“Mình nhớ, đã từng bắt gặp hình ảnh các anh quản lý thị trường đi bắt hàng rong ở đường Hai Bà Trưng, đối diện chợ Tân Định – Sài Gòn. Có người thì ngồi bệt xuống lề đường thất thần. Có người thì quỳ xuống xin mấy anh tha cho. Nhưng nét mặt mấy anh lúc đó vô tình lắm kìa, dễ gì mà tha. Mình thấy họ thật tội nghiệp.
Dẫu biết buôn bán ở lề đường có khi là vi phạm, nhưng luật pháp cũng còn có chữ tình kia mà. Trong mấy người bị bắt đó, biết đâu cũng có người đang có hoàn cảnh rất là khó khăn thì sao? Làm thẳng thừng quá cũng tội người ta. Cứ như cái hình ảnh cô đó quỳ xuống xin đừng bắt, đã làm mình nhớ mãi, phải như thế nào đó, cô đó mới bất chấp tất cả, giữa chốn công cộng, quỳ và van xin”, một cựu sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM nhớ lại trong một khung ảnh của phóng sự truyền hình mới đây trên kênh youtube.
Có thể nói, người mưu sinh bằng nghề buôn bán hàng rong gặp nhiều khó khăn như vậy, còn bị nói là “ký sinh” hay “ký sinh trùng” này nọ, tựa như họ không chỉ đau về thể xác còn cả tinh thần.
Đồng ý một điều rằng, khi VTV phát ngôn không đúng, các báo cũng như mạng xã hội có lên tiếng về vấn đề này. Và rồi, theo thời gian rồi với việc mỗi ngày có khá nhiều tin tức, rồi chú ý quan tâm về dịch, sau đó là vụ ông đại biểu quốc hội song tịch…, vấn đề của VTV dường như chìm vào quên lãng. Có thể bà con mưu sinh bằng nghề hàng rong sẽ nhớ đó, nhưng cuốn theo guồng đời mưu sinh, cũng như có nói cũng chẳng được gì (báo chí nói nhiều mà ông trưởng đài có thèm xin lỗi đâu) nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” vậy.
Việc đưa phát thanh viên rồi biên tập viên ra xin lỗi như một trò đánh lận con đen cho việc từ chối nhận trách nhiệm trong vấn đề phát ngôn sai trên bản tin truyền hình. Điều này hoàn toàn không có lợi cho danh tiếng của đài, bởi lẽ, nếu không xin lỗi thật lòng, người ta sẽ có suy nghĩ ông trưởng đài phải suy nghĩ như thế nào đó không hay về những người bán hàng rong nên mới chấp nhận “duyệt” cho lên sóng, khi vấp phải phản ứng, vẫn “duy ý chí” cho rằng mình đúng, nhất quyết không xin lỗi. Chính vì lẽ đó, càng làm cho người ta nghi vấn, liệu sẽ còn sai sót nữa không trong tương lai?
Câu hỏi này đã được trả lời. Theo VASEP – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, những ngày gần đây, VTV liên tục phát clip quảng cáo về thuốc Tonka điều trị bệnh gan, sản phẩm của Công ty TNHH Nhất Nhất. Clip này có sử dụng hình ảnh một con tôm tươi trên bàn tay cùng lời thuyết minh “thực phẩm bẩn”. Hành động này có thể sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt đến việc sản xuất cũng như cái nhìn tiêu cực về hình ảnh con tôm. Việc xuất khẩu cũng có thể sẽ gặp khó khăn.
Thật sự tôi không thể hiểu được những hành động, lời nói của một đài truyền hình quốc gia mang ý đồ gì? Hay là do trong công tác sản xuất, kiểm duyệt nội dung có vấn đề? Sai sót là vậy nhưng VTV vẫn “nhởn nhơ” và không có văn bản chính thức hoặc đoạn video nào phát sóng lên tiếng xin lỗi. Chẳng lẽ cái mác “đài truyền hình quốc gia” là muốn nói gì thì nói, làm gì cũng được? Điều đó liệu có công bằng với các báo, đài khác?
Nhiều người thường nói rằng, nghề nào đi làm cũng cực hết, kiếm đồng tiền sạch là phải bỏ công sức ra, chứ không thể ngồi chờ sung rụng được. Bán hàng rong cũng thế. Vậy thì câu hỏi đặt ra như thay cho lời kết của bài, liệu rằng, ai sẽ là người bảo vệ sự thật, đúng đắn cho những người bán hàng rong?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét