Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

3924 - Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN: Đường Đi Không Tới?

Thanh Trúc


Báo cáo mới nhất từ Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư cho thấy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhìn chung  còn xa với chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. 

3923 - Cuối năm, nhìn đất nước từ một cuộc thi Marathon

VietTuSaiGon

Cuộc thi chạy marathon tại cố đô Huế vào ngày 27 tháng 12 năm 2020 làm dậy sóng truyền thông bởi các vấn đề liên quan đến “thuần phong mỹ tục”, “phản cảm”, “phi thể thao”, “làm ảnh hưởng đến hình ảnh chiếc áo dài Huế”… Và, đáng sợ hơn là hầu hết các trang báo nhà nước đều đưa tin có nội dung như đã nêu. Hơn nữa, về phía người tham gia chạy với trang phục “cosplay” khi trả lời báo chí đều cho thấy họ không có bất kỳ thông điệp nào, chỉ đơn giản vui là chơi, mặc cho đẹp…

3922 - “Bí mật”cuối năm

Phạm Nhật Bình


Đáng lý ra tác giả tính không viết thêm bài nào nữa sau bài về vụ Thủ Thiêm vào những ngày cuối năm 2020. Nhưng phải nói là rất “khó chịu” về những thông tin khi các báo chí lề đảng hôm 30 tháng Mười Hai đồng loạt loan tải rằng “phương án nhân sự Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng được liệt vào hàng “danh sách tối mật của quốc gia”. Tại sao?

3921 - Chuyện muốn nói với 200 Ủy viên Trung ương trước thềm đại hội

Bùi Quang Vơm

Phát biểu khai mạc hội nghị trung ương 13, ngày 5/10/2020, gọi là Hội nghị «Dự thảo báo cáo chính trị», ông Trọng nói: ... «Trước diễn biến phức tạp khó dự báo của năm 2020, cần cập nhật, phân tích, đánh giá lại tình hình, điều chỉnh bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp hơn với thực tế….Dự báo tình hưống để định ra sách lược đối phó thích hợp.

3920 - Thế giới mà Trung Quốc muốn

Tác giả: Ranna MitterForeign Affairs

Dịch giả: Võ Xuân QuếViet-studies

Phi hành gia ở Jiuquan, Trung Quốc, tháng 10 năm 2016. Nguồn: FP

Quyền lực sẽ – và không sẽ – biến dạng tham vọng của Trung Quốc ra sao

Trung Quốc có muốn thay đổi trật tự toàn cầu để thúc đẩy lợi ích của mình và phản ánh hình ảnh của chính họ không? Có thể đó là câu hỏi quan trọng nhất trong địa chính trị ngày nay, nhưng những câu trả lời mà nó đưa ra có xu hướng tiết lộ nhiều thành kiến hiện đại hơn là về những gì một siêu cường Trung Quốc tương lai sẽ như thế nào.

3919 - Việt Nam có thể có một Gorbachev không ?

TRẦNTRUNG ĐẠO 


Nếu đưa câu hỏi này ra công chúng ngày hôm nay để làm một thống kê, có lẽ 99.99% hay thậm chí 100% số người được hỏi dù là đảng viên cộng sản (CS) đi nữa cũng sẽ trả lời không.

3918 - Rau nào sâu nấy

Thiện Tùng


 

Đàn sâu nhõng đuôi gậm nhấm - Ảnh minh họa

Độc có nghĩa là một. Độc giác là một sừng, độc nhãn là một mắt, độc thân là một mình… Vậy thì chữ “độc” thủ vai như là một loại từ, chỉ cần thêm sau nó một từ nhứt định nào đó sẽ có nghĩa khác, nhưng không vượt ra khuôn khổ lượng số “một” như: độc ác, độc diễn, độc thoại, độc quyền, độc tài, độc tôn, độc đảng…   

3917 - Thế giới hôm nay: 31/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy


Ít nhất 22 người chết trong một cuộc tấn công bằng súng cối vào sân bay Aden ở Yemen, ngay sau khi máy bay chở nội các mới được Ả Rập Saudi hậu thuẫn vừa hạ cánh. Các thành viên nội các đã được sơ tán an toàn. Nội các mới bao gồm các thành viên chính phủ Yemen và phe ly khai miền nam, hai bên chống lại phong trào Houthi do Iran hậu thuẫn đang kiểm soát miền bắc nước này. Chưa có bên nào nhận trách nhiệm cho vụ tấn công.

3916 - Công khai, minh bạch, không có vùng cấm… nhìn từ vụ mua bằng giả

Blog RFA - JB Nguyễn Hữu Vinh

Cái từ ngữ “Công khai”, “minh bạch” và “không có vùng cấm” được những nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây nhắc đi nhắc lại như những cỗ máy trên các cuộc họp, các diễn đàn. Họ nhắc nhiều đến mức người dân cứ thấy có điều gì đó không bình thường trong cái việc lẽ ra phải là rất bình thường trong một nhà nước pháp quyền, trong cuộc gọi là “Chống tham nhũng” và “bình đẳng trước pháp luật”.

3915 - Nhật ký Bắc Kinh (28/09/20): Mối thâm thù của Trung Quốc với Nhật

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing DiaryNikkei Asian Review, 9/2020.

Gần đây một người bạn Trung Quốc đã gửi tôi xem một video gây sốc. Trong một vở kịch ở trường mẫu giáo, một bé gái 4-5 tuổi trong đồng phục Hồng quân, tiền thân của Quân Giải phóng Nhân dân, xả súng bắn kẻ địch bằng một khẩu súng đồ chơi. Từng kẻ địch ngã xuống.

3914 - 2020, một năm chưa từng có tiền lệ

Phạm Phú Khải


                           Ngăn chặn cháy rừng ở California, 26 tháng 10, 2020.


2020 là một năm không tiền lệ. Tuy không lắm biến sự như những năm trước, 2020 lại là năm đầy những bất an và bất định hơn hẳn. Có thể tóm tắt năm 2020 vào ba sự kiện chính. Một, thay đổi khí hậu, với các vụ cháy rừng khủng khiếp tại Úc và Mỹ. Hai, đại dịch Covid-19, làm thay đổi cách sống, suy nghĩ, làm việc và giao tiếp trong mọi hoạt động của con người. Ba, bầu cử Mỹ, có lẽ chưa bao giờ kéo dài và chia rẽ không chỉ tại Mỹ mà còn nhiều nơi trên thế giới.

Thay đổi khí hậu

Ngay vào những ngày đầu năm 2020, nạn cháy rừng tại Úc đã lây lan tại nhiều tiểu bang, làm hàng trăm thị trấn dọc bờ biển phía đông bị cháy và gặp nguy cơ đe dọa sống còn. Hơn 12.6 triệu héc ta khắp Úc bị cháy, 434 triệu tấn CObị thải ra môi trường, và cả tỷ động vật bị giết hại. Hình ảnh vệ tinh chụp nạn cháy rừng do cơ quan Maxar Technologies thực hiện mô tả rõ hơn ngàn lời viết.

Tương tự, nạn cháy rừng tại Mỹ dọc bờ biển phía Tây vào tháng 9 năm nay, đặc biệt tại bang California, đã thiêu rụi 3 triệu héc ta.

Hạn hán kéo dài và nhiệt khí cao đã là nguyên nhân chính gây ra cháy rừng. Dù lực lượng phòng cháy chữa cháy tại hai quốc gia này đông đảo và được trang bị với kỹ thuật và kinh nghiệm tối tân nhất, sức mạnh con người vẫn không so bì với sức mạnh thiên nhiên. Thay đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất của nhân loại khắp nơi, dù nhiều người, kể cả lãnh đạo chính trị nhiều nơi, có xu hướng phủ nhận sự thật này.

Bỏ ra ngoài những cuộc tranh cãi và những tiếng ồn, bầu trời tại nhiều thành phố của Úc và Mỹ như Victoria và NSW, và California trong suốt thời gian cháy rừng được bao phủ bởi màu vàng xám và không khí ngột thở.

Đại dịch Covid-19

Ngày 25 tháng Giêng, Úc phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, lúc đó được gọi nhiều tên khác nhau như là SARS CoV2 hay chung chung là Coronavirus. Ca Covid-19 đầu tiên xảy ra tại Vũ Hán, được phát hiện vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Tháng Hai, các ca nhiễm Covid-19 được lây lan sâu rộng ra toàn thế giới, và biên giới quốc gia bắt đầu được khép lại.

Thị trường chứng khoán của Úc mất 140 tỷ đô la Úc (100 tỷ Mỹ kim) vào ngày 9 tháng Ba. Năm công ty kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ mất tổng cộng 320 tỷ đô la trị giá chứng khoán, trong đó công ty Apple chiếm gần một phần ba, mất trị giá 100 tỷ đô la Mỹ. Ngày 16 tháng Ba, thị trường toàn cầu trải qua đợt sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1987.

Một năm sau, từ một ca nhiễm Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, toàn thế giới bây giờ có 82,478,918 ca nhiễm và 1,799,652 người chết (số liệu từ John Hopkins University, ngày 31 tháng 12). Mỹ có 341,059 người chết, nhiều nhất trên thế giới, và Brazil có 192,681 người chết, mà trước đây Tổng thống Jair Bolsonaro không những không công nhận mức độ nghiêm trọng của Covid-19 mà còn đi ngược lại cố vấn của các viên chức y tế của mình. Cuối tháng 12 này, Nam Cực đã ghi nhận có 36 ca nhiễm. Nghĩa rằng không còn bất cứ nơi nào trên thế giới không bị nhiễm Covid-19.

Phần lớn các phi cơ, các sinh hoạt hội tụ tôn giáo lớn quy tụ hàng trăm ngàn người hàng năm như của Hồi giáo ở Mecca vào tháng Tư, hay Công Giáo tại quảng trường St Peter ở Vatican, gần như ngưng hoạt động hoàn toàn.

Tin vui cho nhân loại vào cuối năm là một số loại vaccine đã được cho phép sử dụng. Sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật để chế tạo vaccine trong thời gian kỷ lục là điều khích lệ hiện nay và tương lai. Tại Mỹ, Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDC) đã phê chuẩn hai loại vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna, và ba loại vaccine khác đang trong giai đoạn cuối thử nghiệm gồm AstraZeneca, Janssen và Novavax trước khi được CDC cấp giấy phép hoạt động.

Tuy thế, có lẽ đến năm 2022 hoặc xa hơn thì tình hình Covid-19 mới khả quan. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì nếu có đủ lượng 2 tỷ vaccine để chích ngừa cho 20 phần trăm dân số thế giới thì đến cuối năm 2021, giai đoạn nguy kịch của đại dịch mới qua khỏi. Nhưng vẫn còn đến 80% dân số toàn cầu còn lại cần chích ngừa. Tuy đây là viễn ảnh tốt nhất có thể, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Hiện chưa có đủ bằng chứng để kết luận một khi được chích ngừa cho Covid-19 thì có nguy cơ bị lại hay không? Có phản ứng ngược nào nghiêm trọng đến chết không? Bao lâu cần phải chích lại? Và nếu Covid-19 biến đổi thì các vaccine hiện nay có còn hiệu nghiệm không? V.v…

Bầu cử Mỹ 2020

Sự kiện sau cùng, và có lẽ tác động sâu xa nhất lên người Việt, là bầu cử Mỹ 2020, trong đó có bầu chọn lại tổng thống. Có thể nói chưa có cuộc bầu cử Mỹ nào mà chiếm sự quan tâm nhiều đến độ những người bàng quan nhất mà tôi được biết, tức từ trước đến nay hoàn toàn không quan tâm gì đến chính trị hay bầu cử tại Mỹ, cũng theo dõi diễn tiến này.

Điều đáng nói nhất về bầu cử Mỹ là các vấn đề sau đây. Gần 5 ngày sau ngày bầu cử, phía Biden – Harris được công nhận là chiến thắng, với 306 phiếu cử tri đoàn dành cho Biden – Harris và 232 dành cho Trump – Pence. Phía bên Trump không công nhận kết quả và khởi kiện gian lận bầu cử tại nhiều bang, đều là các bang Trump thua. Cho đến nay, trong hơn 50 vụ kiện cáo do chính luật sư của Trump, hoặc không phải do Trump, thì có ít nhất 50 vụ đã bị từ chối, bác bỏ, giải quyết hoặc rút lại. Ngày 14 tháng 12, cử tri đoàn chính thức bầu từng phiếu, và Biden – Harris vẫn được 306 phiếu so với 232 phiếu dành cho Trump – Pence. Về phiếu phổ quát thì Biden – Harris đạt 81,283,098 phiếu, tức 51.3% trong khi Trump – Pence được 74,222,957 phiếu, tức 46.8%. Bên Biden – Harris có hơn 7 triệu phiếu. Hơn 159 triệu công dân Mỹ tham gia bầu cử, và đây là con số kỷ lục từ trước đến nay. So với các cuộc bầu cử trước đây thì hầu như ai cũng biết được kết quả bán chính thức sau ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11, ngoại trừ các trường hợp bất thường như bầu cử năm 2000 giữa George W Bush và Al Gore. Tuy nhiên, những vụ cáo buộc gian lận và không công nhận kết quả từ phía Trump đã thay đổi các tiền lệ và truyền thống đó. Do đó mà ngày 6 tháng Giêng năm 2021 tới đây, quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp, và Phó Tổng thống Pence sẽ chủ tọa tiến trình kiểm phiếu chính thức của cử tri đoàn và sẽ công bố kết quả của mỗi bang theo thứ tự tên từ A đến Z. Đây thường là một thủ tục mang tính hình thức để chính thức thông qua kết quả bầu cử, mà những kỳ bầu cử trước đây chẳng mấy ai quan tâm. Kỳ này lại chiếm sự quan tâm tối đa của dư luận. Hiện nay phía ông Trump vẫn tiếp tục nộp đơn kiện lên tòa tối cao tại Pennsylvania về phiếu bầu bằng thư mà tòa tại bang này đã bác bỏ. Ngoài ra, phía ông Trump vẫn còn cơ hội cuối cùng để thách thức kết quả bầu cử vào ngày 6 tháng Giêng, nhưng cơ hội đó thật khá mong manh. Chính lãnh đạo đảng Cộng hòa tại thượng viện, thượng nghị sĩ Mitch McConnell, đã chính thức chúc mừng và công nhận ông Biden – Harris thắng cử và yêu cầu các thành viên chớ tham gia vào việc phản đối kết quả bầu cử khi quốc hội họp mặt vào ngày 6 tháng Giêng năm 2021.

Một tỷ lệ khá đông người Mỹ, trong đó có nhiều người Việt, không muốn công nhận kết quả bầu cử này và muốn ông Trump thắng. Họ vẫn tin vào cáo buộc gian lận bầu cử, điều mà cho đến nay bị tòa các cấp bác bỏ hoàn toàn vì không có bằng chứng. Ngay cả Bộ trưởng Tư pháp William Barr, người vừa mới từ nhiệm cách đây không lâu, cũng xác nhận không có bằng chứng gian lận bầu cử nào có thể đảo ngược kết quả. Ông Barr là người đại diện cho nền công lý Mỹ, và trong chuyện này ông tin tưởng vào các cơ quan công quyền và nền tư pháp Mỹ. Nhưng vẫn có người phủ nhận tất cả những bằng chứng trưng bày trước mặt họ. Họ chỉ muốn thấy ông Trump thắng bằng mọi giá. Phương cách này vô cùng nguy hiểm: dùng tiến trình/thể chế dân chủ để tiêu diệt dân chủ.

Một cuộc đảo ngược ý nguyện của đa số người dân Mỹ, cử tri đoàn và tòa án tối cao liên bang, là điều không ai muốn chịu trách nhiệm trước lịch sử, ngay cả ông Pence. Được biết ông Pence không muốn tiến hành cuộc “đảo chánh” như thế. Nếu kết quả bầu cử có khác đi với những gì được chọn qua một tiến trình dân chủ thì đây sẽ là bước đầu tiêu diệt dân chủ và là bước tiến đến độc tài. Nếu, chỉ là nếu thôi, rằng ông Trump, vì lý do nào đó, có thể lật ngược lại kết quả được, thì trong tương lai các cuộc bầu cử sẽ không còn ý nghĩa gì. Cộng hòa làm được thì Dân chủ cũng làm được. Quy định, hiến pháp và pháp luật không còn giá trị. Nếu vậy thì đây là một cuộc khủng khoảng hiến pháp, và cần phải sớm thay đổi. Hệ quả sau cùng sẽ không thể nào đo lường được. Nó không chỉ tạo ra một tiền lệ vô cùng tiêu cực cho tương lai mà còn là sự suy sụp trầm trọng cho nền dân chủ Mỹ, và thế giới. Phía hưởng lợi nhiều nhất là các chế độ và lãnh tụ độc tài.

Những thách thức tương lai

Năm 2020 cũng đánh dấu sự lan tràn tin giả và thuyết âm mưu chưa từng có, từ vấn đề nguồn gốc Covid-19 cho đến các thông tin liên quan đến Covid-19 và bầu cử Mỹ. Nó cũng đánh dấu sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran khi Trump ra lệnh ám sát tướng Qassem Soleimani; và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khi Mỹ liên tục áp lực bằng nhiều biện pháp, từ kinh tế đến chính trị, xã hội và giáo dục lên các hành vi áp bức của Trung Quốc tại Tân Cương và Hồng Kông.

Trong ba sự kiện nổi bật nêu trên, bầu cử tổng thống Mỹ và nạn cháy rừng cũng không được đưa tin hay bình luận nhiều bằng đại dịch Covid-19. Theo tạp chí The Economist, thì đại dịch Covid-19 đã chiếm áp đảo tin tức hơn bất cứ đề tài nào khác kể từ Thế Chiến II.

Vào cuối năm 2020, chúng ta có thể vui mừng với tin vaccine như Pfizer-BioNTech có hiệu nghiệm 95%. Tuy vậy, Bill Gates cho rằng sẽ có hàng triệu người chết vì Covid-19 trước khi nó qua khỏi, nhưng sự sản xuất số lượng vaccine khổng lồ sẽ giúp nhân loại ngăn chặn đại dịch Covid-19 này cuối năm 2021. Nhưng Gates cho rằng thay đổi khí hậu có nguy cơ còn tàn khốc hơn Covid-19 cho nhân loại trong các thập niên tới. Đối diện với thử thách môi trường thì cơ hội để đầu tư vào năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, chẳng hạn, là hướng đi tương lai.

Thế giới vẫn còn lắm thử thách trong thời đại này. Tin giả gây thiệt hại (disinformation) có thể thay đổi các quyết định đúng đắn cho mỗi người, dù đó là về sức khỏe, uy tín và danh dự của một người, hay rộng hơn, về bầu cử để tuyển chọn người xứng đáng lèo lái con thuyền quốc gia. Tin giả cũng gây ảnh hưởng tiêu cực lên trên các quyết định cần thiết cho các thế hệ tương lai, nhất là về thay đổi khí hậu.

Tóm lại, thông điệp chính của năm 2020 là thử thách và cơ hội. Chúng ta có thể lạc quan vào cuối năm, nhưng cũng không nên quên viễn ảnh về bao thách thức và cơ hội đối diện nhân loại trước mặt.

3913 - Các doanh nhân quyền lực và đảng Cộng Sản Trung Quốc : Khi gió xoay chiều

Thuỳ Dương RFI

Jack Ma (Mã Vân), người sáng lập tập đoàn Alibaba, hiện thân của nền thương mại điện tử Trung Quốc, đã lọt vào tầm ngắm của chế độ Cộng Sản Bắc Kinh. AP - Markus
Schreiber

Quan tâm đến châu Á, Le Monde dành cả trang Kinh Tế - Doanh nghiệp để giới thiệu hai bài viết về việc đảng Cộng Sản Trung Quốc đang siết lại « gọng kìm » đối với các doanh nghiệp tư nhân, cũng như những doanh nhân liều lĩnh chỉ trích chính quyền.

3912 - Tiễn biệt một năm buồn

Hiếu Chân/Người Việt 

COVID-19 chưa hẳn là đại dịch nguy hiểm nhất, mà có thể là “hồi chuông cảnh tỉnh” để con người chuẩn bị cho những đại dịch khủng khiếp hơn nữa trong tương lai. Trong hình, một người mua thức ăn “to go” tại một nhà hàng ở Los Angeles, California. (Hình minh họa: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)


Thông thường, con người học được từ đau khổ và bất hạnh hơn là từ hạnh phúc và thành công. Theo nghĩa đó, năm 2020 bất hạnh để lại nhiều ấn tượng khó quên và nhiều bài học để suy ngẫm hơn là những năm thuận buồm xuôi gió trong quá khứ. Nhìn lại 2020, có lẽ hai sự kiện khó quên nhất với người Mỹ chúng ta là đại dịch viêm phổi Vũ Hán và cuộc tổng tuyển cử Tháng Mười Một.

3911 - Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời giới thiệu của tác giả: Cách đây gần hai năm, vào giữa nhiệm kỳ của Donald Trump, tôi đã viết một bài dài đăng làm 5 kỳ trên trang “Nghiên cứu Quốc tế” (Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung). Bài đó và một số bài khác đã được Derek Grossman, một chuyên gia phân tích quốc phòng của RAND, tham khảo và trích dẫn trong một báo cáo về khu vực do RAND Corporation xuất bản gần đây (Regional responses to US-China Competition in the Indo-Pacific).

3910 - Sử gia: ‘Di sản’ của Trump là hàng trăm ngàn người đáng lẽ không chết

WASHINGTON, DC (NV) – Sử gia Michael Beschloss, chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu các “triều đại” tổng thống Mỹ, nhận định tên tuổi của Tổng Thống Donald Trump sẽ mãi mãi gắn liền với thảm họa COVID-19.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

3909 - Kịch bản nào cho Biển Đông ?

Thùy Dương RFI
Tàu đổ bộ tấn công Mỹ tập trận trên Biển Đông với quân đội Philippines ngày 21/04/ 2015.
 Reuters

Năm 2021 là năm chính quyền Mỹ có thay đổi lớn, rất nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại đã đưa ra các đề xuất và dự đoán chính sách của chính quyền Biden tới đây, trong đó có một chủ đề nổi bật là chính sách Mỹ-Trung, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng.

3908 - Trường hợp Vũ Đức Đam: Thất bại của ảnh hưởng phương Tây đối với giới lãnh đạo Việt Nam

Jackhammer Nguyễn

Hàng nội được trọng hơn hàng ngoại

Đương kim phó thủ tướng Vũ Đức Đam là một người được phương Tây tư bản chủ nghĩa đào tạo. Sau khi học hết trung học tại Việt Nam ông được sang Vương quốc Bỉ học kỹ sư. Nước Bỉ nằm ngay sát trung tâm tư bản chủ nghĩa và thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới, Amsterdam.

3907 - Nước Mỹ và Biển Đông

Phạm Đình Trọng

Phản hồi một bài viết gay gắt phê phán tư cách con người Tổng thống thứ 45 nước Mỹ, Donald Trump, đăng trên nhiều trang mạng, người phản hồi lý giải tình cảm quí trọng, biết ơn mà ông dành cho Trump như sau:
Nói về Tổng thống D. Trump, chúng tôi không cuồng, yêu, sùng bái hay bất cứ từ ngữ nào về passion mà ông và những kẻ muốn hạ bệ Trump cố chết gán cho chúng tôi, ‘xét trên khía cạnh cá nhân con người Trump, cả trước và sau khi làm Tổng thống’.

3906 - Bắt Lê Thanh Hải – Tướng Công an nào sẽ ra tay ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 27/12/2020

Hôm 25/12/2020 ông Nguyễn Văn Nên lên báo nói rằng "Phòng chống tội phạm phải máu lửa". Trong bối cảnh ông Nên cho bắt Tất Thành Cang và đang điều tra vụ sai phạm đất đai ở Thủ Thiêm mà tung thêm câu này thì chẳng khác nào ông gởi thông điệp cảnh cáo đến Lê Thanh Hải cả. Một thế lực mà 5 năm qua chưa ai có thể động chạm đến, nay ông Nguyễn Văn Nên lại nói ra những lời như vậy.

3905 - Thảm kịch Thủ Thiêm giá chỉ 7500 tỷ đồng thôi sao?

Phạm Nhật Bình

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ Tịch UBND Thành Hồ (phải), phát biểu tại buổi làm việc với quận ủy quận 2 hôm 25/12, người ngồi kế bên là Bí Thư Thành Hồ Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Báo Mới

Đối với hơn 60.000 người dân đang sinh sống trên bán đảo Thủ Thiêm từ bao đời, việc xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm quả thật là một thảm kịch không bao giờ phai mờ. 16.000 gia đình đã bị giải tỏa trắng với mức đền bù rẻ mạt và 160 ha đất tái định cư biến mất khiến cho đến nay người dân phải sống đời tha phương cầu thực kéo dài gần 20 năm qua.

3904 - Thế giới hôm nay: 30/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy


Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lần đầu tiên vượt mốc 27.000 kể từ 1991, vì cổ phiếu tăng giá sau khi dự luật kích thích của Mỹ được thông qua thành luật và một thỏa thuận thương mại hậu Brexit được kí giữa Anh và EU. Cách đây chính xác 31 năm, khi kinh tế Nhật Bản còn ở thời kỳ vàng son nhất, chỉ số này đạt đỉnh gần 39.000. Nó xuống dưới ngưỡng 8.000 vào năm 2003.

3903 - Nhân sự lãnh đạo đảng căng thẳng đến phút chót trước đại hội đảng?

RFA

Tại hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 15, dự kiến diễn ra ngày 15/1/2021, Bộ Chính trị sẽ báo cáo các ‘trường hợp đặc biệt’ để Trung ương quyết định, giới thiệu ra Đại hội XIII của Đảng.

3902 - Tri thức, công lý, và trắc ẩn: Ba thử thách trong năm mới dành cho những người dân chủ cũ

Y Chan


Năm 2020, chỉ tính riêng những sự kiện trong nước, đã là một năm đặc biệt bất thường với người Việt Nam. Nó còn bất thường hơn khi một chuyện diễn ra ở cách nửa vòng trái đất – cuộc bầu cử tổng thống Mỹ – lại cũng có thể khiến dư luận ở đất Việt nổi sóng.

3901 - Tấm ảnh cuối năm: Tại sao ngoại khóc?

Nhã Duy

Cô bé lau nước mắt cho ngoại. Nguồn: REUTERS/ Peter Nicholls

Tấm ảnh cô bé Ayse ba tuổi đang lau nước mắt cho bà ngoại mình đã được hãng tin Reuters đăng tải, như việc nhìn lại một trong những biến cố lớn đã xảy ra cho nhân loại trong năm 2020 này.

3900 - Donald Trump, người bắn phát súng ân huệ cho Hoa Vi ?

Thụy My RFI
Ảnh minh họa : Một smartphone 5G của Hoa Vi (Huawei).
 © REUTERS/Dado Ruvic/File Photo

Le Monde nói về "2020, năm mà Hoa Vi phải quỳ gối". Lịch sử sẽ ghi nhận Donald Trump như là người đã bắn phát súng ân huệ cho Hoa Vi chăng ? Vào lúc ông Trump sắp rời Nhà Trắng, phải công nhận rằng vị tổng thống khác người này đã thành công trong việc làm tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc phải chao đảo chưa từng thấy.

3899 - Trung Quốc dẹp im tiếng nói và viết lại lịch sử Covid ra sao?

China is celebrating victory over Covid-19
CHINA NEWS SERVICE

Chụp lại hình ảnh,

China has celebrated victory over the coronavirus this year

Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với hai thách thức lớn; một căn bệnh không rõ đe dọa xé toạc dân số và làn sóng những tiếng nói trên mạng kể cho thế giới chuyện gì đang xảy ra.

3898 - 10 Tin Việt Nam Đáng Chú Ý Trong Năm 2020

 1. Thảm sát Đồng Tâm

Từ bản chất, biến cố xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở ngoại ô Thành Phố Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng Giêng, 2020 là vụ lừa dân để cướp đất. Nhưng lần này cướp không xong, họ đã dàn dựng kịch bản chống “phản động” để mang 3.000 cảnh sát cơ động tấn công vào làng sau nhiều tuần lễ bố trí, cắt điện thoại và mạng internet quanh khu vực. 

3897 - Đại sứ EU: ‘Được ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn xa xỉ’

Nguyễn Thông

Đọc câu của ông cụ lão (tối qua nghe trên tivi, giờ đọc trên báo): “Có lẽ chính vì vậy, Đại sứ EU tại Việt Nam đã cho rằng ‘Được ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn xa xỉ’,” sực nhớ hồi chiến tranh, trên đất Bắc người ta loan truyền câu nói tâm trạng của một bà nghe đâu dân Thụy Điển (nơi sướng nhất thế giới): “Chỉ ao ước sau đêm ngủ, sáng dậy thấy mình thành người Việt Nam“.

3896 - Quỹ đạo quan hệ Việt Nam với “Bộ tứ”

Thiều Quang

Cuộc điện đàm ngày 22/12/2020 giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Donald Trump chủ yếu tập trung trao đổi về ‘thao túng tiền tệ’ để thanh minh việc điều hành chính sách tiền tệ của Hà Nội không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế. 

3895 - Việt Nam: Tin nhân sự Tổng Bí thư là 'tuyệt mật', người dân không biết gì?

Việt Nam
GETTY IMAGES

Chỉ vài tuần trước khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam, Chính phủ nước này ban hành một danh mục được xếp hạng các "bí mật nhà nước", trong đó có các thông tin liên quan nhân sự và nội bộ của đảng, một động thái được giới quan sát chú ý.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

3894 - TUỔI TRẺ MÀ LÚ LẪN NHƯ TUỔI GIÀ

canhco

"Tuyệt vọng vì 'không thể kiếm sống', nhiều người Mỹ run rẩy chờ cứu trợ". Đó là cái tựa của báo Tuổi Trẻ số phát hành mới nhất, nó đang gây một làn sóng giận dữ, cười cợt trong các…bàn nhậu, café và ngay cả trên mạng xã hội.

3893 - Bầu cử Mỹ: Cuộc chiến xác nhận phiếu đại cử tri sẽ nổ ra tại Quốc Hội?

Mai Vân RFI
Ảnh minh họa : Trụ sở Quốc hội Mỹ (Capitol), Washington DC. Ảnh 28/12/2020.
 REUTERS - LEAH MILLIS

Ngày 06/01/2021, hai viện Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ họp phiên toàn thể để kiểm phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11/2020, theo đó ứng cử viên Joe Biden thuộc đảng Dân Chủ đã chiến thắng với 306 phiếu, còn ứng cử viên đảng Cộng Hòa, tổng thống đương nhiệm Donald Trump bị thua với 232 phiếu.