Tường thuật trực tiếp
Trong ngày 2/8, Việt Nam ghi nhận có thêm 34 ca nhiễm mới và ba ca tử vong do Covid-19. Số các ca được chính thức xác định dương tính với virus corona tính đến chiều Chủ Nhật là 620.Guy Thwaites, bác sỹ chuyên về bệnh truyền nhiễm, từ TP Hồ Chí Minh nói với BBC rằng ông tin là giới chức Việt Nam sẽ kiểm soát được tình hình."Mỗi ngày trôi qua mà không có các ca mới tại TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội không dính gì tới Đà Nẵng, thì tình hình càng khả quan. Tôi thấy là chính phủ đang và đã rất nỗ lực trong suốt giai đoạn này."Họ đang rất nỗ lực để xét nghiệm, kiểm dịch và cách ly, họ đang cố gắng kiểm soát, bởi họ hiểu rằng nếu bệnh dịch vào tới Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh và có lây nhiễm trong cộng đồng thì tình thế sẽ thay đổi hoàn toàn."Cho nên tôi nghĩ rằng họ đang có cơ hội, cơ hội tốt để thực sự kiểm soát, nhưng sẽ cần nỗ lực cực kỳ lớn, tập trung vào vùng Đà Nẵng."
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói nếu không có giải pháp quyết liệt, Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 10 người nhiễm/1 triệu dân, cả nước sẽ có 970 người điều trị trong bệnh viện (hiện chỉ có 216 người)."Chúng ta đang có nguy cơ trong 30 ngày tới, nên cần có chủ trương quyết liệt", ông Nhân khuyến cáo."TP.HCM và Hà Nội được nhận định là nguy cơ rất lớn, nên cần có nhiệm vụ đặc biệt cho Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh Đà Nẵng là Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk."Chúng tôi chỉ nói kinh nghiệm Vũ Hán, khi xảy đến mức cao nhất thì thì họ yêu cầu tất cả mọi người ở nhà, mỗi nhà chỉ được 1 người đi chợ 1 lần thôi, phát phiếu chỉ người đó được ra khỏi nhà đi chợ thôi. Sau một thời gian họ không cho đi chợ nữa, mà chuyển sang giao nhận thực phẩm tại nhà", ông Nhân nói thêm.
Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng nói ảnh nữ điều dưỡng ngủ trên bìa carton chỉ là "trường hợp cá biệt".“Thực tế, trong Bệnh viện Đà Nẵng, các nhân viên y tế, bệnh nhân phải nằm rất chật chội nhưng hình ảnh nằm trên bìa carton chỉ là trường hợp cá biệt, không mang tính đại diện,” Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh nói.Mạng xã hội hiện chia sẻ nhiều hình ảnh này trong lúc lãnh đạo Bộ Y tế nói "Bệnh viện Đà Nẵng là ổ dịch siêu lây nhiễm, do đó, các bệnh nhân có bệnh lý nềncần thuyên chuyển bớt".“Cùng đó, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại nhiều khoa mạch phải nhanh chóng được giải phóng và mở toàn bộ cửa sổ, không bật điều hòa, ngăn không để các bệnh viện trở thành ổ dịch siêu lây nhiễm," GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế nói.
Bộ Y tế chiều 2/8 thông báo ghi nhận thêm 30 ca mắc mới.29 ca "liên quan" đến Đà Nẵng, nơi được mô tả là "ổ dịch siêu lây nhiễm". Ca còn lại là du học sinh.Nhiều nhất vẫn là Đà Nẵng với 16 ca, Quảng Nam 9 ca, Đắk Lắk 2, Đồng Nai 1, Khánh Hòa 1, Hà Nam 1.Tổng số ca nhiễm cả nước lên 620, trong đó 373 người đã khỏi, năm người tử vong, 242 bệnh nhân đang điều trị.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, được trang Zing.vn dẫn lời đánh giá về tình hình dịch.“Với Đà Nẵng, dịch bệnh đã có sự lây lan âm ỉ trong tháng 7, không phải chỉ diễn ra vào những ngày gần đây. Vì vậy, việc tìm F0 tại thành phố này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, không còn nhiều ý nghĩa để chống dịch”.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nói truy vết F0 không khả thi và tới đây sẽ phát hiện thêm ca mắc ở một số địa phương khác.Một vài điểm đáng chú ý khác được ông Long nói tới vào chiều 2/8:1. Đà Nẵng đã ghi nhận 6 ca trong cộng đồng nhưng chưa phát hiện được nguồn lây2.Về chỉ số lây nhiễm, lần này rơi vào khoảng 5-6, trong khi đó lần trước chỉ khoảng 1,8 – 2,2, tỷ lệ F2 bị nhiễm nhiều.3.Từ 1/7 đến nay, các cơ quan chức năng xác định có khoảng 1,4 triệu người. Số lượng người lớn đi đến từ Đà Nẵng, đi đến các bệnh viện ở Đà Nẵng4.Tâm dịch lớn nhất là ở cụm Bệnh viện tại Đà Nẵng (800.000 người đi qua khu vực này. Có khoảng 42.000 người đã từng đến đây chữa bệnh).
Từ ngày 25/7 đến nay đã ghi nhận 144 trường hợp mắc COVID-19, ghi nhận tại 7 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng (105); Quảng Nam (25); Đắk Lắk (1); TPHCM (8); Quảng Ngãi (2); Hà Nội (2), Thái Bình (1).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tinh thần của chống dịch là bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng không để đổ gãy kinh tế.“Đây là câu hỏi lớn, phải công bằng, đòi hỏi nghệ thuật lãnh đạo thật tốt để nhân dân ủng hộ. Chỉ có nhân dân ủng hộ thì mới thành công”.
"Tôi hoan nghênh Hà Nội, TP. HCM đã dừng lại một số ngành nghề nhạy cảm, không cần thiết nhưng vẫn duy trì các ngành nghề khác hoạt động để đảm bảo hoạt động kinh tế được duy trì," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói vào chiều 2/8 khi chủ trì cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch Covid-19.
Làn sóng Covid-19 thứ hai ập đến vào tháng 7 khiến thị trường bất động sản một lần nữa rơi vào vòng xoáy bất định.Điều khiến các chuyên gia quan ngại là không chỉ có thách thức mang tên Covid-19, bất động sản còn phải đón thêm nhiều bất lợi cùng lúc như: giá vàng tăng cao, lãi suất hạ xuống thấp, rủi ro pháp lý vẫn chưa được giải quyết.Các biến số này thổi bùng quan ngại về bức tranh màu xám của thị trường bất động sản trong 12 tháng tới, theo Vnxpress.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói nguy cơ của Hà Nội khi có số người già đông nhất cả nước, chiếm 19% dân số, mật độ dân cư đông, việc đi lại phức tạp."Mấy ngày trước rà soát chỉ có hơn 21.000 người về từ Đà Nẵng, hôm qua tăng lên hơn 53.000 người, đến nay đã lên tới hơn 72.000 người. “Điều này cho thấy, người dân đã tự kiểm tra, rà soát lại, tự giác chấp hành, ý thức nâng lên. Hai ca bệnh phát hiện ở Hà Nội cũng là tự đến cơ sở y tế xét nghiệm. Chính vì vậy, việc tuyên truyền là quan trọng nhất hiện nay," ông Chung nói.Chủ tịch UBND TP. Hà Nội bày tỏ đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ rằng địa phương “không nguy cơ cao” thì tổ chức thi theo kế hoạch.Tức là theo ông Nguyễn Đức Chung, Hà Nội vẫn tổ chức thi tốt nghiệpTHPT bình thường nhưng đo thân nhiệt thí sinh và thí sinh cũng được sát khuẩn tay trước khi vào phòng thi.
Hai ngày cuối tuần, đường phố ở TP.HCM khá vắng vẻ. Nhiều đoạn đường có lúc không một bóng người, báo Thanh Niên đưa tin.
Ngày 2/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, công bố tin về hai người mới qua đời vì bị nhiễm Covid-19, gồm BN 524 và BN 475, tổng cộng năm tử vong.-BN 524 là bệnh nhân nữ, 76 tuổi, quê ở Quảng Nam. Bệnh nhân này bị bệnh nền gồm suy tim, suy thận mạn tính.Được biết, từ ngày 11-16/7, BN 524 vào điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng, được chẩn đoán zona thần kinh bội nhiễm và chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày.Ngày 18-31/7, bà có dấu hiệu sốt và được chuyển điều trị tại nhiều bệnh viện gồm BV Đa khoa Bình An, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, BV Trung ương Huế.Ngày 1/8, bệnh nhân tỉnh, dù còn mệt. Đến 18h cùng ngày, bà hôn mê, mạch chậm dần và có mạch trở lại lúc 22h. 0h ngày 2/8, bệnh nhân trở nặng, ngừng tuần hoàn, hô hấp và tử vong vào 5h30.Các bác sĩ cho biết BN 524 tử vong vì choáng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp cấp không hồi phục trên nền suy đa tạng và mắc Covid-19.-BN 475 cũng là một người nữ, 83 tuổi, quê ở Đà Nẵng. Bệnh nhân này vào Bệnh viện Đà Nẵng từ 12/7 để điều trị thoái hóa đa khớp và phẫu thuật dạ dày.Ngày 12/7, bà bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, được nhập điều trị khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 17/7, bà xuất hiện triệu chứng sốt. Sau 3 ngày, bệnh nhân được xác định dương tính SARS-CoV-2 và chuyển cách ly. 4h30 sáng 2/8, bệnh nhân suy kiệt nặng và rơi vào hôn mê sâu. Đến 5h45, bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân tử vong của bà được chẩn đoán là hội chứng mạch vành cấp, viêm túi mật, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp và Covid-19.Trước đó, Việt Nam đã có 3 ca tử vong vì Covid-19.Gồm BN 428 (70 tuổi, ở Quảng Nam) không qua khỏi vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19; BN 437 (61 tuổi, ở TP Đà Nẵng) không qua khỏi do sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19; và BN 499 (nữ, 52 tuổi, Đà Nẵng) không qua khỏi vì ung thư máu ác tính giai đoạn cuối, không đáp ứng hoá chất, viêm phổi nặng và Covid-19.
Theo truyền thông Việt Nam, tối 1-8, Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đã ghi nhận thêm tất cả 18 trường hợp nhiễm virus corona, chỉ trong một ngày.Kể từ 25-7, Đà Nẵng đã ghi nhận tất cả 105 ca nhiễm, trong đó có 3 tử vong.Hiện 102 bệnh nhân được điều tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.Được biết, trong ngày hôm nay thành phố đã phát hiện thêm 148 trường hợp F1. Cho đến giờ Đà Nẵng đã có hơn 7.200 đối tượng F1, 2.300 đối tượng F2 liên quan đến các trường hợp nhiễm SAR-CoV-2, vì vậy thành phố đã thiết lập thêm 6 cơ sở cách ly y tế tập trung.Riêng về bệnh nhân 416, ca nhiễm cộng đồng đầu tiên sau 99 ngày toàn quốc không có ca nhiễm, hôm 1/8, Trung tâm Y tế dự phòng quận Liên Chiểu đã lấy khoảng 1.000 mẫu xét nghiệm cho người dân sống xung quanh khu vực.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam sáng 1/8 cho hay đã có thêm 12 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới, đều có liên quan Bệnh viện Đà Nẵng.Như vậy đến thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 558 ca Covid-19, trong đó 373 ca đã khỏi, 183 ca đang điều trị, 3 ca tử vong.
Sáng 1-8, cơ quan chức năng phong tỏa block 2B, chung cư Thái An 2, đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM vì một phụ nữ nghi nhiễm virus corona về từ Đà Nẵng.Theo báo Tuổi Trẻ, ca nghi nhiễm là nữ 49 tuổi, tên H, sống một mình tại tầng 6, từng đi Đà Nẵng thăm mẹ ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, ngày 28-7 vào lại TP.HCM. Một ngày sau, bà đã chủ động liên hệ địa phương để lấy mẫu xét nghiệm.- Sáng 1/8, Bộ Y tế Việt Nam công bố ca thứ 3 tử vong có liên quan đến COVID-19 tại Đà Nẵng.BN 499: T. T. B.T. nữ, 1952Nhập viện ngày 28/07/2020 tại BV Ung Bướu Đà NẵngTiền căn: Bạch cầu Cấp dòng tủy kháng trị, Đái tháo đường type 2, Tăng Huyết ápTử vong lúc 4.55 ngày 01/08/2020 tại BV Ung bướu Đà Nẵng.Giáo sư Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, thành viên Tiểu ban điều trị BCĐ Phòng chống COVID-1 cho truyền thông Việt Nam hay rằng nguyên nhân tử vong của bệnh nhân bao gồm ung thư đường máu ác tính không đáp ứng hoá chất giai đoạn cuối, viêm phổi nặng và COVID-19.
Tối 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, xác nhận trường hợp bệnh nhân số 437 tử vongTheo thông báo chính thức, bệnh nhân nam, N.H.L, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 (ngày 27/7/2020).Ngày 23/6/2020, bệnh nhân khó thở được chuyển vào viện Khoa nội - tiết niệu với chẩn đoán suy bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo chu kì 7 năm, tăng huyết áp, gout, rung nhĩ, suy tim, phù phổi cấp.Từ ngày 9/7/2020 bệnh nhân sốt cao liên tục.Đến ngày 17/7/2020, bệnh nhân suy hô hấp, chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày.Đến ngày 27/7/2020, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2.Ngày 29/7 bệnh nhân trụy mạch, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, bệnh nhân được làm ECMO.Bộ y tế nói nguyên nhân tử vong: Sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên bệnh nhân viêm phổi, suy thận mạn đang chạy thận định kỳ có bệnh kèm tăng huyết áp, gout, mắc COVID-19.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét