch thường trực, giữ quyền chủ tịch HĐBT (tức quyền Thủ tướng), chờ Quốc hội bầu chủ tịch mới.

1039 - Đánh giá 6 lập luận liên quan đến Công hàm 1958


Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng Công hàm 1958 để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Và chúng ta cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng họ sẽ còn một số văn bản khác trong giai đoạn 1955 – 1975 phục vụ cho mục tiêu độc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Với nền tảng thông tin về Công hàm 1958 đã được phân tích rất chi tiết trong bài viết “10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng”, chúng ta hãy cùng điểm lại những lập luận phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng nhắm đến mục tiêu loại trừ khả năng Công hàm 1958 bị phía Trung Quốc lợi dụng. 

1038 - Thế giới hôm nay: 29/04/2020



Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố nước này sẽ bắt đầu gỡ phong tỏa từ 11 tháng 5. Ông Philippe cảnh báo rằng Pháp, nước có số ca tử vong cao thứ tư do covid-19 ở mức trên 23.000 ca, sẽ phải “học cách sống chung” với virus. Trên thế giới, số ca nhiễm được xác nhận đã vượt qua 3 triệu.

1037 - Vì sao Việt Nam thắng và Mỹ thua trong cuộc chiến Covid-19

Asia Times - Tác giả: Richard S Ehrlich
Dịch giả: Trúc Lam


Một poster tuyên truyền Covid-19 của Việt Nam với thông điệp: ‘Ở nhà là yêu nước’. Ảnh: Facebook

Số người chết do Covid-19  Mỹ vượt quá số người thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam, trong khi cựu thù trên chiến trường của họ báo cáo, cho đến nay không có trường hợp tử vong nào do virus.

1036 - Xuất khẩu bộ xét nghiệm virus corona, chiến thuật mới của Trung Quốc



Ảnh minh họa : Lấy sinh phẩm cho xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19 tại Congo, châu Phi. ALEXIS HUGUET / AFP
Thế giới đang trong trạng thái vừa rất cần vừa rất hoài nghi về mức độ chính xác của các bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona « made in China ». Ngày càng có nhiều nước đòi trả lại những lô hàng vô dụng mua của Trung Quốc. Thay vì trấn an quốc tế, Bắc Kinh chọn giải pháp nới lỏng các biện pháp kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu với cả trăm công ty công nghệ sinh học, đã ký hợp đồng với gần như toàn thế giới.

1035 - Những trò trả thù hèn hạ


Những năm gần đây, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ra tay đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người cất tiếng nói cho sự thật, cho đời sống người dân đang ngày càng khốn khổ dưới sự cai trị của Đảng cộng sản ngày càng khốc liệt và tàn bạo.

1034 - Này, ông tướng Tuấn

Trung tướng CSVN đòi thu hồi bộ sách lịch sử mới không gọi Việt ...
Một. Tháng chín, năm 1958 Tàu cộng giăng ra cái bẫy khi phát đi Tuyên bố ngày 4.9.1958 của người đứng đầu Chính phủ Tàu cộng Chu Ân Lai về chủ quyền lãnh thổ của Tàu cộng ở biển Đông:

1033 - Việt Nam và Trung Quốc không còn "thắm tình anh em" vì Biển Đông ?




Trên 300 người biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 05/06/2011 phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam, trong lúc đang hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. REUTERS/Kham
Theo tác giả David Koh trên South China Morning Post ngày 28/04/2020, khi đụng đến vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều thấy rằng quá khứ của tình đồng chí không thể là cơ sở cho chính sách quốc gia. Hà Nội chẳng bao lâu nữa có thể nhận ra rằng đã bị Bắc Kinh chơi xỏ, trong khi đó Mỹ vẫn quan sát diễn tiến trong khu vực.

1032 - 45 năm sau, nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến: VNCH 1955-1975

 Trùng Dương (California - Hoa Kỳ)

Bìa trước của tuyển tập ''Kinh nghiệm Kiến quốc''
Bìa trước của tuyển tập ''Kinh nghiệm Kiến quốc''


Ai làm mất Nam Việt Nam là câu hỏi được đặt ra ngay sau 30/4/1975. Như hồi quân của Mao Trạch Đông tiến chiếm Hoa Lục năm 1949 người ta đã hỏi nhau, đúng ra là đổ lỗi cho nhau, là ai đã làm mất Trung Hoa.

1031 - Tại “thằng Tàu thâm hiểm” hay tại ta dại?



Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh xem cuộc diễn hành quân sự hàng năm của TQ lần thứ 10 vào năm 1959.

Vụ công hàm 1958 của PVĐ nhiều người nói là “thằng Tàu thâm hiểm”. Không “thâm” sao được khi “thằng Tàu” mới chính là “cha ruột” của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng CSVN (lúc đó là đảng Lao Động) của ông Hồ lãnh đạo.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

1030 - Ngày 28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia



Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã chính thức chấp thuận cho lính tác chiến của Mỹ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam Cộng hòa tấn công các căn cứ của lực lượng cộng sản ở Campuchia.

1029 - Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 2)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả - Dịch giả: Song Phan
Tiếp theo phần 1
Tổng thống và báo chí
Hành vi của Trump làm tôi nhớ đến các cuộc tấn công bằng lời công khai của Richard Nixon vào báo chí khi tôi là một trong những biên tập viên làm việc trong cuộc điều tra Watergate của báo Washington Post.

1028 - Việt Nam 'há miệng mắc nhiều quai' trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc



Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông vào thời điểm xảy ra xung đột vào năm 2014.


Cựu giáo sư Luật của Đại học Harvard, Giáo sư Tạ Văn Tài, nói rằng Việt Nam vẫn đang né tránh đề cập đến công hàm Phạm Văn Đồng, một tài liệu mà ông cho là đã khiến Hà Nội “há miệng mắc quai” trong việc đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Theo ông, Việt Nam nên đối đầu trực diện và “rắn” hơn với Trung Quốc, không để công hàm này “làm khó” mình.

1027 - Làm thế nào để đánh cho tàn phế một dân tộc?



Ngay từ lứa tuổi thiếu nhi, mọi học sinh dưới mái trường XHCN đều bị buộc phải hô khẩu hiệu “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng bác hồ vĩ đại, hãy sẵn sàng”. Đây là một câu khẩu hiệu thể hiện bản chất của CS, bản chất lợi dụng ngay sự ngây thơ con trẻ để phục vụ cho ý đồ chính trị.

1026 - Realtime PCR, đại hội đảng và đừng mơ bình minh!



Đặt scandal Realtime PCR bên cạnh Đại hội Đại biểu đảng toàn quốc lần thứ 13 sẽ diễn ra vào tháng giêng năm tới và vận mệnh của xứ sở, tương lai của dân tộc liệu có khập khiễng? Những dữ kiện được liệt kê bên dưới có thể hỗ trợ trong việc tìm câu trả lời…