Vào những năm 1970, Venezuela là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở Mỹ Latinh. Sự thịnh vượng nhờ hoàn toàn vào dầu mỏ. Tuy nhiên thể chế kinh tế lúc đó vẫn là kinh tế tự do, các công ty dầu mỏ là công ty tư nhân hoặc liên doanh nước ngoài. Thu nhập của người dân phần nhiều nhờ dầu mỏ và nhà nước phần lớn là thu từ thuế từ dầu mỏ. Nói tóm lại là nền kinh tế Venezuela đứng trên nền tảng dầu mỏ chứ không đứng trên nền tảng phát triển con người.
Vào thập niên 80, giá dầu giảm nền kinh tế đất nước tụt giảm nhanh chóng. Như đã giải thích trong bài viết “Vì sao đồng đô la vẫn mạnh bất chấp việc Mỹ bung đến 500 tỷ?” thì kho dự trữ ngoại tệ là một công cụ lợi hại kìm hãm lạm phát thì nguồn thu từ dầu giảm kéo theo kho dự trữ ngoại tệ không đầy mà lại vơi, cộng thêm là thiếu hụt ngân sách phải in tiền. Kết quả xuất hiện lạm phát nhưng nhà nước lại thiếu công cụ kìm hãm thế là lạm phát tăng nhanh, nền kinh tế bị thả nổi, đời sống dân Venezuela đi xuống. Được biết, năm 1990, nền lạm phát 84% và tăng trưởng GDP -8,3%. Dân hết chịu nổi.
Dựa vào lòng dân bất mãn chế độ, năm 1992, trung tá Hugo Chavez lãnh đạo một số đơn vị quân đội thực hiện cuộc đảo chính. Đảo chính làm 100 người đã thiệt mạng và Hugo Chavez bị bỏ tù và được thả 2 năm sau đó do áp lực từ quần chúng. Dựa vào mối quan hệ truyền thống giữa quân đội Venezuela và lãnh đạo cách mạng Cuba – Fidel Castro đã có từ thập niên 50, vì vậy, ngay sau khi ra tù Chavez liền đến Cuba và được ưu tiên nói chuyện trước quốc hội Cuba và Fidel Castro. Đây là giai đoạn Hugo Chavez tiêm nhiễm chủ nghĩa xã hội để sau đó về áp dụng cho Venezuela. Cả ông thầy Fidel Castro và trò Hugo Chavez đều không hiểu nền kinh tế Venezuela sụp là bởi chính quyền cho nó đứng cả 2 chân lên nền tảng dầu mỏ, họ cứ đổ cho “chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân”, trong khi đó, các nước tư bản khác thì giàu có và thịnh vượng. Cũng có ý kiến cho rằng, đây là thủ đoạn chính trị của Fidel Castro dùng để xúi Hugo Chavez làm cách mạng để sau đó Cuba được hưởng viện trợ dầu mỏ. Giữa cái dốt và cái thủ đoạn thì không biết Fidel Castro thuộc sở hữu cái nào? Có thể ông ta sở hữu cả hai.
Năm 1998, mang trong mình lá bài xã hội chủ nghĩa Cuba, Hugo Chavez tranh cử với lời hứa mạnh miệng về phúc lợi cho người nghèo và ông thắng cử. Đây là cơ hội để ông ta cho áp dụng kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu Cuba ở Venezuela. Ông ta cho quốc hữu hóa ngành dầu mỏ, mục đích là để nhà nước vét hết thu nhập của của ngành này chứ không phải chỉ thu nhập từ thuế như chính quyền thời thập niên 70. Hugo Chavez chỉ là tướng võ biền, ông ta không hề nhận ra điểm yếu chết người của nền kinh tế Venezuela là chính quyền cũ đã đặt cả 2 chân của nền kinh tế lên ngành dầu mỏ thay vì chỉ đặt một chân lên đó và chân còn lại đặt trên nền tảng phát triển con người làm nòng cốt như Na Uy đã làm. Sự ngu dốt đó trước sau gì cũng phải trả giá.
May cho Hugo Chavez là thời ông ta nắm quyền dầu mỏ lên giá. Mặc dù khi quốc hữu hóa, Hugo Chavez lấy ngành công nghiệp dầu mỏ từ tay những nhà quản lý giỏi và kinh nghiệm nhiều giao cho những tay chân thiếu kinh nghiệm phụ trách các nhà máy lọc dầu. Kết quả gây ra nhiều vụ hỏa hoạn và tai nạn chết người. Kết quả là sản lượng giảm đến 25% so với trước đó. Tuy sản lượng giảm nhưng giá dầu tăng cao, mà ngành dầu thuộc 100% nhà nước nên lợi tức đều rót vào túi nhà nước. Nhờ đó, Hugo Chavez thực hiện phúc lợi cho người nghèo như giáo dục miễn phí, ý tế miễn phí, cợ cấp lương thực miễn phí vv.. nói chung các khoản trợ cấp khác chẳng khác nào nước giàu. Tuy nhiên nước giàu nền kinh tế đứng trên nền tảng chất lượng nguồn nhân lực, còn Venezuela thời Hugo Chavez là làm phúc lợi bằng dầu mỏ. Vậy nên nếu dầu mỏ mất giá thì phúc lợi sẽ không còn.
Để trả công cho người đã “mang ánh sáng chân lý” cho mình, từ năm 2000, Hugo Chavez thỏa thuận với Castro là Venezuela sẽ gửi khoảng 100.000 thùng dầu mỗi ngày cho Cuba. Đổi lại, các bác sĩ Cuba đã thành lập các phòng khám cho người nghèo - cơ sở chính trị của Chavez - tại các khu vực bị áp bức nhất của Venezuela, và hàng nghìn người Venezuela đã đến Havana miễn phí để điều trị y tế mọi thứ, từ đục thủy tinh thể đến vết thương do đạn bắn. Sau trao đổi này Hugo Chavez đã kéo Cuba khỏi vực sâu của cuộc khủng hoảng kinh tế bằng một lượng xăng dầu hào phóng. Còn người dân Venezuela thì tung hô Hugo Chavez như ông thánh, là “tổng thống của người nghèo” vv...
Tuy nhiên, sự thịnh vượng dầu mỏ của Venezuela sớm nở thì cũng chóng tàn. Từ năm 2008 giá dầu thế giới lao dốc không phanh kéo theo mọi sự thịnh vượng giả tạo của Venezuela đều tan thành mây khói. Đất nước này lại một lần nữa rơi vào khủng hoảng nhưng tồi tệ hơn thập niên 80 của thế kỉ trước rất nhiều, bởi đơn giản nền kinh tế dầu mỏ lúc trước là kinh tế tư nhân nên người ta đối phó hiệu quả hơn với khủng hoảng. Còn hiện tại nắm dầu mỏ quốc doanh toàn là những quan chức tham nhũng bất tài nên sản lượng đã kém, giá lại còn thấp mà thất thoát lại rất lớn. Vì thế Venezuela rơi vào tình trạng người dân bán con như thời Chị Dậu ở Việt Nam, dân thì đi bới rác tìn đồ ăn vv... Tuy sự xuống dốc đến chạm đáy như thế nhưng chế độ XHCN của Hugo Chavez thì vẫn còn vì nó dùng họng súng giữ ghế.
Ngày 23/3/2021 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Chấm dứt độc quyền nhà nước có giúp ngành dầu mỏ Venezuela hồi sinh?” đã cho biết, ông tổng thống Nicolás Maduro cho biết sẽ cải cách luật về dầu mỏ để cho phép ‘các mô hình kinh doanh mới’, báo hiệu Venezuela có thể chấm dứt tình trạng độc quyền dầu mỏ. Đã quá muộn, từ năm 2010 cho đến nay là 11 năm, đất nước này đã tan nát và không còn khả năng gượng dậy vì bị nhiễm tư tưởng độc hại của Fidel Castro. Đất nước Venezuela giờ như là cơ thể “sống đời sống thực vật”, vậy lấy lại sức khỏe cho nó thì phải bắt đầu từ đâu đây? Bế tắc thôi! Đấy! XHCN nó đến đâu là tàn phá đến đó, Việt Nam cũng thế không khác được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét