Trong giới xã hội đen, nếu hai người dù không ân oán gì như nhưng chọn 2 đại ca là 2 người đối đầu nhau để đầu quân, thì thế nào hai người đàn em đó cũng ở thế đối đầu, không thể khác được. Nói về chính trường Cộng Sản Việt Nam thì nó cũng thế, khi 2 người chọn 2 phe khác, mà 2 phe đó đang đấu nhau thì thế nào giữa 2 người đó cũng trở thành đối thủ của nhau. Đại ca là đối thủ của đại ca, đàn em là đối thủ của đàn em.
Đại ca là đối thủ của đại ca, đàn em là đối thủ của đàn em. Ảnh minh họa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng
Từ nhiều năm nay, chính trường Việt Nam đã hình thành nên các nhóm cộng sinh về quyền lợi chính trị lẫn quyền lợi kinh tế, m đặc biệt là quyền lợi chính trị. Những nhóm như thế người ta gọi là nhóm lợi ích.
Ghế thì ít người đông nên luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích với nhau. Đó là điều tất yếu. Người ta nói đảng cộng sản là nhóm lợi ích lớn nhất, tuy nhiên, trong nhóm lợi ích đó có nhiều nhóm lợi ích nhỏ. Trước đây có thể kể đến các nhóm như : Nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nhóm Trương Tấn Sang, Nhóm Lê Thanh Hải, nhóm Nguyễn Phú Trọng. Còn hôm nay thì các nhóm kia vẫn còn nhưng đã yếu thế, còn lại nhóm Nguyễn Phú Trọng là đang mạnh. Tuy nhóm ông Trọng mạnh thật, nhưng nay lại nổi lên nhóm mới đó là nhóm Phạm Minh Chính. Chính trường Việt Nam luôn có những nhóm lợi ích mới thay thế, vì bản chất của chế độ này là dung dưỡng nhóm lợi lích nên không bao giờ thiếu nhóm lợi ích lớn mạnh và thay thế cho nhóm cũ.
Trong các nhóm lợi ích xảy ra mâu thuẫn mạnh nhất từ xưa đến nay thì phải nói những trận đấu giữa nhóm Nguyễn Tấn Dũng và nhóm Nguyễn Phú Trọng là khốc liệt nhất.
Hầu hết những nhân sự Bộ Chính trị hiện nay cũng đều có tham gia vào nhóm này hay nhóm kia chứ không bao giờ họ đứng một mình. Trong nền chính trị Việt Nam, nếu đứng một mình thì không bao giờ leo cao được.
Vương Đình Huệ lạc lõng trong ghế bộ trưởng Bộ Tài chính
Ông Vương Đình Huệ sát cánh cùng Nguyễn Phú Trọng từ năm 2012
Ông Vương Đình Huệ vốn là người của ông Nguyễn Phú Trọng từ Đại hội 11. Việc năm 2011 ông Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu Vương Đình Huệ nắm chức bộ trưởng Bộ Tài Chính thay ông là một sự bổ nhiệm lạc lõng. Ngoài mối thâm tình đồng hương đồng môn học cùng trường với ông Nguyễn Sinh Hùng thì Vương Đình Huệ có mối thâm giao với ông Nguyễn Phú Trọng. Sau khi ngồi vào ghế Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, ông Huệ có được sự che chở của ông Nguyễn Sinh Hùng, tuy nhiên cái ô của ông Nguyễn Sinh Hùng không đủ lớn để che cho ông Huệ an toàn. Khi ấy ông Nguyễn Phú Trọng có sức ảnh hưởng mạnh nhất cả trong Bộ Chính trị chứ không chỉ là ảnh hưởng ở chính phủ. Vì vậy dù thân với Nguyễn Sinh Hùng, ông Huệ không thể làm việc được với Nguyễn Tấn Dũng, đó là điều khó tránh khỏi.
Ngồi ở Bộ Tài Chính mà ảnh hưởng tư tưởng dùng chiêu bài "chống tiêu cực" để đấu đá phe phái của ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Vương Đình Huệ đã làm phật lòng không ít người. Tại buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" do Bộ Tài chính chủ trì hôm 20/9/2011, đã biến thành cuộc "cãi lộn" gay gắt giữa Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, trước sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành và báo chí. Nguyên nhân là Huệ đã bắt ép các doanh nghiệp xăng dầu trong đó không ít những doanh nghiệp này là sân sau của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng.
Tháng 2/2012, Vương Đình Huệ "chạm" với Bộ Công thương lần nữa. Huệ bị cho là xử ép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), khi yêu cầu EVN cắt giảm chi tiêu, phải tiết kiệm cho được 1800 tỷ đồng.
Nói gì nói chứ một bộ trưởng dưới quyền mà thân mới đối thủ rồi quay qua chọc ngoáy mình thì đời nào ông Nguyễn Tấn Dũng để yên ? Điều gì đến phải đến, Nguyễn Tấn Dũng đẩy Vương Đình Huệ sang Ban Kinh Tế Trung Ương của ông Trọng bằng quyết định với Quyết định số 656-QĐNS/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2012. Và kể từ đó ông Huệ công khai đầu quân cho Nguyễn Phú Trọng.
Hoàng Trung Hải đầu quân cho Nguyễn Tấn Dũng và sinh mâu thuẫn với Vương Đình Huệ
Ông Hoàng Trung Hải luôn sát cánh cùng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Hoàng Trung Hải vốn gắn bó với Nguyễn Tấn Dũng từ rất sớm. Từ khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng thì Hoàng Trung Hải đã gắn bó với ông Dũng rồi. Hoàng Trung Hải nắm về xây dựng cơ bản khắp đất nước Việt Nam nên trong tay quyền uy rất lớn. Mà những dự án xây dựng cơ bản của chính phủ đều phải qua bàn tay của Vương Đình Huệ, vì Huệ lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính nên Huệ không chi là Hoàng Trung Hải đói. Đó là vấn đề gây nên mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Vương Đình Huệ và Hoàng Trung Hải khi họ ở cùng nhau ở chính phủ giai đoạn 2011-2012.
Khoảng thời gian từ 2006-2011 là thời mà Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Sinh hùng phối hợp ăn ý. Lúc đó Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng điều hành chung. Hoàng Trung Hải cho triển khai dự án còn Nguyễn Sinh Hùng Bộ Trưởng Bộ tài Chính là người duyệt chi ngân sách. Những quả đấm thép trở nên tan hoang cũng vì bộ ba này tác oai tác quái. Dự án không khả thi nhưng ký duyệt chi ngân sách vô tội vạ. Điều đó nó tạo nên cái lề lối làm ăn gây nhiều thất thoát cho ngân sách nhà nước mà hậu quả đến hôm nay chứ giải quyết xong.
Đến Đại hội 11, lúc đó Vương Đình Huệ thay thế Nguyễn Sinh Hùng thì tự nhiên dòng tiền chi ra bị gây khó khăn. Ông Vương Đình Huệ là người của ông Nguyễn Phú Trọng chen vào nắm túi tiền của chính phủ là một điều vô cùng bất lợi cho cả Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải. Tuy việc đá ông Vương Đình Huệ sang bang kinh tế là do bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng điều đó ắt phải làm hài lòng ông Hoàng Trung Hải. Bởi đơn giản ông Vương Đình Huệ đi thì nút thắt bị nghẽn nguồn chi đã được gỡ và Hoàng Trải với Nguyễn Tấn Dũng tiếp túc tự tung tự tác.
Thực tế ở chính phủ, ông Hoàng Trung Hải là cấp trên trực tiếp của Vương Đình Huệ. Về mặt chính trị, ông Hoàng Trung Hải luôn đi trước Vương Đình Huệ một bước chân cho đến ngày ông Hải bị Nguyễn Phú Trọng loại khỏi ghế bí thư thành ủy Hà Nội.
Nguyễn Đình Huệ muốn tiến thân phải nhờ Nguyễn Phú Trọng dẹp Hoàng Trung Hải
Năm 2016, tại Đại hội 12 cả ông Hoàng Trung Hải và vương Đình Huệ đều vào được Bộ Chính trị. Tuy nhiên điều đáng nói là Vương Đình Huệ được thế lực Nguyễn Phú Trọng đưa vào còn Hoàng Trung Hải thì được Nguyễn Tấn Dũng cài vào. 2 con đường trở thành ủy viên bộ chính trị của hai người hoàn toàn khác nhau. Nhìn thế lực ủng hộ hai người này thì biết, Vương Đình Huệ có khả năng leo cao hơn còn Hoàng Trung Hải thì khó có cơ hội leo cao hơn nữa.
Sau khi vào Bộ Chính trị, ông Hoàng Trung Hải nắm bí thư Hà Nội còn ông Vương Đình Huệ nắm chức phó thủ tướng. Giữa chức phó thủ tướng và chức bí thư Hà Nội thì người ta đánh giá chức bí thư Hà Nội ngon hơn.
Người ta cho rằng Hoàng Trung Hải có dính đến yếu tố trung Quốc. Phần vì ông là gốc người Hoa phần vì khi ở cương vị phó thủ tướng ông đã đồng ý rất nhiều gói thầu EPC của Trung Quốc triển khai ở Việt Nam. Được biết, hơn 90% các gói thầu EPC của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, trong đó có công không nhỏ của ông Hoàng Trung Hải. Chính vì vậy mà ông Trọng đánh Hoàng Trung Hải cũng phải nương tay chứ không dám đánh mạnh như ông đã đánh Đinh La Thăng. Tuy nhiên phải tìm cách nào đó hạ bệ Hoàng Trung Hải chứ không thể nào để thế lực cũ của Nguyễn Tấn Dũng lọt vào tứ trụ thì nguy. Và ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn đưa Hoàng Trung Hải khỏi vị trí bí thư thành ủy Hà Nội một cách nhẹ nhàng chứ không mạnh tay như ông đã làm với Đinh La Thăng. Nhờ đó Vương Đình Huệ mới có cơ hội trám vào ghế Bí Thư Hà Nội đầy triển vọng.
Ngày 7/2/2020 ông Vương Đình Huệ (giữa) lấy chức bí thư thành ủy từ tay Hoàng Trung Hải (trái)
Hoàng Trung Hải đã thua cuộc trước Vương Đình Huệ
Việc thất bại của ông Hoàng Trung Hải là điều được báo trước khi mà Nguyễn Nguyễn Tấn Dũng rời ghế thủ tướng năm 2016. Đến năm 2017 ông Đinh La Thăng bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị và bị mất chức bí thư thành ủy Thành phố HCM thì xem như số phận của ông Hoàng Trung Hải càng trở nên mong manh hơn. Tuy nhiên người ta vẫn không ngờ ông Hoàng Trung Hải lại có thể trụ lại chiếc ghế quyền lực số một thủ đô đến năm 2020 mới bị tước bỏ. Mà lại bị tước bỏ nhẹ nhàng chứ không bị lột chứt và tống vô tù như đã làm đối với ông Đinh La Thăng. Có lẽ ông Hoàng Trung Hải cũng cần cảm ơn cái gốc của ông, cái gốc mà cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng không dám làm mạnh tay.
Khi ông Vương Đình Huệ đoạt lấy ghế bí thư thành ủy của Hoàng Trung Hải thì xem như ông Huệ đoạt được 2 mục đích : Thứ nhất là ông loại được một đối thủ đáng gờm ; Thứ nhì là ông Huệ có được nấc thang quang trọng để vào tứ trụ. Bởi ông Vương Đình Huệ khởi nghiệp chính trị từ Bộ Tài Chính chứ ông chưa hề kinh qua một chức vụ địa phương nào cả. Và ông cần phải dùng cái ghế bí thư thành ủy Hà Nội để làm bàn đạp nhảy vào tứ trụ.
Được biết trong Đảng cộng sản đặt ra điều kiện trải qua nhiều vị trí để đến với vị trí tứ trụ là rất quan trọng. Chính vì điều đó mà ban bí thư và Bộ Chính trị mới thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ từ nhiều năm nay. Nay ông Huệ lại soán ngôi ông Hoàng Trung Hải để ngồi vào ghế bí thư Hà Nội là một cơ hội lớn.
Có tin đồn cho rằng, đến giữa nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ rời ghế và nhường lại chức tổng bí thư cho Vương Đình Huệ. Chuyện này thực hư thế nào chưa thể khẳng định. Tuy nhiên nếu đây là sự thật thì việc kinh qua chức bí thư thành ủy Hà Nội là một lợi thế lớn để tiến đến vị trí cao nhất đó. Việc ông Huệ có làm tổng bí thư hay không thì chưa biết, chỉ biết cho đến bây giờ, ông Huệ đã thắng Hoàng Trung Hải trong cuộc đua đến với chiếc ghế quyền lực cao nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét