Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

3914 - Ai giết “Đường cong Phillips”?

Biên dịch: Phan Nguyên



Đường cong Phillips, logic định hướng cho các ngân hàng trung ương ngày nay, đã trở nên phẳng một cách kỳ lạ.

Mỗi đêm vào khoảng 10 giờ tối, đèn trong trại tù binh chiến tranh  Indonesia sẽ tối đi một cách bí ẩn trước sbối rối của các lính canh người Nhật. Họ không phát hiện ra chiếc máy đun nước tạm thi (dùng lưỡi lam), dùng để hâm trà cho các tù nhân, đã được một tù binh người New Zealand, William Phillips, tạo ra. Nhng sáng kiến bí mật này chỉ là một ví dụ về s tháo vát của ông. 

Sau Thế chiến II, ông đã xây dng một mô hình “thủy lc” miêu tả dòng thu nhập luân chuyển trong nền kinh tế — một mê cung gồm các bồn cha nước, van và đường ống giúp ông được bổ nhiệm vào Trường Kinh tế London.

Nhưng cả hai kỳ tích này đều không phải là lý do tại sao Phillips được mọi nhà kinh tế biết đến ngày nay. Thay vào đó, danh tiếng của ông gắn liền với một nghiên cu “nhanh và bẩn thỉu”, xuất bản năm 1958, ghi lại mối quan hệ nổi bật kéo dài hàng thập kỷ gia lạm phát tiền lương  Anh và tỷ lệ thất nghiệp: Một yếu tố sẽ cao khi yếu tố kia thấp. Một đường cong dốc xuống, được ông vẽ chủ yếu bằng tay, minh họa cho quan điểm này. Đường cong Phillips, như người ta thường gọi, đã được mô tả là “mối quan hệ kinh tế vĩ mô có lẽ là quan trọng nhất”. Nó cũng được gọi là “công trình kém chắc chắn nhất” mà ông tng thực hiện.

Hình dạng và sự vững chắc của đường cong Phillips đã bị nghi vấn nhiều lần trong 60 năm qua, kể cả t saucuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Nhưng logic của đường cong vẫn định hướng cho các ngân hàng trung ương ngày nay.

Khi tình hình kinh doanh phát triển nhanh và tỷ lệ thất nghiệp thấp, các thống đốc ngân hàng trung ương lo lắng rằng người lao động sẽ yêu cầu tăng lương cao hơn lạm phát và tốc độ cải thiện năng suất của họ. Nếu các công ty chuyển mc lương cao hơn này sang cho khách hàng bằng cách tăng giá, lạm phát sẽ tăng. Nếu các ngân hàng trung ương muốn ngăn chặn điều này, họ sẽ tăng lãi suất, làm chậm nền kinh tế và hạn chế áp lc tăng lương.

Điều ngược lại xảy ra  đầu kia của đường cong. Tỷ lệ thất nghiệp cao làm giảm tiền lương và chi tiêu, gây áp lc giảm lạm phát. Để chống lại điều này, các nhà hoạch định chính sách thường cắt giảm lãi suất.

Các nhà điều hành ngân hàng trung ương hy vọng sẽ nằm đâu đó  gia: vi lạm phát  mức họ muốn và tỷ lệ thất nghiệp không cao cũng không quá thấp để tác động đến lạm phát. Trong nhng hoàn cảnh vui vẻ nhưthế, họ hướng ti việc đặt ra một mc lãi suất “trung tính” để lạm phát duy trì  mc ổn định hiện tại.

Hầu hết các ngân hàng trung ương  các nước giàu đều đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát khoảng 2%.  mc độ khiêm tốn như vậy, lạm phát không ảnh hưởng quá nhiều đến việc lập kế hoạch tài chính hoặc làm xói mòn niềm tin của thị trường vào đồng tiền. Nhưng nó cho phép tiền lương giảm nhẹ so vi giá cả mà không ai phải chịu một gói lương thấp hơn. Ngược lại, việc lao động trở nên rẻ hơn như vậy có thể giúp duy trì việc làm trong thi kỳ suy thoái.

