Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

5541 - Lo sợ lật đổ, Nguyễn Phú Trọng phong hàm trăm tướng ?

Hương Nhung


Đã tham quyền cố vị thì rất thích đảo chính nếu chưa leo lên tột đỉnh quyền lực, còn đã leo lên rồi thì lại rất lo sợ bị đảo chính. Chính vì vậy việc củng cố quyền lực cho vây cánh là một việc làm rất cần thiết để chống đảo chính.

Đảo chính có nhiều loại, đảo chính quân sự là dùng lực lượng quân đội cướp quyền lực người khác lên nắm quyền. Ví dụ như ở Myanmar vừa rồi là hiện tượng đảo chính quân sự. Tuy nhiên đó là tình hình các nước khác. Còn tình hình Việt Nam, mà cụ thể là trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam thì chưa hề có đảo chính quân sự mà chỉ có đảo chính ngầm. Hiện tượng năm 2001 ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, và Lê Đức Anh hợp nhau hạ bệ Lê Khả Phiêu để đưa Nông Đức Mạnh lên được xem như là đảo chính ngầm.

Như vậy đảo chính ngầm là dùng quyền lực ngầm để ép đối phương phải nhường ghế quyền lực. Việc đảo chính ngầm không xảy ra đổ máu, tuy nhiên tính khốc liệt của nó thì đôi khi không thua gì đỏa chính quân sự. Trong một số trường hợp có thể người bị đảo chính gặp họa sát thân một cách bí ẩn.

Trường hợp ông Trần Đại Quang bất ngờ bị bệnh rồi chết khi còn đang ngồi ở ghế chủ tịch nước được đồn đoán là ông bị đảo chính ngầm. Và cuối cùng ông phải nhận lấy cái chết để rồi nhường lại chiếc ghế chủ tịch nước cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Phải nói rằng trong lịch sử đảng công sản Việt Nam từ xưa tới nay chưa có ai kiêm nhiệm 2 chức đứng đứng đầu đảng và đứng đầu nhà nước như ông Nguyễn Phú Trọng. Và từ thời Lê Duẩn tới giờ cũng chưa ai nắm quyền đến nhiệm kỳ thứ 3 như ông Nguyễn Phú Trọng. Hay nói cách khác, ông Nguyễn Phú Trọng là kẻ tham quyền cố vị vào loại bậc nhất hiện nay.

Qua đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng tự tạo cho mình suất đặc biệt để ngồi lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 là việc làm không được lòng dân mà cũng mất lòng đảng viên. Đấy là tấm gương xấu, ông đã chà đạp lên đảng luật, đó là điều mà ông sẽ phải có nhiều kẻ ganh ghét muốn hạ bệ trong nhiệm kỳ 3 này.

Ở nhiệm kỳ 2 từ năm 2016-2021, ông Nguyễn Phú Trọng có trong tay đến 2 chức lớn, điều đó giúp ông áp đảo các thế lực còn lại tránh bị đảo chính ngầm như ông đã làm với Trần Đại Quang. Tuy nhiên sang nhiệm kỳ 3 thì lợi thế đó không còn nữa và buộc ông Trọng phải tính bài toán khác cho ngai vàng của mình.

Củng cố lực lượng công an và quân đội

Nói đến đảo chính thì thường người ta dùng công an và quân đội, và chống đảo chính người ta cũng cần đến 2 lực lượng này. Để chống được đảo chính, ông Nguyễn Phú Trọng phải củng cố lực lượng quanh mình.

Được biết, bộ Quốc Phòng và Bộ Công An là hai bộ thuộc chính phủ, nhưng Nguyễn Phú Trọng lại nắm quân đội và công an về mặt đảng. Có thể nói bộ công an và bộ quốc phòng nghe ông Trọng hơn nghe ông Chính. Tuy nhiên chuyện trong công an và trong quân đội tướng tá người thuộc phe này người thuộc phe kia đan xen nhau theo dạng răn lược là chuyện bình thường. Mỗi tướng tá đều chịu ơn nâng đỡ của ai đó vì vậy họ sẽ trung thành với người nâng đỡ mình.

Bây giờ chức chủ tịch nước thì đã chia sẻ cho Nguyễn Xuân Phúc, vậy nên ông Nguyễn Phú Trọng cũng ý thức được quyền lực của ông đã không còn như trước nữa. Cộng thêm sức khỏe của ông không được đảm bảo, vì vậy tính bài toán xây dựng lực lượng trung thành quanh mình là điều cần thiết.

Người ta nói vì Đảng cộng sản quá ích kỷ không chịu chia sẻ quyền lực cho ai cả nên mới cấm đảng phái chính trị khác. Và đó là lý do tại sao chế độ này nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù để họ cho quân đội và công an dọn dẹp thật sạch mầm móng chống đối. Không có nước nào quân đội tính trên đầu người đông như quốc gia cộng sản và cũng không có quốc gia nào công an tính trên đầu người nhiều như quốc gia cộng sản, nên thế giới mới tặng cho chính quyền CS một cái tên không mấy tốt đẹp nhưng rất đúng. Đó là "nhà nước công an trị".

Tương tự như vậy, ông Nguyễn Phú trọng vì tham quyền cố vị nên nhìn đâu trong đảng cũng thấy kẻ thù. Ông Dựng nên lò đót củi cũng vì để đốt bớt kẻ thù tạo nên thế ngồi vững chắc trên ghế quyền lực của ông.

Theo lịch, sang tháng tư, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ còn nắm một chức vụ duy nhất là chức tổng bí thư. Ông cần phải bám thật chắc vào chiếc ghế còn lại. Đó là chiếc ghế quyền lực nhất Việt Nam mà đối thủ của ông luôn nhắm đến. Vậy ông Trọng phải làm gì ? Ông chuẩn bị những gì, đó là bài toán đặt ra cho ông làm ngay lúc này luôn. Với Nguyễn Xuân Phúc thì ông Trọng không còn lo nữa, nhưng với thế lực Phạm Minh Chính thì quả thật, rất khó lường vì ông Chính hiện là một tay cừ khôi trên chính trường Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Phong hàng trăm tướng tá một cách bất thường

Ngày 21/3 trên báo Vietnamnet có bài viết "Chủ tịch nước thăng tướng cho 574 sĩ quan quân đội và công an trong nhiệm kỳ"

Bài báo cho biết, trong nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng đối với 400 sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ; thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với 174 sĩ quan Công an nhân dân. Một con số đông bất thường, thảo nào thế lực của ông Nguyễn Phú Trọng đã rất mạnh trong nhiệm kỳ qua. Mạnh đến nỗi ông đoạt luôn chức chủ tịch nước một cách dễ dàng.

Trong tư cách là chủ tịch nước trong trong những ngày cuối cùng ở chức vụ này. Ông Nguyễn Phú Trọng đã cho lập Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Chủ tịch nước đã được gửi tới Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp 11, Quốc hội khóa XV.

Được biết ở nhiệm kỳ 2016-2021 ông Trọng đã đã ký quyết định bổ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021. Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước cũng đã ký quyết định bổ nhiệm một số Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi có thay đổi về nhân sự.

Điển hình như, Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải (bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thể thay ông Trương Quang Nghĩa được điều động làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng) ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng sau khi ông Trương Minh Tuấn bị xử lý sai phạm trong vụ án AVG) ; Tổng Thanh tra Chính phủ (bổ nhiệm ông Lê Minh Khái thay ông Phan Văn Sáu), Bộ trưởng Bộ Y tế (bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long làm Bộ trưởng sau khi bà Nguyễn Thị Kim Tiến được điều động, phân công làm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (bổ nhiệm ông Huỳnh Thành Đạt làm Bộ trưởng thay ông Chu Ngọc Anh được điều chuyển công tác về Thành ủy Hà Nội), Thống đốc Ngân hang nhà nước (bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hồng thay ông Lê Minh Hưng được phân công làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng).

Cùng với đó, Chủ tịch nước đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng đối với 400 sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ; thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với 174 sĩ quan Công an nhân dân ; tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 4 sĩ quan cấp tướng, giáng cấp bậc hàm đối với 2 sĩ quan cấp tướng…

Có thể nói chưa có chủ tịch nước nào nắm quyền chỉ mới 2 năm mà ký bổ nhiệm dày đặc quan chức từ trung ương đến dịa phương và trong mọi ngành nghề như thế. Ông Nguyễn Phú Trọng thông qua hành động sắp trao chức tước ấy, thì ẩn đằng sau của nó là ý muốn củng cố quyền lực phe ta mạnh lên là điều khó tránh khỏi. Nếu phe ông không mạnh thì ông không thể ngồi lại ghế tổng bí thư ở nhiệm kỳ 2.

Ý nghĩa của việc "cướp ngôi" đã được làm sáng tỏ ?

Nếu xâu chuỗi lại thì sẽ thấy, việc bổ nhiệm người nhiều như vậy là tạo thế lực quanh ông để ông có sự ủng hộ mạnh mẽ được ngồi vào ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 3. Đó là điều dễ thấy.

Phải nói rằng, với nhiều người mang ơn nghĩa của ông Trọng như thế thì dù cho thế lực Phạm Minh Chính có mạnh cỡ nào cũng phải e sợ trước sức mạnh hiện có của ông. Đó là sự chuẩn bị trước để chống đảo chính vì theo luật mà nói, ông Nguyễn Phú Trọng ngồi tiếp nhiệm kỳ 3 ở ghế tổng bí thư là phạm luật rồi.

Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang có 2 nhiệm vụ lớn mà ông đang đặt ra và đang thực hiện nó. Thứ nhất là củng cố lực lượng đông đảo để chống đảo chính ngầm ; thứ nhì là dùng những thuộc hạ dám chà đạp luật pháp, ưa dùng bạo lực với dân nhất để đe dọa cho dậ sợ. Khi trong đảng sợ ông và ngoài đảng cũng sợ ông thì ông có thể thực hiện giấc mơ cầm quyền suốt đời.

Được biết trong lĩnh vực tư pháp, có những vụ án mà người dân đang theo dõi và chú ý, ông Trọng có Nguyễn Hòa Bình giúp sức chà đạp lên luật pháp để bảo vệ cái sai cố hữu cử bộ máy và răn đe để dân không được phép phản đối nữa. Vụ án Hồ Duy Hải và vụ án Đồng Tâm là ví dụ.

Từ cuối năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng với vai trò kép, vừa Tổng Bí thư đồng vừa là Chủ tịch nước, ông đã chuẩn bị có thể nói là hoàn hảo cho tham vọng tiếp tục cầm quyền của mình.

Nếu không có việc "cướp ngôi" năm 2018 thì không thể phòng hàm phong tước nhiều như vậy, mà không phong hàm phong tước nhiều thì ông đã không có suất đặc biệt để ngồi lại ghế tổng bí thư. Nói cho cùng, việc "cướp ngôi" cũng là một kế hoạch tính trước nhiều năm mà hôm nay ông Trọng đang tận hưởng thành quả đó.

Có thể nói, trong Đảng cộng sản hiện nay vẫn chưa có ai thực sự vượt được ông Nguyễn Phú Trọng về việc tính toán những bài toán thâm như vậy. Phạm Minh Chính là thế lực mạnh mới nổi, nhưng có lẽ đợi ông Nguyễn Phú Trọng thật sự giả yếu thì ông Chính mới có thể vượt. Còn bây giờ thì chưa.


https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/21021-lo-s-l-t-d-nguy-n-phu-tr-ng-phong-ham-tram-tu-ng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét