Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

4010 - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang ngồi trên lửa!

Nguyễn Hoài Nam

Liên quan việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Thể là người ký nhiều văn bản liên quan. Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT BCA ngày 31/8/2020, quá trình quản lý việc thanh toán tiền trúng đấu giá, ngay khi Công ty Yên Khánh thanh toán không đúng hạn hợp đồng, Tổng công ty Cửu Long đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT.

4009 - Ai sẽ là bảo vệ cho những người bán hàng rong?

Diệp Chi (VNTB)

Buôn bán hàng rong, bên cạnh chịu những cái nắng gay gắt, những trận mưa tầm tã, người bán hàng rong còn phải thấp thỏm lo sợ những anh gọi là quản lý đô thị. Bởi mỗi khi họ bị bắt là ngày đó xem như bị “hụt sở hụi”, đó là chưa kể còn phải tốn một khoản lên “chuộc” hàng về.

4008 - Thủ tướng Abe Shinzo từ chức: Sự nghiệp và câu hỏi cho Nhật Bản

Quốc Phương - BBC Tiếng Việt

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và vợ hồi năm 2019
POOL/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và vợ hồi năm 2019

Ý kiến của học giả từ Nhật Bản bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe 'từ chức' vì lý do 'sức khỏe' cùng tác động, hệ lụy về nội trị và bang giao của Nhật Bản từ diễn biến này. Hôm 28/8/2020, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, 65 tuổi, đã chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe.

4007 - Có nhiều con đường để đi, nhưng đảng CS kiên quyết lựa chọn con đường tệ hại nhất

Song Chi

Chỉ tính từ thế kỷ XX cho đến nay, nhân loại đã thử nghiệm nhiều mô hình thể chế chính trị khác nhau, trong đó có mô hình XHCN kiểu cộng sản hay XHCN Mác xít (Marxist socialism) mà Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũ từng áp dụng, và nó cũng từng tồn tại ở VN, Trung Quốc. Về lý thuyết, lý luận, đó là một xã hội không có giai cấp, mọi người hoàn toàn bình đẳng, không có tư hữu, không có kinh tế tư nhân, một nền kinh tế quốc doanh tập trung do nhà nước bao cấp, quản lý v.v…Khoan hãy nói đến chuyện độc tài, không có tự do dân chủ, thì chỉ riêng những “lý tưởng” như thế là đã không thể thực hiện thành công, và các nước đi theo mô hình đó đã hoàn toàn thất bại, kể cả VN và Trung Cộng.

4006 - Nguyễn Đức Chung và ‘họa anh hùng’

Trân Văn


Sự kiện ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Chủ tịch thành phố Hà Nội kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội bị tạm giam hôm 28 tháng 8 vì “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” đã tô vẽ thêm cho đại họa về… “anh hùng”.

4005 - Chuyện sức khỏe bác Tổng và sức khỏe lãnh đạo là thông tin … tối mật

BTV Tiếng Dân

Quốc tang của ông Lê Khả Phiêu được tổ chức hơn hai tuần trước, nhưng không thấy bóng dáng ông Nguyễn Phú Trọng, trưởng ban lễ tang. Từ đó tới nay, người dân không hề thấy mặt của người đang cùng lúc nắm giữ hai chức lãnh đạo cao nhất của chế độ. Sắp đến ngày Quốc Khánh, kỷ niệm 75 năm khai sinh chế độ, vẫn không thấy mặt mũi của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng trên truyền hình.

4004 - ASEAN có đứng vững trước sự “mua chuộc” của Trung Quốc?

Nguyễn Trường 


Hình minh hoạ. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chụp hình cùng các lãnh đạo các nước ASEAN tại Thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN tại Vientiane, Lào hôm 20/2/2020

Hình minh hoạ. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chụp hình cùng các lãnh đạo các nước ASEAN tại Thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN tại Vientiane, Lào hôm 20/2/2020. Ảnh AFP


Trung Quốc tích cực hoạt động “lấy lòng” toàn thế giới

Trong bối cảnh sự căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng gia tăng. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã liên tục tung các đòn “tấn công” Trung Quốc. Một mặt, Bắc Kinh “lặng yên chịu trận”, mặt khác, đội ngũ ngoại giao của Trung Quốc tích cực các chuyến công du để “lấy lòng” các đối tác.

Đầu tiên là Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì - Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương, cơ quan ra quyết sách ngoại giao cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ ngày 19-22/8, ông Dương Khiết Trì đã lần lượt tới thăm Singapore và Hàn Quốc. Đây không chỉ là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ra nước ngoài sau kỳ nghỉ Bắc Đới Hà”, mà còn là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sau khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) hoành hành trên khắp thế giới, ngoại trừ chuyến thăm Hawaii của ông Dương Khiết Trì hồi tháng 6/2020.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, năm 2020 là kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Singapore, do đó, ông Dương Khiết Trì và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng nhắc lại mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện cùng phát triển” đã được lãnh đạo hai nước xác định năm 2015. Đồng thời, trong cuộc đối thoại, ông Dương Khiết Trì cũng bày tỏ mong muốn ổn định chuỗi cung ứng, tăng cường cuộc chiến chống COVID-19, thúc đẩy hợp tác trong sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI). Ông đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía Singapore.

Singapore luôn được coi là thành viên quan trọng của ASEAN, từng là cầu nối giữa Trung Quốc và phương Tây, có quan hệ sâu sắc với các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao trước đây của Trung Quốc. Tuy nhiên, Singapore cũng đóng vai trò phức tạp trong việc làm xấu đi quan hệ Trung-Mỹ hiện nay. Việc Bắc Kinh cử ông Dương Khiết Trì tới thăm Singapore và chọn nước này là điểm dừng chân đầu tiên trong tiến trình khôi phục các mối quan hệ ngoại giao của Trung Quốc truyền tải một thông điệp rõ ràng là Trung Quốc rất coi trọng và đặt kỳ vọng tương đối cao vào Singapore.

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore sẵn sàng tăng cường trao đổi cấp cao với Trung Quốc, tận dụng tốt cơ chế hợp tác song phương, thúc đẩy phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc, cùng đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế khu vực và thế giới. Đây có lẽ là câu trả lời mà Bắc Kinh mong đợi.

Hình minh hoạ. Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì - Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương (trái) và ông Suh Hoon - Giám đốc mới được bổ nhiệm của Văn phòng An ninh Quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc tại Busan, Hàn Quốc hôm 22/8/2020
Hình minh hoạ. Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì - Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương (trái) và ông Suh Hoon - Giám đốc mới được bổ nhiệm của Văn phòng An ninh Quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc tại Busan, Hàn Quốc hôm 22/8/2020 Reuters

Điểm dừng chân thứ hai của ông Dương Khiết Trì cũng quan trọng không kém, đó là Hàn Quốc. Là một đồng minh truyền thống của Mỹ ở Đông Á và là một nền kinh tế quan trọng ở khu vực, thái độ của Hàn Quốc luôn phức tạp và hay dao động. Thời kỳ bà Park Geun-hye nắm quyền, mối quan hệ vốn rất thân thiết Trung-Hàn đã bị rạn nứt do Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở nước này. Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ Mỹ-Hàn ngày càng bị xem xét lại. Theo giới quan sát, chuyến công du Hàn Quốc của ông Dương Khiết Trì có thể là một chuyến thăm mang tính sự vụ. Việc ông Dương Khiết Trì nhận lời mời gặp ông Suh Hoon - Giám đốc mới được bổ nhiệm của Văn phòng An ninh Quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc -  là để xác nhận rằng ngay sau khi dịch bệnh lắng dịu, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tới thăm Hàn Quốc. Tuy nhiên, vấn đề mà hai bên trao đổi rõ ràng là vấn đề mà 2 bên quan tâm hơn nhiều. Điều mà phía Hàn Quốc rất quan tâm là vấn đề bán đảo Triều Tiên. Ông Dương Khiết Trì đã cam kết sẽ tiếp tục duy trì liên lạc chặt chẽ với Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc rất quan tâm đến lập trường của Seoul trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ xấu đi. Tuy nhiên, ông Suh Hoon lại không đưa ra quan điểm rõ ràng, chỉ nói rằng việc Trung Quốc và Mỹ thiết lập mối quan hệ cùng thắng là rất quan trọng để mang lại hòa bình và sự phồn vinh ở Đông Bắc Á cũng như trên thế giới. Không rõ tuyên bố này có đủ để trấn an Bắc Kinh hay không.

Điều đáng chú ý nữa là hai bên khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn trong năm nay cũng như đẩy nhanh cuộc đàm phán giai đoạn 2 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm nay, khai thác các dự án mẫu kết nối chính sách hướng Nam mới và hướng Bắc mới của Hàn Quốc với sáng kiến BRI của Trung Quốc. Nhất thể hóa kinh tế khu vực Trung-Nhật-Hàn luôn là mong đợi của Trung Quốc (và cả Nhật Bản và Hàn Quốc). Sự kết hợp giữa 3 nền kinh tế khổng lồ không chỉ là về số lượng, mà quan trọng hơn, nó trở thành lực lượng lớn ảnh hưởng và chi phối cấu trúc kinh tế toàn cầu.

Ngoài ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, cũng hoạt động khá tích cực. Ngày 20/8, ông Vương Nghị đã hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia Retno Lestari Priansari tại Bảo Đình thuộc tỉnh Hải Nam khi bà này thăm Trung Quốc; tiến hành Đối thoại chiến lược Trung Quốc-Pakistan lần thứ hai với Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi ngày 21/8. Điểm nhấn tiếp theo là hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới đất liền và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt-Trung tại Đông Hưng, Quảng Tây ngày 23/8.

Trong khi đó, ngày 24/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ ba được tổ chức theo hình thức trực tuyến, đồng thời chìa cành ô liu” với cam kết sẽ ưu tiên cung cấp vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc cho các nước khu vực Mekong.

Hình minh hoạ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng nhiệm Na Uy Ine Eriksen Soreide tại cuộc gặp ngắn ở Oslo, Na Uy hôm 27/8/2020
Hình minh hoạ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng nhiệm Na Uy Ine Eriksen Soreide tại cuộc gặp ngắn ở Oslo, Na Uy hôm 27/8/2020 Reuters

Từ Singapore, Hàn Quốc đến Indonesia, Pakistan và Việt Nam, các hoạt động ngoại giao láng giềng dày đặc của các nhà lãnh đạo ngoại giao cấp cao Trung Quốc trong thời điểm khó khăn hiện nay đã cho thấy tính linh hoạt và chiến lược của Bắc Kinh. Chuyến thăm chính thức của ông Vương Nghị tới 5 nước châu Âu (Italy, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức) trong tuần này được cho là thời điểm quan trọng để Trung Quốc tận dụng đi sâu vào sân sau” truyền thống của Mỹ, trong bối cảnh Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang bận rộn ứng phó với dịch bệnh và cuộc bầu cử trong nước. Trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ ngày càng xấu đi và các doanh nghiệp Trung Quốc liên tục chịu sự chèn ép của Mỹ, Bắc Kinh luôn tìm mọi cách để phá vỡ “vòng phong tỏa”, ngăn chặn và loại bỏ những tác động bất lợi, và đương nhiên là “làm tan rã” sự bao vây kinh tế và phong tỏa công nghệ của Mỹ cùng các đồng minh. Việc Bắc Kinh vội vã mở cửa quan hệ với châu Âu và các nước láng giềng bắt nguồn từ việc này.

ASEAN và vấn đề biển Đông

Chiến lược của Trung Quốc là ngăn mọi bất đồng trên Biển Đông trở thành đa phương về bản chất, và thúc đẩy việc giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán song phương. Bắc Kinh không muốn để một bên thứ ba có ảnh hưởng ở khu vực như Mỹ, Nhật Bản hay Australia, có cơ hội can thiệp.

Giới quan sát nhận định ASEAN đang gặp khó khăn trong việc đạt đồng thuận về những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Dù đã kết nối với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề khác nhau, từ hàng loạt khuôn khổ cho đến các cuộc tham vấn, các nước thành viên ASEAN vẫn chưa tìm thấy hướng giải quyết cho những khúc mắc liên quan tới các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Trung Quốc là một trong số những đối tác thương mại hàng đầu của các nước ASEAN. Khu vực này cần cả Mỹ lẫn Trung Quốc, và không muốn bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa một bên nào đó. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có muốn Đông Nam Á và ASEAN cùng siết chặt vòng vây Trung Quốc?

Giới phân tích và nhiều nhà quan sát cho rằng ASEAN phải bắt đầu tham gia cuộc chơi và cùng chống lại Trung Quốc như một khối thống nhất. Khu vực cần ngăn Trung Quốc đạt được lợi ích chiến lược và dành nhiều nguồn lực hơn để tăng cường năng lực bảo vệ không gian biển. Nhưng liệu điều này có khả thi?

Một thay đổi lớn gần đây, ban đầu do Nhật Bản đưa ra ý tưởng nhưng dần dần được các nước khác chấp nhận, là xác định lại khái niệm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” có nghĩa là khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” rộng hơn bao gồm cả Australia, Ấn Độ và Mỹ với tư cách là các cường quốc trong khu vực. Trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng hơn này, các quốc gia thành viên ASEAN lo sợ rằng sự hiện diện của họ sẽ giảm sút khi các cường quốc lớn tự xác định họ là quốc gia bản địa chứ không phải người ngoài, như cách hiểu truyền thống về “Đông Á”.

Tuy nhiên, mọi thay đổi đều mang lại những cơ hội mới. Về mặt địa lý, ASEAN nằm ở trục giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và đặc điểm này không bị mất đi đối với những ai coi trọng vị trí trung tâm của ASEAN. Nhưng vấn đề không đơn giản như bạn thấy. Trong khoa học chính trị, tác nhân chủ chốt” được định nghĩa là tác nhân đẩy cơ quan lập pháp vượt qua ngưỡng cần thiết để thông qua luật. Hãy ghi nhớ rằng các quy tắc của lĩnh vực này - như đa số là bắt buộc hoặc hình thức bỏ phiếu - ảnh hưởng đến định nghĩa tác nhân chủ chốt”. Với sự ủng hộ của tác nhân chủ chốt, các quyền ưu tiên của phần còn lại trong cơ quan lập pháp bị chia rẽ không thành vấn đề vì thành công đã được đảm bảo. Ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vị trí chiến lược của ASEAN giữa các cường quốc lớn cũng như vị trí trung tâm địa lý của ASEAN mang lại cho ASEAN vai trò then chốt đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - nếu khối này có thể nhận ra sức mạnh của chính họ cũng như những cạm bẫy tiềm ẩn.

Các quốc gia ASEAN hiện thấy mình là những chủ thể mà sự ủng hộ của họ là cần thiết đối với các cường quốc bên ngoài để đảm bảo đạt các nước này đạt được những mục tiêu của mình. Trung Quốc không thể tuyên bố rằng Sáng kiến "Vành đai và Con đường” sẽ mang lại lợi ích cho khu vực nếu khu vực này không công nhận và phê duyệt các dự án.

Mặc dù sự thay đổi trong chính sách của Mỹ về lâu dài sẽ có tác động khiến Trung Quốc phải trả giá và thu hút sự ủng hộ của các đồng minh và đối tác, nhưng trước mắt cần lưu ý đến 3 khía cạnh:

Thứ nhất, trong tương lai, có thể mong đợi một phản ứng ngoại giao mạnh mẽ hơn từ Mỹ lên án các hành vi xâm phạm trái phép của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc quấy rối hoạt động khoan dầu và đánh bắt cá của nước khác.

Thứ hai, Mỹ giờ đây sẽ đưa các hành vi bất hợp pháp ra trước các diễn đàn quốc tế, không còn giới hạn ở Hội nghị cấp cao Đông Á nữa, mà sẽ nêu vấn đề tại các hội nghị LHQ, G7 và G20…

Thứ ba, Mỹ cũng có thể thực hiện nhiều bước đi hơn nữa để gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc. Bằng cách tuyên bố một số hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp, Mỹ đã tự trang bị cho mình lời biện minh cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty và tổ chức Trung Quốc thực hiện các hoạt động trên. Mục tiêu của Washington là thay đổi hành vi của Bắc Kinh và vì điều này, họ cần các nước khác ủng hộ. Trong ngắn hạn, căng thẳng có thể leo thang do thực tế là Trung Quốc, nước phải làm hài lòng người dân trong nước vốn khó chịu trước sự bất bình đẳng và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sẽ sử dụng chính sách ngoại giao chiến lang. Điều này được thể hiện trong bối cảnh của tiến trình giảm leo thang căng thẳng ở biên giới Ấn Độ-Tây Tạng. Các nhà ngoại giao Trung Quốc tự mãn cho rằng Bắc Kinh chỉ đang bảo vệ chủ quyền, còn Ấn Độ mới là bên gây hấn.

Trong khi tình hình trên mở ra cơ hội cho ASEAN và Chủ tịch của ASEAN là Việt Nam để đưa ra các động thái phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình, thì điều đó cũng đặt ra cho họ một trách nhiệm nặng nề. Trước tiên, ASEAN cần đưa ra trước các cơ quan quốc tế như LHQ, EU… những hành động và yêu sách phi lý của Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn và điều chỉnh các động thái chiến lược của mình. Cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, điều này tạo cơ hội gây sức ép buộc Trung Quốc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có ràng buộc về mặt pháp lý và tuân thủ phán quyết của PCA. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đưa ra tiến trình các cuộc họp giữa LHQ và ASEAN, và cơ chế này nên được thực hiện lâu dài. Các cơ chế tương tự cũng nên được thiết lập với các tổ chức quốc tế khác.

Thứ hai, Cộng đồng Quốc tế giờ đây sẽ sẵn lòng giúp đỡ các nước ASEAN xây dựng năng lực quân sự. Đây là cơ hội cho các quốc gia ven biển để tăng cường năng lực quân sự bằng cách mua vũ khí và công nghệ hiện đại. Việt Nam có thể xúc tiến mua lại công nghệ quốc phòng và tên lửa như Brahmos từ Ấn Độ vì cả hai đều là đối tác chiến lược. Ngoài ra, các nước ASEAN có thể được khuyến khích tham gia tập trận hải quân với Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Hoạt động của Nhóm Bộ Tứ Mở rộng, có thể bao gồm cả ASEAN và Hàn Quốc, sẽ giúp kiềm chế Trung Quốc và củng cố nỗ lực duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên luật pháp và chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, Chủ tịch ASEAN không nên để bất kỳ thành viên nào bị Trung Quốc ép buộc. Đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn khi Trung Quốc đang sử dụng mọi thủ đoạn để lôi kéo những người có ảnh hưởng ở các nước yếu kém về kinh tế. Tuy nhiên, khi các nước thành viên ASEAN nhận ra cái giá phải trả cho việc đi theo và rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, người ra hy vọng rằng tình hình tương tự mà Trung Quốc tạo ra trong năm 2012 sẽ không lặp lại.

Thứ tư, cần đập tan nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách lịch sử của “Đường 9 đoạn”. Đây chỉ là những lập luận tùy tiện mà Trung Quốc đưa ra với hy vọng ngày nào đó sẽ được cộng đồng quốc tế chấp nhận. ASEAN cần đạt được một thỏa thuận rằng các quốc gia thành viên phải thể hiện Biển Đông như một khu vực chung trên bản đồ chính thức của mỗi nước. Nếu các thành viên ASEAN có thể đồng thuận về một danh từ chung phù hợp cho Biển Đông, chẳng hạn như Biển Đông Nam Á, thì điều đó sẽ tốt hơn nhiều.

Thứ năm, ASEAN cũng có thể áp đặt chi phí kinh tế lên Trung Quốc bằng cách giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc. Một số doanh nghiệp đang rời khỏi Trung Quốc, khiến chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục và Hong Kong bị gián đoạn. Điều này đem lại cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam, nước đã làm tốt hơn Trung Quốc về kinh tế trong năm nay. Những công ty này nên được cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để chuyển khỏi Trung Quốc và đảm bảo việc nới lỏng các quy định nếu được yêu cầu. Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất ở Đông Nam Á. Trong hoạt động kinh tế, Ấn Độ và Việt Nam có thể làm việc như những đối tác để tăng cường chuỗi cung ứng. Trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ bao gồm điện thoại di động và linh kiện, máy móc, máy tính và phần cứng điện tử, cao su tự nhiên, hóa chất và cà phê; các mặt hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam bao gồm thịt và các sản phẩm thủy sản, ngô, thép, dược phẩm, bông và máy móc. Việt Nam cũng đang xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các nước khác. Vì những mặt hàng này có nhu cầu lớn ở châu Phi, Tây Á và châu Âu, một sự kết nối được cải thiện có thể thúc đẩy đáng kể giao thương của Việt Nam với các thị trường nói trên.

4003 - Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông có làm hỏng 'Vành đai, Con đường'?

BBC 


Getty Images
GETTY IMAGES

Việc Hoa Kỳ đưa năm công ty con thuộc tập đoàn xây dựng khổng lồ của Trung Quốc, China Construction Communication Construction Company (CCCC), vào 'danh sách đen' nhiều khả năng sẽ tác động mạnh, tuy gián tiếp, tới việc triển khai thực hiện chiến lược toàn cầu Vành đai, Con đường của Trung Quốc.

Hôm thứ Tư 26/8/2020, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nêu danh 24 công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, với lý do các công ty này đã đóng vai trò trong việc trợ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc quân sự hóa các tiền đồn ở vùng Biển Đông có tranh chấp.

Các công ty Mỹ không được phép bán hay xuất khẩu bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ gì cho các công ty bị nêu danh, nếu không có giấy phép xuất khẩu.

Năm công ty thuộc CCCC, trong đó có CCCC Dredging, nay bị đưa vào danh sách bị trừng phạt vốn trước đó đã liệt kê khoảng 300 công ty Trung Quốc, gồm cả hãng thiết bị viễn thông khổng lồ Huawei.

Ngoại trưởng Philippines nhanh chóng tuyên bố nước này cần cân nhắc chấm dứt các quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp bị nêu danh.

Hoa Kỳ quan ngại về CCCC

Hồi 2016, các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một công ty con của CCCC Dredging đã đào cát từ đáy biển lên để tiến hành bồi đắp tại các đảo san hô ở Biển Đông, trong đó có Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập, là các thực thể trên biển mà Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.

CCCC trong một tuyên bố nói rằng năm công ty con của hãng bị đưa vào danh sách đen đều là các công ty không có hoạt động kinh doanh nào tại Hoa Kỳ và do đó, không bị ảnh hưởng tài chính bởi lệnh trừng phạt mới đây, SCMP tường thuật.

Tuy nhiên, điều này nhiều khả năng sẽ khiến cho các đối tác của CCCC trong chiến lược toàn cầu của Vành đai, Con đường gặp khó khăn, do phải chịu các hạn chế trong việc làm ăn với các công ty Mỹ.

Theo hãng tư vấn rủi ro tài chính Eurasia Group, CCCC, với 34 công ty con, hiện tham gia vào 923 dự án tại 157 quốc gia, và việc tham dự của tập đoàn xây dựng này được sử dụng để xác định xem liệu một dự án có thuộc mạng lưới thiết lập Vành đai, Con đường hay không.

US State
US STATE

Chụp lại hình ảnh,

Trong thông cáo báo chí, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói "CCCC và các công ty con đã can dự vào việc tham nhũng, tài trợ kiểu ăn cướp, hủy hoại môi trường và các hoạt động tàn phá khác trên toàn thế giới"

Lệnh trừng phạt chỉ trực tiếp áp dụng lên các công ty bị đưa vào danh sách, nhưng công ty mẹ cũng bị phía Hoa Kỳ nhắc tới, cho thấy Washington trông đợi rằng biện pháp mạnh sẽ tạo tác động tới toàn bộ tập đoàn.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong thông cáo báo chí hôm 26/8 tuyên bố CCCC "là một trong các nhà thầu hàng đầu được Bắc Kinh sử dụng trong chiến lược toàn cầu 'Một Vành đai, Một Con đường' của họ".

"CCCC và các công ty con đã can dự vào việc tham nhũng, tài trợ kiểu ăn cướp, hủy hoại môi trường và các hoạt động tàn phá khác trên toàn thế giới," ông Pompeo nói thêm.

Hiện diện toàn cầu

Hôm thứ Sáu 28/8, Ngoại trưởng Philippines nói rằng ông mạnh mẽ khuyến nghị chính phủ nước mình hãy chấm dứt các hợp đồng ký kết với các công ty xây dựng Trung Quốc bị Hoa Kỳ trừng phạt.

"Nếu như tôi phát hiện thấy bất kỳ công ty nào trong số đó đang làm ăn với chúng tôi, thì tôi mạnh mẽ khuyến nghị rằng chúng tôi chấm dứt mối quan hệ với công ty đó," ông Teodoro Locsin nói với hãng tin CNN.

CCCC Dredging, nay thuộc danh sách cấm, hồi 2016 đã ký hợp đồng trị giá 328 triệu đô la để tiến hành nạo vét và xây dựng cho dự án cảng quốc tế Cebu International and Bulk Terminal, trang The Diplomat nói.

Bản thân CCCC đang thực hiện dự án xây dựng sân bay quốc tế Sangley Point International Airport, trị giá 10 tỷ đô la, tại tỉnh Cavite của nước này.

Getty Images
GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Dự án cảng biển Colombo Port City ở Sri Lanka do công ty xây dựng CHEC của CCCC thực hiện

Một công ty khác của CCCC là China Harbor Engineering Company (CHEC), không thuộc nhóm năm công ty bị Mỹ trừng phạt, đang đảm nhận hai đại dự án cảng biển ở Sri Lanka, và tham gia một dự án cảng nước sâu ở Myanmar.

Các dự án cảng này gây ra những quan ngại chiến lược từ Ấn Độ và Hoa Kỳ, do đây là các dự án hạ tầng quan trọng ở vùng Ấn Độ Dương nhưng lại do Trung Quốc cấp vốn.

CCCC cũng tham gia vào việc xây dựng một số dự án hỏa xa và đường bộ nổi bật của mạng lưới Vành đai Con đường tại Malaysia, Kennya, Ethiopia, cùng một số dự án cơ sở hạ tầng khác ở châu Âu.

4002 - Làm người là khó

 Nguyễn Thông

Bốn chữ nói trên không phải tôi nghĩ ra, mà của cụ Đoàn Duy Thành, một nhân vật kỳ lạ trong kịch sử Việt Nam hiện đại. Cụ Thành từng là bí thư Hải Phòng quê tôi, vị tổng quản được nhất của đất Phòng từ xưa tới giờ. Chuyện về cụ hẵng gác lại, có dịp kể sau.

4001 - Ngân Hàng Trung Ương Mỹ chuyển hướng

Ngô Nhân Dụng


Ông Jerome Powell điều trần trước Ủy Ban Tài Chánh Hạ Viện Mỹ.

Thế mới biết mấy con coronavirus nó mạnh! Chúng đã làm hơn 24 triệu người mắc bệnh trên thế giới (nước Mỹ gần 6 triệu) và gần 9 triệu người chết (ở Mỹ, 180 ngàn). Bây giờ, chúng còn khiến cho gân Hàng Trung Ương Mỹ phải chuyển hướng!

4000 - Quan thì phải khác với dân!

Song Chi – RFA

Vụ 39 người di cư VN, bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, chết trong một container xe tải ở Grays, hạt Essex, UK vào ngày 23.10.2019, lại được xới lên trên một số tờ báo lớn ở nước ngoài ngày hôm qua 28.8.2020, khi Haulier Ronan Hughes, 40 tuổi, ở Tyholland, County Monaghan, Bắc Ireland, đã thừa nhận tội ngộ sát và âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp tại Old Bailey.

3999 - Bầu cử Mỹ: Sức hút cá nhân đáng giá bao nhiêu?

Võ Văn Quản



Những người phê phán bầu cử tự do thường đánh đồng các cuộc vận động tranh cử với những chương trình truyền hình thực tế. Ở đó, sức hút cá nhân sẽ lấn át mọi tiêu chí khác, và cử tri sẽ bầu cho ứng viên nào giỏi hùng biện nhất. Các nghiên cứu về bầu cử Mỹ lại cho thấy kết quả khác hẳn.

3998 - Thế giới hôm nay: 31/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy 



Ấn Độ lập kỷ lục thế giới mới về số ca nhiễm covid-19 mới trong ngày được xác nhận bằng xét nghiệm. Cả nước đã ghi nhận 78.761 ca mới vào thứ Bảy, vượt kỷ lục trong ngày trước đó của Mỹ hồi giữa tháng 7. Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm chính thức trên toàn cầu hiện đã vượt quá 25 triệu.

3997 - Thông tin sức khoẻ lãnh đạo Đảng vừa vào danh sách ‘tối mật’

 VOA Tiếng Việt

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc điện đàm với Tổng bí thư Lào hôm 13/8, đã vắng mặt trong buổi lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh, làm dấy lên tin đồn về sức khoẻ. TTg Phúc ký quyết định đưa sức khoẻ lãnh đạo Việt Nam vào danh sách "tối mật". (Ảnh Chinhphu.vn)

Hồ sơ bệnh án và thông tin sức khoẻ của lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa được đưa vào danh mục “bí mật nhà nước” trong lúc tin đồn về sức khoẻ của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại nổi lên khi người kiêm nhiệm 2 chức danh cao nhất nước vắng mặt trong lễ kỷ nhiệm Quốc khánh Việt Nam vừa qua.

3996 - Xin đừng cố tỏ ra mình cũng là người tốt

Võ Xuân Sơn

Sự việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cấp cứu, rồi lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài gòn.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

3995 - Năng lượng LNG mở ra cho Việt Nam một cơ hội mới về kinh tế và chính trị?

Giang Nguyễn 


Một Dự án điện khí LNG ở Việt Nam.

Một Dự án điện khí LNG ở Việt Nam


Bộ Công thương Việt Nam tổ chức hội thảo Quy hoạch Tổng thể Năng lượng Quốc gia vào ngày 28/8/2020, trong bối cảnh Việt Nam chuyển từ một quốc gia xuất khẩu sang nhập khẩu năng lượng. Truyền thông Nhà nước Việt Nam đưa tin, tại hội thảo tại Hà Nội, các chuyên gia ngành năng lượng nói, với xu hướng này, Việt Nam cần ưu tiên chú trọng xây dựng hạ tầng nhập khẩu, bao gồm hạ tầng cho năng lượng sạch LNG, và giải quyết tiêu chí giá năng lượng.

3994 - Kỷ Niệm 75 Năm Ngày Nhật Đầu Hàng (2/9/1945 — 2/9/2020): Nguyên Nhân và Ảnh Hưởng (Phần I)

Đỗ Kim Thêm

Tóm lượcLần đầu tiên Mỹ thử nghiệm bom nguyên tử thành công trong khi Đức còn tụt hậu về tình trạng nghiên cứu. Nhờ có gián điệp Đức, Liên Xô biết các đề án của Mỹ và không phản ứng. Trong bản Tuyên bố Postdam, Đồng Minh đòi hỏi quân đội Nhật đầu hàng vô điều kiện. Vì Nhật không đáp ứng, nên Truman quyết định cho ném bom nguyên tử vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 tại Hiroshima và ngày 9 tháng 8 tại Nagasaski.

3993 - Navalny và những vụ đầu độc mà mật vụ Nga bị nghi là thủ phạm

Mai Vân


Đoàn xe cứu thương được cho là chở nhà đối lập Nga Navalny từ phi trường Tegel về bệnh viện ở Berlin (Đức), nơi ông được chữa trị. Ảnh chụp ngày 22/08/2020. REUTERS - FABRIZIO BENSCH

Thứ Năm 20/08/2020, vào lúc mọi con mắt đang đổ dồn về những cuộc biểu tình tại Belarus, một thông tin đến từ Nga đã gây chấn động: Nhà đối lập nổi tiếng Alexei Navalny đã bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng hôn mê rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chưa được xác định, nhưng giới thân cận của nạn nhân đều cho rằng nhân vật đối lập số một với tổng thống Nga Putin đã bị đầu độc.

3992 - Ý nghĩa việc Hoa Kỳ trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông

Trung Điền 


Hoa Kỳ trừng phạt các công ty Trung Quốc tham gia vào việc bồi đắp xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ảnh: Internet


Hơn 1 tháng sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố hôm 13 tháng Bảy, coi các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông là phi pháp và sẽ có những biện pháp trừng phạt thích đáng đối với những doanh nghiệp liên hệ đến các hành vi nạo vét, bồi đắp phi pháp các thực thể trên Biển Đông, ngày 26 tháng Tám vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức thông báo không cấp Visa vào Mỹ cho những quan chức Trung Quốc trực tiếp phụ trách hay tham gia vào việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

3991 - Học: Học cái gì? Để làm gì? Tại sao?



Một tài liệu với thủ bút của nhà bác học Albert Einstein. Hình minh họa.

Bài này xin được bàn về khái niệm học. Về dạy thì đó là một bài khác.

Thế nào là học?

Theo một tự điển (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ) thì học là nhận sự dạy dỗ của người; sự bắt chước. Theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì học là theo lời thầy hay sách dạy mà bắt chước, luyện tập cho quen; và kể lại, đọc đi đọc lại cho thuộc.

3990 - Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh: Ba người lạ cùng nhau nổi tiếng

Văn Lang/Người Việt


SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh, ba con người tuy hoàn cảnh và đường đời khác nhau nhưng đã tình cờ gặp nhau nơi con đường cái quan, trên đường tranh đấu, mưu cầu Xuân tự do cho quê hương, dân tộc.

3989 - Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

3988 - Tình báo Hoa Kỳ và câu chuyện phản quốc

Nhã Duy



Ngày 5 tháng 6 năm 2010, tổng thống Barack Obama tuyên bố tại tòa Bạch Ốc khi bổ nhiệm cựu Trung tướng James Clapper vào chức vụ Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia (DNI) rằng: “Clapper có phẩm cách cao ở những cố vấn mà tôi đánh giá cao là, họ sẵn sàng nói với cấp lãnh đạo những gì chúng ta cần biết chứ không phải điều chúng ta muốn nghe“.

3987 - Học văn, chấm văn

Nguyễn Thông 


Trong các môn học ở nhà trường, văn luôn được coi là môn chính, cùng với toán. Thậm chí ngày xưa, xưa xửa xừa xưa, chỉ học mỗn môn văn, bắt đầu từ “nhất là một, nhị là hai” rồi tam tự kinh, rồi đến tứ thư ngũ kinh, cứ thuộc kinh sách như cháo, sôi kinh nấu sử thật nhừ là có thể đi thi, giành lấy cái bảng vàng trạng nguyên bảng nhỡn. Chả cần toán lý hóa sinh siếc gì cho mệt.

3986 - VÌ SAO BỌN QUAN THAM CHỌN CYPRUS?

Đỗ Ngà

 

Được sống ở nơi chốn bình yên, môi trường trong lành, một xã hội an toàn và văn minh, có cơ hội phát triển thì đấy là những thứ vô giá. Những triệu phú đô la nhưng phải sống ở những nơi bất an, môi trường ô nhiễm, cơ hội phát triển thấp thì họ không ngần ngại móc hầu bao ra để mua một suất định cư ở những nơi có điều kiện sống vô giá ấy. Bởi vậy mà những nơi như Hoa Kỳ, EU và một số nước nằm trong khối thịnh vượng chung như Anh, Canada, New Zealand và Úc luôn là mục tiêu của những người có tiền khắp nơi trên thế giới. Họ sẽ chọn những nơi này sinh sống để hưởng thụ và phát triển tương lai cho con cháu.

3985 - Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ-Nhật cam kết chống Bắc Kinh đơn phương thay đổi nguyên trạng

Thu Hằng 


Phái đoàn quân sự Mỹ - Nhật, do hai bộ trưởng Quốc Phòng dẫn đầu, hội đàm tại căn cứ không quân Anderson, Guam, ngày 29/08/2020.
 © U.S. Air Force

Thắt chặt hợp tác quân sự song phương là nội dung cuộc họp của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ và Nhật Bản tại căn cứ quân sự Andersen trên đảo Guam. Trong buổi họp báo trực tuyến ngày 29/08/2020, lãnh đạo quân sự hai nước lên án mạnh mẽ những nước đơn phương dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng các tuyến lưu thông hàng hải, ngụ ý đến Trung Quốc.

3984 - Dù Trump hay Biden, TQ không mong đợi sẽ được ủng hộ

Karishma Vaswani - Phóng viên BBC tại Á châu

The anti-Chinese sentiment is expected to continue under Trump or Biden.
GETTY IMAGES

Đại hội Quốc gia của Đảng Dân chủ và Cộng hòa thường là cơ hội để cử tri Hoa Kỳ hiểu chính sách của nội các tiếp theo có thể như thế nào. Nhưng năm nay, những đại hội này cũng cung cấp một cái nhìn sâu sắc cho các công ty Trung Quốc khi họ điều hướng mối quan hệ bấp bênh với Mỹ.