Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

286 - Quy hoạch báo chí: Thay đổi về lượng chứ không thay đổi về phẩm

RFA 
Một sạp bán báo ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.
19 tổ chức hội Trung ương vừa hoàn thành quy hoạch báo chí, thực hiện theo Quyết định số 362, của Thủ tướng Việt Nam ban hành năm 2019, phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Cụ thể, 24 tổ chức hội trung ương phải chuyển đổi mô hình, sắp xếp cơ quan báo, tạp chí… Theo đó, mỗi tổ chức hội có 1 tạp chí.

285 - Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách bền vững, giảm lệ thuộc Trung Quốc

Người dân ở thủ đô Tehran, Iran đeo khẩu trang tại một bến xe buýt. Iran đang có tranh cãi về số người tử vong do dịch Covid-19
Người dân ở thủ đô Tehran, Iran đeo khẩu trang tại một bến xe buýt. Iran đang có tranh cãi về số người tử vong do dịch Covid-19
Nạn dịch virus corona hay Covid-19, tên gọi do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Sau đó do chính quyền che giấu thông tin mà lan nhanh ra toàn tỉnh Hồ Bắc và nhiều vùng lãnh thổ khác.

284 - Vì sao giảm lãi suất không cứu được nền kinh tế khỏi coronavirus?



Giá cổ phiếu đang lao dốc và mọi con mắt đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cơ quan được coi là chịu trách nhiệm duy trì tăng trưởng kinh tế. Tổng thống Trump phàn nàn trong tuần này rằng lãi suất quá cao. Các nhà đầu tư đang kêu gào đòi cắt giảm lãi suất.

283 - Tang lễ của hòa thượng Thích Quảng Độ, những điều bây giờ mới kể

Blog RFA - Tuấn Khanh
Trải qua 3 ngày, đám tang của hòa thượng Thích Quảng Độ có vẻ như đã diễn ra rất êm ả. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Những gì được ghi nhận suốt 3 ngày tang lễ tại chùa Từ Hiếu, cho đến tận khi tiễn đưa ngài ở Đài hóa thân tại Đa Phước, Bình Chánh là những điều bất ngờ cần phải được ghi lại. “Mưu hèn kế bẩn” – đó là lời tóm tắt được coi là đầy đủ nhất, từ một Phật tử đã ở bên cạnh kim quan của hòa thượng Thích Quảng Độ, khi chứng kiến tất cả. Nhưng vì mục đích là phải để tang lễ được suôn sẻ, hầu hết mọi người đều nhắc nhau im lặng, hành động im lặng.

282 - Thu hồi quốc tịch Hoa Kỳ

Darren Nguyen Ngoc Chuong, Esq.
Vào ngày 26 Tháng Hai, 2020, Bộ Tư Pháp (Department of Justice) đã công bố việc tạo ra một văn phòng dành riêng cho việc điều tra và khởi kiện thu hồi quốc tịch Hoa Kỳ. Văn phòng đó được gọi là “The Denaturalization Section.” Văn phòng Denaturalization sẽ tham gia các bộ phận hiện có trong văn phòng tố tụng di trú của bộ phận dân sự. Bộ Tư Pháp cho biết là họ muốn cho mọi người thấy sự cam kết của Bộ Tư Pháp trong việc mang lại công lý cho những kẻ khủng bố, tội phạm chiến tranh, tội phạm tình dục và những người nhập quốc tịch Hoa Kỳ bằng cách lừa đảo gian lận với chính phủ Hoa Kỳ.

281 - Rước chuyên gia từ vùng dịch về lo dự án… mắc dịch!

Bộ GT-VT đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cấp visa cho 100 chuyên gia Trung Quốc để tránh cho dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị đình trệ. Vì 100 thằng “chiên gia” tào lao này sang VN làm “cố vấn” bằng chiếu khán du lịch, nên không được trở lại VN (sau khi về TQ nghỉ Tết và dịch bùng phát).

280 - Đồng Tâm & Liên Hiệp Quốc

Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản! - Nguyễn Chí Thiện
Tuần qua, tôi đến Songkhla (địa danh cực Nam của Thái, giáp giới với Mã Lai) để tìm lại cố nhân. Khi phi cơ chao cánh, chuẩn bị đáp xuống phi trường Hat Yai, tôi chợt thấy Vịnh Thái Lan. Tự trời cao, nhìn những con tầu bé li ti bên dưới khiến tôi không khỏi trạnh lòng nhớ đến chiếc thuyền vượt biên mỏng mảnh của mình (vào mấy mươi năm trước) khi đang hoang mang giữa vùng biển lạ xa này.

279 - Việt Nam có đủ năng lực để đón 20000 người từ vùng dịch về “tránh dịch”?

Khu vực cách ly tại bệnh viện Công an Hà Nội
Khu vực cách ly tại bệnh viện Công an Hà Nội
Truyền thông trong nước hôm 27/2 loan tin số lượng người từ Hàn Quốc đổ về “tránh dịch” ngày càng đông nên hiện đang có tình trạng ùn ứ tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cho biết hiện lượng người về từ Hàn Quốc rất đông, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.500 người nhập cảnh qua Nội Bài, trong khi khả năng tiếp nhận của khu cách ly tập trung ở Hà Nội có hạn, dẫn đến việc quá tải ở sân bay và các cơ sở cách ly.

278 - Việt Nam “thoát” đi đâu?

TQ “tê liệt” vì viruscorona người ta mới thấy nền kinh tế thế giới bị “lệ thuộc” vào TQ như thế nào. Các ngành cơ khí, điện tử, dược phẩm, may mặc, giày dép v.v… của các quốc gia Âu, Á, Mỹ… đều bị “chới với”. Sản xuất đình trệ, công nhân phải tạm thời nghỉ việc, vì “dây chuyền cung ứng” về phụ tùng, nguyên liệu cần thiết cho quá trình hoạt động và sản xuất của xí nghiệp bị cắt đứt. Chứng khoán từ hai tuần nay “đỏ rực sàn”.
Thế giới có thể bước vào tình trạng khủng hoảng kinh tế ở bình diện rộng. Trong khi các quốc gia như Nhật, Nam Hàn, Iran, Ý… còn lâm vào “khủng hoảng y tế”. Người nhiễm bệnh liên tục được phát hiện, con số lên tới hàng ngàn, mà “nguồn bệnh”, tức “bệnh nhân zéro – bệnh nhân đầu tiên phát tán ra bệnh”, không (hay chưa) truy tìm ra được. Châu Âu đang lo ngại họa “đại dịch – pandemie”, tức bệnh dịch lan tràn đồng loạt trên nhiều vùng lãnh thổ, châu lục…
Điều “lạ” ở VN là con số người bệnh vẫn ở số 16, con số công bố từ nhều tuần trước. Đây là một hiện tượng “khoa học” cần được các khoa học gia để tâm. Bởi vì, nếu ta có xem các video clips quay ở các cửa khẩu vùng biên giới Việt-Trung, ta sẽ thấy một số lượng “khổng lồ” người TQ “tràn” qua VN, hình như để “tị nạn y tế”. Không phải vì bác sĩ (và y tá) VN “mát tay”, mà (có lẽ) vì thổ nhưỡng VN “có cái gì đó” khiến virus Covid-19 không thể lây qua người khác được.
Theo tôi thấy, lãnh đạo các nước tư bản giẫy chết người ta lấy quyết định qua những “con số dự báo” chính xác. Thí dụ vụ cúm Vũ hán. Hầu hết các quốc gia đều có chung phương pháp xử lý. Khi phát hiện một người bị bệnh, cả gia đình cũng như những người có tiếp xúc với người bệnh, đều bị “cách ly” để quan sát (và chữa trị nếu nhiễm bệnh). Một khu vực có hai hay 3 người bị bệnh lập tức cả khu phố bị “cách ly”. Một trường học có 1 học sinh bị bệnh, trường học đóng cửa…
Phương cách có vẻ “cực đoan” (nhất là ở TQ) vì khoa học gia đến nay vẫn “chưa biết gì” về viruscorona, ngoài một số dữ liệu cơ bản. Việc lây lan hiện nay đã đến hơn 52 quốc gia.
Vì không biết (hay chưa biết nhiều) về viruscorona do đó người ta thận trọng, không dám “sơ xuất”.
VN hiện nay có khả năng đến đâu trong việc “phát hiện” người bị nhiễm Covid-19? Tôi không tin là y tế VN có thể “kiểm tra”, lấy mẫu thử nghiệm Covid-19 dân chúng trên bình diện lớn. Nói chi tới các biện pháp “phòng ngừa”, hay ngăn chặn dịch lây lan ở các thành phố phức tạp, đông đúc dân cư.
Còn về kinh tế. Nghe các chuyên gia “khuyến cáo” VN nhân dịp này nên “cách ly” với TQ, “thoát Trung”, sao cho kinh tế VN bớt lệ thuộc vào TQ.
Theo tôi thấy, chuyên gia kinh tế các quốc gia tiên tiến cũng có ý nghĩ y chang như vậy. Họ cũng cảnh báo phải “hồi hương” các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ của quốc gia họ đã chuyển qua TQ từ nhiều thập niên trước.
VN có thể “hồi hương” cái gì từ TQ? VN không có cái gì để “hồi hương” từ TQ cả!
Các xí nghiệp Âu, Mỹ… nếu rút bỏ TQ, vì lý do y tế, thì họ cũng không đến VN (hay các quốc gia kế cận).
Còn nếu tài phiệt Âu, Mỹ rút bỏ TQ vì lý do “chính trị” hay vì “chiến tranh kinh tế với Mỹ”, thì họ cũng không “mặn mà” với VN.
Bởi vì VN “rập khuôn” mô hình chính trị (và kinh tế) TQ. Nếu Mỹ “đánh” TQ thì trước sau gì Mỹ cũng sẽ “đánh” VN.
Điều VN cần thay đổi là “mô hình chính trị”.
VN không thể “thoát Trung” đi đâu hết cả. Các quốc gia Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, (thậm chí Hong Kong)… họ không thể “thoát” đi đâu hết. Cách đây khá lâu tôi có bàn về việc “thoát Trung”. Thoát là thoát về “ý thức hệ”, về “mô hình chính trị”… chớ không thể thoát về địa lý, về văn hóa, về “pha trộn” giữa các nền văn minh Trung hoa, Ấn độ, Pháp, Mỹ, Nga v.v…
Lý ra, với vị trí địa lý là trung tâm “hội tụ giữa các nền văn minh”, từ Trung hoa, Ấn độ, Pháp, Mỹ, Nga…, tất cả đều là các nền “văn minh rực rỡ”. VN lại tự mình “tụt hậu”, tự mình cô lập và “chôn vùi” xác thân và tư tưởng trong thùng rác của nhân loại…

277 - Chính sách của WTO và ‘hộ nghèo’ ở Việt Nam


Nhiều bà vợ của lãnh đạo xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, “đi lạc” vào sổ “hộ nghèo” của người dân để trục lợi. (Hình: Phúc Tuấn/Giao Thông)

Ngày 10 Tháng Hai, 2020, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa một loạt nước ra khỏi danh sách các quốc gia đang được hưởng quy chế các nước đang phát triển. Trong danh sách này có hơn 20 quốc gia trong đó có Việt Nam, đứng đầu là Trung Quốc.

276 - Giáo dục ‘chiến thắng’ tạo thói dữ dằn trong xã hội VN?

Việt Nam
Ngắm thử súng trường bắn tỉa do Nga sản xuất trong một Hội chợ triển lãm quốc phòng và an ninh Việt Nam 2019 tại Hà Nội (Hình có tính chất minh họa)

Chẳng phải đến khi báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2020 đăng bài "Người Việt kém văn minh trên mạng?", cùng chỉ số thật đáng xấu hổ, rằng "Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet", nhu cầu cần bàn bạc thẳng thắn về những cái xấu của người Việt mình mới được đặt ra.

275 - Tháng 3

Cách nay 45 năm, 1975, cũng vào tháng 3, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, chiến tranh ý thức hệ đi tới chặng chót, và kết thúc vào cuối tháng 4. Trên thế giới, không phải chỉ có An Nam nồi da xáo thịt, củi đậu nấu hạt đậu. Nước Mỹ cũng từng phải chiến tranh nam bắc chết biết bao người rồi mới thống nhất.

274 - Virus corona: Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc





Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hãn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020. China Daily via REUTERS
Con virus corona đang dạy cho những bài học đích đáng về việc để các mặt hàng thiết yếu phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng ý định ra đi đang sôi sục, và hiện tượng này sẽ vẽ lại bản đồ chuỗi cung ứng ở châu Á.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

273 - Trung Quốc đã phạm sai lầm gì khi để bùng phát dịch bệnh?



                   Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là nơi bùng phát dịch Covid-19

Sự kiểm soát chặt chẽ thông tin của Đảng Cộng sản Cộng sản Trung Quốc cũng như nỗi quan ngại quá mức về mất ổn định xã hội là những nguyên nhân chính khiến cho dịch bệnh Covid-19 đã không được kiềm chế ngay từ đầu, theo nhận định của các học giả nghiên cứu về chính trị Trung Quốc.

272 - Vì sao Việt Nam bỏ lỡ nhiều thời cơ

Nguyễn Đình Cống
Điều kiện để thành công lớn là có đủ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Thời cơ thuộc Thiên thời. Có thời cơ cho cá nhân và thời cơ cho dân tộc. Có nhiều nhận xét rằng, trong thời gian trên dưới trăm năm gần đây Việt Nam chúng ta đã bỏ lỡ nhiều thời cơ quý giá để dân chủ hóa và phát triển đất nước. Nhiều người đã kể ra các thời cơ đó, nhưng chưa thấy ai phân tích nguyên nhân. Tôi cố gắng làm việc này, mong có thể gợi ý cho những ai quan tâm và mong nhận được phản biện của các bậc thức giả.

271 - Sống thuận theo tự nhiên: Đời người có được cũng có mất


Trên thế gian này, hết thảy sự tình đều là có cái được và có cái mất. Được mất thể hiện rõ ở rất nhiều phương diện trong cuộc sống. Ví như, tình yêu có thể đem đến cho con người niềm vui nhưng nó cũng khiến người ta đau khổ, tiền tài có thể cho con người sự hưởng thụ nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến người ta phiền não, thành công có thể đem đến cho người ta hạnh phúc nhưng nỗi đau thống khổ của sự thất bại cũng khiến người ta khó lòng chịu đựng được.

270 - Ký ức nghề trồng mía làm đường ở làng Bàn Lãnh xưa


Không biết từ bao giờ người làng Bàn Lãnh (Điên Bàn, Quảng Nam) đã biết trồng mía, làm đường tán, đường mật, đường muống… và đã truyền từ đời này sang đời khác. Tùy theo thổ nhưỡng thời tiết mà ông, cha ta ngày xưa làm lụng suốt bốn mùa, quanh năm không ngơi nghỉ:


Tháng giêng thì lúa xanh già,
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng,
Tháng tư cuốc đất trồng lang,
Tháng năm cày cấy tiếng nàng quay tơ.

269 - Cùng với thời hậu đại dịch COVID-19 sẽ còn là thời hậu sự thật của nó


Hiện nay hãy còn quá sớm để nói đến thời hậu đại dịch COVID-19, bởi lẽ SARS COVID-19 hiện còn đang ngấp nghé có thể trở thành đại dịch toàn cầu (pandemic) hay không? Và nếu con người bất lực để cho pandemic này xảy ra, chưa ai nói được thế giới chúng ta đang sống hôm nay sẽ là gì. Song tư duy để chuẩn bị cho phía trước thì không được phép chờ đợi. Chức năng của tư duy cũng có nhiệm vụ như vậy.

268 - Trung Quốc sẽ dân chủ hoá trong thập niên tới? Tại sao không?


Sau nhiều thập kỉ thành công ấn tượng về mọi mặt, Trung Quốc đang đứng trước những dấu hiệu suy thoái. Kinh tế đình trệ, tham nhũng tràn lan, chia rẽ trong nội bộ giới cầm quyền – tất cả dẫn đến nhiều dự đoán về một tương lai chính trị khác cho quốc gia này. Một trong những dự đoán đó là “người anh lớn” của chế độ cộng sản sẽ dân chủ hoá trong thời gian sắp tới.

267 - Tổng Bí thư nghĩ sao về Tô Lâm?

Trương Đa
Vụ án Mobifone mua AVG, Tô Lâm đã dính quá sâu, có thể nói nhân vật thứ 2 quyết định nên chuyện lung tung của vụ án là Tô Lâm. Nguyễn Bắc Son nói đúng, nếu không có Tô Lâm ký cho dự án, ký đồng ý giá 9.000 tỷ, ký không cho bán nước ngoài và ký xếp hồ sơ vào loại Mật. Mật để báo chí không moi ra được, Mật để cán bộ Mobifone không được xem xét, không được phản biện. Văn bản còn sờ sờ ra đó.

266 - Nhà vận động Greta Thunberg nói với giới trẻ Anh: 'Thế giới đang bốc cháy'

BBC 

Greta Thunberg


Nhà vận động 17 tuổi Greta Thunberg, người Thụy Điển nói tại Bristol trong cuộc biểu tình và bãi khóa vì môi trường rằng 'Thế giới này đang bốc cháy'. Chừng 20 nghìn người, gồm nhiều thanh thiếu niên Anh bỏ học đi biểu tình đã đội mưa đi nghe Greta Thunberg.

265 - Con đường cho Việt Nam không phải là tham gia vào Một vành đai, Một con đường

Thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới mà ở đó, những con rồng châu Á như Hàn Quốc, hay nền kinh tế quy mô thứ hai thế giới như Trung Quốc đang phải chịu những tổn thất nặng nề, kéo theo đó là hàng loạt nền kinh tế khác sẽ phải đối diện với những thiệt hại khó có thể lường trước. Đây sẽ là cuộc khủng hoảng kinh tế mang tên Coronavirus.
Tại Việt Nam, Coronavirus tác động tiêu cực với mức độ nặng nề lên nền kinh tế. Đó là ngành du lịch với sự sụt giảm du khách khi hai thị trường lớn là Trung Quốc, Hàn Quốc bị vỡ trận virus, chưa kể các ngành sản xuất thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, xuất khẩu gặp khó khăn về đầu ra…
Tuy nhiên, một thông tin tích cực là Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), sau khi tiến hành rà soát, đã không đưa Việt Nam vào danh sách cảnh báo về các quốc gia, điểm đến có nguy cơ lây nhiễm Coronavirus.
Đây là kết quả tích cực sau những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, trong đó gồm cả việc dừng các hoạt động lễ hội, hạn chế hội họp đông người, cách ly, khoanh vùng những đối tượng có nguy cơ, dừng các đường bay với vùng dịch, cho học sinh, sinh viên nghỉ học…
Việc CDC đưa Việt Nam ra khỏi dành sách cảnh báo, nếu Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch biết tận dụng có thể giúp ngành du lịch khai thác được lượng khách quốc tế lẽ ra sẽ đến các thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, hay Nhật Bản…
Thế giới đang khủng hoảng và Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó. Đối diện với nó, đây là lúc Chính phủ cần có chương trình hành động giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, có đủ khả năng khai thác được những lợi ích mà EVFTA mang lại, biến khu vực EU trở thành thị trường đối trọng, giúp Việt Nam hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tận dụng EVFTA, phát triển quan hệ kinh tế, thương mại toàn diện với EU không chỉ là giải pháp cho Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Coronavirus, mà đây là con đường Việt Nam buộc phải đi cho một tương lai xa hơn.
Đây cũng là lúc Chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Công thương, sau thành công trong đàm phán và ký kết được hiệp định thương mại với EU, phải bắt tay vào một hành trình mới, đó là vận động cho một FTA (hiệp định thương mại) song phương với Mỹ.
Con đường cho Việt Nam không phải là tham gia vào Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc, để trở thành một gạch nối trên con đường mà Trung Quốc vẽ ra nhằm hiện thực hoá “Trung Hoa mộng” của Tập Cận Bình.
Con đường cho Việt Nam phải là Mỹ, là châu Âu, là những quốc gia tiến bộ, văn minh và thịnh vượng.
Đây là tấm vé cuối cùng?

264 - Đảng đã trở thành giai cấp bóc lột công nhân

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Biểu tình đòi quyền lợi của công nhân giờ đa phần là... tự phát.
Những năm gần đây, công nhân ở các nhà máy, công xưởng tại Việt Nam tổ chức nhiều cuộc đình công và biểu tình. Những cuộc đình công, biểu tình của công nhân nhiều nhà máy từ khắp trong Nam ra ngoài Bắc nổ ra ngày càng nhiều.

263 - Chửi Hàn và Hàn chửi




Sự kiện 20 công dân Nam Hàn bị cách ly khi bay từ Daegu đến Đà Nẵng hôm 24 tháng 2 đã khơi dậy một cuộc tranh luận dữ dội giữa nhiều người Nam Hàn và người Việt trên Twitter. Trong khi nhiều người sử dụng mạng xã hội phía Nam Hàn chỉ trích việc hệ thống công quyền Việt Nam đối xử thiếu tử tế đối với đồng bào của họ, địa điểm cách ly thiếu vệ sinh,… thì những người sử dụng mạng xã hội phía Việt Nam phê phán thái độ ngang ngược, thiếu hiểu biết của 20 công dân Nam Hàn (kháng cự yêu cầu cách ly để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, đưa ra nhiều đòi hỏi vô lý trong chuyện ăn, ở) và tường thuật sai sự thật về cách đối xử của hệ thống công quyền Việt Nam…

262 - Ông Phúc, ông Huệ, ông Nhạ, ông Dũng…


Ông Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ VN Mai Tiến Dũng. Ảnh: Zing

Cho đến thời điểm này, thông tin 16/16 ca bệnh Covid-19 đã khỏi, Việt Nam không có dịch vẫn không tránh khỏi sự hồ nghi trong chính nhân dân. Tôi nghĩ rằng một hệ thống chính trị nếu vì dân cũng không có gì phải “tự ái” vì điều đó.

261 - Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)



Các ưu tiên lúc này
Đó chính là tình thế của Washington vào lúc này. Mỹ đã cho thấy họ sẵn sàng và đủ khả năng áp dụng cách tiếp cận đua tranh hơn trước các đối thủ, cả về mặt quân sự, kinh tế, và ngoại giao. Trong nước, quá trình điều chỉnh trên nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng cao hơn cả mong đợi; lập trường cứng rắn của chính quyền với Trung Quốc được hậu thuẫn bởi hầu hết các nghị sĩ, cả Dân chủ và Cộng hòa.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

260 - Không thể “chống dịch” bằng tư duy “chống giặc”




Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “chống dịch như chống giặc”, ta tất nhiên hiểu “giặc” ở đây là các con virus vi khuẩn gây bệnh, chứ không phải người bị nhiễm bệnh. Vấn đề ở chỗ, ai thấy được các con vi sinh vật gây bệnh đó để chống?

259 - Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc



Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang phấn đấu trở thành lực lượng thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan và các tranh chấp quốc tế ở Biển Đông.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực khiến cho quân đội nước này trở nên hùng mạnh, hiệu quả và tiến bộ hơn về công nghệ để trở thành lực lượng hàng đầu trong vòng 30 năm tới. Với ngân sách tăng vọt trong thập kỷ qua, PLA đã được xếp vào hàng ngũ các quân đội hàng đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có trí tuệ nhân tạo và tên lửa đạn đạo chống hạm.

258 - Rủi ro đại dịch toàn cầu


Cổ phiếu Trung Quốc xuống dốc sau Tết Nguyên Đán.
Cổ phiếu Trung Quốc xuống dốc sau Tết Nguyên Đán.AFP


Dịch bệnh xuất phát từ thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc đã trở thành một vấn đề quốc tế với hơn tám vạn ca nhiễm bệnh và hơn hai ngàn 700 người thiệt mạng, đa số tại Trung Quốc. Nhưng dịch bệnh do vi khuẩn được tổ chức Y tế Quốc tế WHO đặt tên là “COVID-19”, hay được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC đặt tên là “SARS-CoV-2” lại lan qua 41 quốc gia và khu vực khác ngoài Trung Quốc nên có thể dẫn tới một đại dịch toàn cầu. Hậu quả sẽ là những gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây qua bài phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Hậu quả kinh tế lan rộng

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, từ đầu Tháng 12 năm ngoái cho tới nay là cuối Tháng Hai, thế giới có ba mối lo chồng chất. Đó là tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, với dữ kiện khó tin vì cứ đổi thay của nhà chức trách; thứ hai là sự lây lan dịch bệnh tại nhiều quốc gia ngoài trung Quốc khiến người ta nói đến nguy cơ “đại dịch toàn cầu”, hay “global pandemic”. Và mối lo thứ ba chính là hậu quả kinh tế lan rộng cho các nước trên thế giới. Ông nghĩ sao về các chuyện ấy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ ta có ít ra sáu mối lo chồng chất trong nhiều vòng xoắn thắt khó gỡ: Thứ nhất, trong vạn năm qua, nhất là từ hai thế kỷ gần đây, khoa học kỹ thuật của con người đã có nhiều tiến bộ, mà vẫn không thể giải quyết mọi dịch bệnh, mươi năm lại xảy ra vài lần. Mỗi lần như vậy, giới khoa học chuyên về dịch tễ lại tìm hiểu và trao đổi thông tin để tìm giải pháp chữa chạy và chủng ngừa trong khi con người lại hốt hoảng lo sợ vì cái chết, là điều dễ hiểu.
- Thứ hai, lần này dịch bệnh lại xuất phát từ Trung Quốc nữa, với thói che giấu thông tin và không nói thật về số nhiễm bệnh hay tử vong nên các nước càng e ngại. Khi thông tin chính thức thiếu khả tín thì lời đồn được coi là tin thật, nên sự hốt hoảng càng lan rộng.
- Thứ ba, sau ba tháng lây lan tại Trung Quốc, từ đầu Tháng 12 năm ngoái, tình hình trở thành nguy ngập hơn vì dịch bệnh lại tràn lan ngoài lãnh thổ Trung Quốc vào các lục địa và 40 quốc gia hay khu vực khác. Hôm Thứ Ba 25, lần đầu tiên số người nhiễm bệnh ngoài Trung Quốc lại vượt qua số nội địa. Vì vậy, người ta sợ dịch bệnh từ Vũ Hán sẽ là “đại dịch toàn cầu”, hay “global pandemic”, do lây qua người chưa đến Trung Quốc hay lâm bệnh tại Vũ Hán, như Iran hay Brazil là các nước chưa có hệ thống dịch tễ hiện đại bằng Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan….
- Thứ tư, vì kinh tế Trung Quốc có sản lượng thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ, lại tham gia vào “chuỗi cung ứng toàn cầu”, nên dịch bệnh tại đây gây lo ngại cho các doanh nhiệp nội địa lẫn quốc tế. Hậu quả là luồng sản xuất, kỹ nghệ du lịch và vận chuyển của thế giới đều bị thiệt hại - nặng nhất là kinh tế Trung Quốc. Chúng ta chưa biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu nhưng các thị trường Á, Âu rồi Mỹ đều chờ tin xấu cho nên tuột giá trong nhiều ngày liền của tuần này.
- Thứ năm, lãnh đạo Bắc Kinh đang ở vào hoàn cảnh “lưỡng nan”, hai ngả đều khó, là từ bỏ chế độ cách ly và gián đoạn lưu thông để cứu kinh tế hay cứu người? Thành thử dịch bệnh đang thách đố hệ thống kinh tế chính trị của Trung Quốc và vị trí lãnh tụ tối cao của Tổng bí thư Tập Cận Bình. Vòng xoắn này mới là éo le nhất.
- Thứ sáu, nhìn về dài, tôi còn nghĩ dịch bệnh Vũ Hán sẽ đảo lộn toan tính kinh doanh của thế giới. Khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc với sự tan rã của Liên bang Xô viết, người ta tưởng thế giới sẽ tìến vào hình thái “toàn cầu hóa”, là các nước tự do giao dịch với nhau và mở ra kỷ nguyên hội nhập để một sản phẩm tiêu thụ có phần đóng góp của cả trăm doanh nghiệp từ cả chục nước, trong cái gọi là “chuỗi cung ứng toàn cầu” hay “global supply chain”, với giá rẻ nhất. Nào ngờ, dịch bệnh Vũ Hán phá vỡ sự lạc quan đó, như tại Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, chưa nói tới nỗi bất trắc tại Liên Hiệp Âu Châu sau khi Vương quốc Anh Thống nhất rút khỏi tổ chức này. Vì vậy, sau trào lưu “toàn cầu hóa”, chúng ta có thể thấy xuất hiện một xu hướng trái ngược, xin tạm gọi là “nhất thể hóa” là quốc gia nào cũng cố sản xuất lấy phần lớn hàng hóa và dịch vụ cho mình thay vì trông cậy hay hợp tác với các nước khác. Tiến bộ về khoa học kỹ thuật, về “thuật lý” là “technology”, trí thông minh nhân tạo hay nghệ thuật sản xuất qua không gian ba chiều gọi là 3-D sẽ càng thúc đẩy trào lưu đó. Đấy là một thiệt hại cho các nước đang phát triển, mà đứng đầu vẫn là… Trung Quốc đông dân nhất!

Kinh tế thế giới sẽ suy trầm?

Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, dù sao kinh tế của Trung Quốc cũng đóng góp tới một phần ba cho đà tăng trưởng sản xuất của thế giới trong năm 2019. Nếu dịch bệnh tại Trung Quốc lại nghiêm trọng đến như vậy thì tình hình sẽ ra sao?
 Các thị trường tài chính Mỹ lại tiếp tục sụt giá vào ngày 27 tháng 2 (Ảnh minh họa)
Các thị trường tài chính Mỹ lại tiếp tục sụt giá vào ngày 27 tháng 2 (Ảnh minh họa) AFP
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta thật ra chưa thể biết mà chỉ dự đoán thôi và tôi nghĩ là nhiều phần sẽ đoán sai! Thứ nhất, chưa ai biết sự thể sẽ nghiêm trọng tới độ nào và thứ hai là sẽ kéo dài bao lâu. Giới chuyên gia kinh tế, như thuộc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF trong khóa họp tuần qua của Nhóm G-20 tại Saudi Arabia thì cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ chóng phục hồi trong năm 2020 này, đà tăng trưởng của họ vẫn đạt 6% so với 3,3% của toàn cầu, nhưng Ngân hàng Thế giới lại dự báo một đà tăng trưởng toàn cầu thấp hơn, chỉ ở khoảng 2,5% mà thôi.
- Lý do là họ đo đếm từ các số liệu của trận dịch Viêm Phổi Cấp Tính SARS xảy ra tại Quảng Đông cách nay 17 năm. Khi đó, đà tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc mất hai điểm bách phân là 2%, nhưng phục hồi nhanh và thiệt hại chỉ ở khoảng 55 tỷ đô la. Tuy nhiên, tình hình ngày nay đã khác vì kinh tế Trung Quốc đã giàu hơn thời 2002-2003, từ 4% Tổng sản lượng toàn cầu, nay đã lên tới 17%  và họ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều nền kinh tế khác, như các nước Á Châu là Nhật Bản, Nam Hàn hay cả Việt Nam cần tới 40% sản phẩm bán chế đến từ Trung Quốc. Ngày nay, các sản phẩm đó hết còn nữa, ít nhất là trong vài tháng, nên tình hình không thể như trước và ngoài tổn thất nhân mạng vì dịch bệnh, các nước còn bị tổn thất kinh tế mà chưa ai có thể đếm ra được.
- Một nước Tây phương bị thiệt hại nhất vì nền kinh tế quá lệ thuộc vào việc xuất khẩu, kể cả xuất khẩu giáo dục là đào tạo sinh viên cho thị trường Trung Quốc chính là nước Úc. Vụ khủng hoảng về dịch bệnh này có thể khiến Úc phải đa diện hóa thị trường xuất cảng, như với Indonesia, Ấn Độ và Âu Châu, để thoát khỏi ảnh hưởng quá bất lợi đến từ Trung Quốc.
Nguyên Lam: Trở lại với trường hợp Hoa Kỳ, tối Thứ Tư 26, giờ miền Đông Hoa Kỳ, sau khi thảo luận với ban đặc nhiệm về sức khỏe, Tổng thống Donald Trump có cuộc họp báo để trấn an dư luận rằng không nên sợ hãi dịch bệnh lây lan vì nước Mỹ có khả năng kiểm soát được tình hình và mức độ rủi ro vẫn còn thấp. Tuy nhiên, lời trấn an có vẻ thiếu công hiệu vì hôm sau, các thị trường tài chính của Mỹ lại tiếp tục sụt giá nặng. Theo như ông nhận xét thì liệu kinh tế thế giới có bị suy trầm vì dịch bệnh này hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ông Trump không thuyết phục được thị trường. Người ta lo rằng dịch bệnh đã lan ra quá nhiều quốc gia chứ hết còn là một vấn đề của riêng Trung Quốc. Việc Nhật Bản cho đóng cửa các trường trung tiểu học trong suốt Tháng Ba cũng là yếu tố đáng ngại. Vì vậy, chuỗi cung ứng giữa các nước đang bị tê liệt, và nếu đà tăng trưởng toàn cầu chỉ còn là 2,5% như Ngân hàng Thế giới dự báo cho năm nay thì quả thật là kinh tế toàn cầu đang trôi vào suy trầm.
- Theo định nghĩa, suy trầm là khi đà tăng trưởng sút giảm trong hai quý liền, nên người ta chỉ biết sau sáu tháng, nhưng các thị trường đều có dấu hiệu hốt hoảng và mất giá liên tục trong sáu ngày liền, phân lời trái phiếu dài hạn cũng sụt tới mức đáng lo. Nhưng đáng lo hơn vậy là lãi suất của các nền kinh tế Âu Mỹ Nhật nói chung đều quá thấp nên nếu kinh tế bị suy trầm thì biện pháp kích thích sản xuất bằng hạ lãi suất cũng có giới hạn. Sau cùng, ta phải kết luận rằng trường hợp đại dịch toàn cầu đang xảy ra trước mắt chúng ta.
Nguyên Lam: Tuy nhiên, nếu nhìn trong trường kỳ thì biến cố này lại khiến các nước quan niệm lại về chuỗi cung ứng của Trung Quốc, như ông có nói hồi nãy. Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đấy là nỗi lo chồng chất thứ sáu tôi trình bày ở trên. Trung Quốc đã không giải quyết nổi một vấn đề y tế xã hội nên sẽ lãnh hậu quả kinh tế nặng nhất và các nước còn lại không thể trông cậy vào việc giao dịch với nền kinh tế này như xưa. Chúng ta cần thời gian, ít ra là sáu tháng, để kiểm nghiệm lại sự thay đổi này.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.

257 - Thế giới hôm nay: 27/02/2020



Giờ đây có nhiều ca nhiễm covid-19 mới được ghi nhận bên ngoài hơn là bên trong Trung Quốc, theo WHO. Hàn Quốc là ổ dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc, với hơn 1.200 trường hợp được xác nhận. Các ca nhiễm mới cũng đã được xác định tại ít nhất năm quốc gia châu Âu, hầu hết trong số họ có liên quan với ổ dịch ở Ý. Brazil có ca nhiễm đầu tiên ở Mỹ Latinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh báo rằng virus có thể trở thành đại dịch.
Sau 15 năm phụ trách Walt Disney Company, Bob Iger bất ngờ từ chức để nhường ghế cho Bob Chapek, người đứng đầu mảng công viên chủ đề của hãng. Giới phân tích từng cho rằng vị trí này sẽ vào tay một người quen thuộc hơn với những mảng kinh doanh mới của Disney, chẳng hạn như dịch vụ phát trực tuyến. Ông Iger sẽ tiếp tục làm chủ tịch điều hành cho đến cuối năm 2021.
Bảy ứng viên cho đề cử tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ đã tranh luận trước cuộc bầu cử sơ bộ Nam Carolina. Trọng tâm cuộc tranh luận xoay quanh hai người đàn ông rất khác nhau: Bernie Sanders, người đang dẫn đầu và là nhà dân chủ xã hội tự phong, và Mike Bloomberg, tỷ phú truyền thông bị đánh tơi tả sau cuộc tranh luận tuần trước. Joe Biden, một người trung dung và cựu phó tổng thống, đang trông chờ vào một chiến thắng ở bang này để tiếp tục cuộc đua.
Thị trưởng Delhi kêu gọi quân đội giúp giữ trật tự sau một loạt các sự cố bạo lực giữa các cộng đồng khác nhau xoay quanh luật quốc tịch của nước này. Số người chết đã tăng lên ít nhất 27 trong các cuộc đụng độ về dự luật, vốn ngăn trở người Hồi giáo sống ở các nước láng giềng của Ấn Độ trở thành công dân Ấn. Sonia Gandhi, một lãnh đạo phe đối lập, kêu gọi bộ trưởng nội vụ Amit Shah từ chức.
Rio Tinto tiết lộ lợi nhuận năm cao nhất trong tám năm, vì giá quặng sắt tăng. Gã khổng lồ Anh-Mỹ này, một trong những công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới, đạt doanh thu toàn tập đoàn 43,1 tỷ đô la, tăng so với mức 40,5 tỷ đô la năm ngoái. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng giá nguyên liệu thô giảm do sự lây lan của covid-19 sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận trong năm nay.
Ethiopia yêu cầu Mỹ hoãn các cuộc đàm phán sắp tới về dự án Đập Nile Xanh dự kiến tổ chức tại Washington, DC. Dự án thủy điện đã gây ra tranh cãi ngoại giao kéo dài giữa Ethiopia và hai nước ở hạ lưu, Sudan và Ai Cập. Hầu hết các vấn đề đã được giải quyết nhưng những khúc mắc cuối cùng dự kiến cuối tháng này mới được tháo gỡ. Ethiopia không giải thích lý do tại sao họ yêu cầu hoãn.
Tòa án hiến pháp Đức vừa bác bỏ một đạo luật từ năm 2015 cấm trợ tử . Các nhà thờ lớn của Đức phản đối quyết liệt việc trợ tử, điều vẫn còn dư âm ở nước này xuất phát từ thuyết ưu sinh của chế độ Đức Quốc xã. Nhưng các bác sĩ chăm sóc người bệnh đã thách thức lệnh cấm này khi họ chứng kiến các bệnh nhân bệnh nan y phải đến các nước láng giềng để được trợ tử.
TIÊU ĐIỂM
Kinh tế Hàn Quốc giữa tâm dịch
Nền kinh tế Hàn Quốc từng được dự kiến sẽ tăng trưởng tốt trong năm nay nhờ vào nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ cao của nước này và căng thẳng thương mại toàn cầu xuống thang. Nhưng niềm tin của người tiêu dùng đã giảm khi coronavirus lan rộng. Chẳng hạn, số lượng người đi xem phim từ ngày 17 đến 23 tháng 2 đã giảm 57% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 1.500 công nhân của Samsung Electronics đã tự cách ly sau khi một người được xác nhận nhiễm covid-19.
Chính phủ tả khuynh do Tổng thống Moon Jae-in đứng đầu dự kiến sẽ công bố các khoản chi tiêu mới trị giá hơn 10 nghìn tỷ won (khoảng 8,2 tỷ đô la) nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Và Ngân hàng Hàn Quốc, ngân hàng trung ương của nước này, hôm nay dự kiến sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống 1%, mức thấp kỷ lục. Đó không phải là cách duy nhất họ dùng để chống lại virus. Thay vì công bố quyết định của mình trong một cuộc họp báo chật cứng người gây nguy cơ lây nhiễm, họ sẽ tổ chức một hội thảo trực tuyến trên Youtube và Facebook.
Đấu đá chính trị ở Bangladesh
Hôm nay, một tòa án ở thủ đô Dhaka sẽ tuyên bố liệu Khaleda Zia, lãnh đạo Đảng Quốc gia Bangladesh đối lập, có được tại ngoại hay không. Một hội đồng y tế đã xác định rằng bà Zia, 74 tuổi, đang ở trong “tình trạng tê liệt” và cần được điều trị tốt hơn vì bệnh thấp khớp. Gia đình bà cho biết bà không nói một lời nào khi họ đến thăm vào ngày 21 tháng 2.
Cựu thủ tướng đã bị kết án 17 năm tù vào năm 2018 vì lạm dụng tiền từ một quỹ ủy thác được thành lập để tưởng nhớ Ziaur Rahman, chồng bà, người đã bị ám sát khi làm tổng thống năm 1981. Đảng của bà Zia đã mất quyền lực từ năm 2006 và giờ đây không có nghị sĩ nào. Sheikh Hasina, nữ thủ tướng đương chức 72 tuổi, nói rằng đối thủ lâu năm của bà đang được hưởng “những cơ sở [vật chất] mà một vị vua thường có”. Dường như mối hận thù cay đắng giữa hai người phụ nữ, những người đã thống trị chính trị Bangladesh kể từ năm 1991, sẽ chỉ kết thúc khi họ qua đời.
Bob Iger không còn điều hành Disney
Giờ đây, ý nguyện của Bob Iger đã hoàn thành, người kế nhiệm ông trong cương vị giám đốc điều hành sẽ là Bob Chapek, với nhiệm vụ gần như bất khả đó là nối tiếp ông Iger. Đó không chỉ là vì ông Iger rất được kính trọng, mà còn bởi vì Disney đang ở giữa giai đoạn chuyển đổi mô hình kinh doanh nhiều thách thức nhất trong lịch sử: từ một nhà sản xuất nội dung thành nhà phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng.
Việc ra mắt các dịch vụ phát trực tuyến giống Netflix đã thể hiện rất tốt. Nhưng Disney bước vào một thị trường khốc liệt và phải nổi lên như một trong số ít những kẻ thắng cuộc để tiến lên. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, ông Chapek có vẻ không phù hợp với công việc. Ông được biết đến như một nhà quản lý nồng hậu và tài năng, nhưng không phải là một người có tầm nhìn. Tuy nhiên, Disney là công ty phức tạp nhất của ngành truyền thông, và ông Chapek có lẽ hiểu rõ điều đó hơn bất kỳ ai, trừ ông Iger. Kế nhiệm Iger có thể chỉ là công việc dành cho người hiểu công ty nhất.
AB InBev chuẩn bị công bố thu nhập
Gã khổng lồ sản xuất bia khởi đầu năm 2019 trong tình trạng thiếu tiền mặt. Hôm nay, báo cáo thu nhập cả năm của sẽ tiết lộ số tiền họ đã kiếm được. AB InBev đã phải gánh khoản nợ hơn 100 tỷ đô la để mua lại đối thủ SABMiller vào năm 2016. Kể từ đó, công ty đã mất thị phần vào tay các nhà sản xuất bia thủ công ở Mỹ và phải vật lộn ở các thị trường mới nổi, khiến việc trả nợ khó khăn hơn.
Để giảm sức ép, công ty đã huy động 5 tỷ đô la nhờ đưa bộ phận kinh doanh ở châu Á của mình lên sàn chứng khoán Hồng Kông vào tháng 9 năm ngoái. Những nỗ lực của họ để bán hết tài sản ở Úc, trị giá 11 tỷ đô la, cho nhà sản xuất bia Nhật Bản Asahi, đã không thành công; các cơ quan quản lý cạnh tranh của Úc đang trì hoãn thỏa thuận. AB InBev có thể sẽ báo cáo rằng họ vẫn còn một chặng đường dài trước khi kiểm soát được khoản nợ. Về phần mình, Felipe Dutra, giám đốc tài chính lâu nay của công ty, đã chịu đựng quá đủ với đống nợ này – ông tuyên bố nghỉ hưu hồi đầu tháng.
Tổng thống Pháp Macron thăm Ý
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, cùng với các thành viên nội các của ông, sẽ chào đón tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Napoli hôm nay để hội đàm. Họ sẽ cố gắng khôi phục lại chút ấm áp cho mối quan hệ giữa hai nước. Năm ngoái, mối quan hệ giữa ông Macron và chính phủ trước đó của ông Conte, liên minh dân túy giữa Liên minh phương Bắc cực hữu và Phong trào Năm sao (M5S), đã trở nên căng thẳng đến mức Pháp rút đại sứ khỏi Rome.
Kể từ khi M5S liên minh với Đảng Dân chủ trung tả, mối quan hệ đã được cải thiện. Nhưng một lý do khiến ông Macron mất bình tĩnh là cuộc họp của phó thủ tướng Luigi Di Maio của M5S với đại diện của các gilets jaunes (phe biểu tình “áo khoác vàng” ở Pháp), những người đe dọa tiến hành biểu tình bạo lực để lật đổ tổng thống. Ông Di Maio, hiện là bộ trưởng ngoại giao, sẽ có mặt tại Napoli. Không nghi ngờ gì nữa, lần này ông sẽ hành xử cẩn thận hơn.

256 - Sài Gòn xưa: Tân Định của tôi

Bích Vân


Chả hiểu tại sao, nhưng hễ cứ nghe ai nhắc hoặc nói đến hai chữ Tân Định là tôi lại thấy lòng nao nao, xúc động một cách kỳ lạ. Không kềm được. Chỉ mới nghe đến hai chữ Tân Định không thôi là đã thấy cả một quãng đời thơ ấu thần tiên như hiện ra trước mắt với biết bao kỷ niệm vui buồn thân yêu, cả một thời mới lớn vô tư đầy mơ với mộng, và cũng cả …một thời “đổi đời” khốn đốn chật vật lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cái ăn, cái mặc…

255 - Đầu cơ khẩu trang

Báo Sạch
Đây là số khẩu trang mà bác sĩ Phạm Hữu Quốc – Giám đốc bệnh viện đa khoa Gò Vấp (TP.HCM) “thu gom” để giao cho một khách hàng.

Bước đầu, khách chuyển tiền đặt cọc cho bác sĩ Quốc khoảng 6 tỷ đồng (dự kiến số tiền mua khẩu trang hơn 2 triệu đô la). Bác sĩ Quốc hứa với khách hàng là 11 (triệu đồng)/thùng. Hai bên bàn bạc sẽ mua khoảng 20.000 thùng khẩu trang (tương đương 50.000.000 khẩu trang)