Tuy nhiên, trong nhng năm gần đây, lạm phát liên tục thấp hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương  nhiều quốc gia (xem biểu đồ). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát thấp như vậy không có gì là khó hiểu. Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, lên mức 10%  Mỹ vào tháng 10 năm 2009. Trong hoàn cảnh đó, điều ngạc nhiên duy nhất là lạm phát không giảm thêm. Nhưng sau khi kinh tế phục hồi, lạm phát tiếp tục yếungay cả khi thất nghiệp  Mỹ, khu vc đồng euro và Nhật Bản đều giảm mạnh bất thường. Điều đó đã buộc các nhà kinh tế phải xem xét lại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.

Vào nhng năm 1960, một số người hoài nghi, có lẽ đáng chú ý nhất là Milton Friedman, đã chỉ ra rằng mối quan hệ gia thất nghiệp và lạm phát có vng chắc hay không còn tuỳ thuộc vào nhng kỳ vọng làm nền tảng cho nó. Nếu lạm phát d kiến ​​là 2%, thì nhng người lao động được khuyến khích bi tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể yêu cầu tăng lương 3 hoặc 4%. Nhưng nếu lạm phát d kiến ​​là 10%, thì nhng người lao động đó có thể yêu cầu tăng lương t 11% tr lên. Trong nhng năm 1970, lạm phát cao vẫn tồn tại mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao chính là do kỳ vọng của người lao động về lạm phát đã tăng quá nhiều. Các nhà kinh tế đã quyết định “củng cố” đường cong Phillips bằng cách bổ sung kỳ vọng bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp như một yếu tố bổsung tác động tới lạm phát.

Một yếu tố gây nhiễu khác đến t nhập khẩu. Thất nghiệp trong nước ít ảnh hưởng đến tiền lương  nước ngoài. Giá của bất kỳ th gì mà người tiêu dùng mua t phần còn lại của thế gii sẽ được xác định bi các lc lượng khác. Vì lý do này, một số nhà kinh tế bổ sung giá nhập khẩu vào đường cong.

Tuy nhiên, cả hai s bổ sung này đều không thể giải thích được tình trạng lạm phát thấp trong nhng năm gần đây. Nhập khẩu t các nước như Trung Quốc có thể làm giảm giá một số sản phẩm, chẳng hạn như thiết bị điện. Nhưng đó không phải là lý do tại sao giá cả nói chung đều thấp. Nếu Trung Quốc giúp kềm giá một phần của giỏ mua sắm, thì ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giá các hàng hoá khác tăng lên để bù đắp. Mức lạm phát mục tiêu 2% hoàn toàn khả thi nếu một số giá giảm mạnh nhưng các giá khác tăng đủ nhanh.

Các kỳ vọng lạm phát cũng chỉ có thể giải thích một phần bí ẩn này. Chúng đã  mc thấp trong nhiều thập niên qua Mỹ, kỳ vọng lạm phát không vượt quá 3% trong 20 năm, theo Ngân hàng D tr Liên bang Cleveland. Kỳ vọng lạm phát thấp hơn này đã làm dịch chuyển đường cong Phillips xuống dưới, do đó dù tỷ lệ thất nghiệp như thế nào thì cũng đi kèm vi một tỷ lệ lạm phát thấp hơn.

Giải   ẩn

Nhưng nhng gì xảy ra vi đường cong Phillips trong nhng năm gần đây lại khác: gần giống vi một vòng quay hơn là s dịch chuyển lên xuống. Lạm phát dường như tr nên không liên quan vi tình trạng thất nghiệp, tạo ra một đường cong phẳng một cách kỳ lạ. Điều này có thể là do tỷ lệ thất nghiệp chưa tính đủ “lao động d phòng trong nền kinh tế. Đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp  Mỹ, châu Âu và Nhật đã giảm xuống đến mc thấp đáng ngạc nhiên, điều này đã thu hút một số ngườ ngoại vi lc lượng lao động tr lại làm việc. Các công ty của Nhật tìm thấy dư địa để phát triển bằng cách thuê nhiều phụ n và nhng người già vốn không bị tính là thất nghiệp.

Lạm phát cũng có thể chậm tăng trong thi kỳ bùng nổ việc làm vì cùng một lý do khiến lạm phát chậm giảmtrong thời kỳ thất nghiệp tăng. Trong thi kỳ suy thoái, các công ty không muốn hạ lương vì nó tác động xấu đến tinh thần làm việc của nhân viên. Nhưng vì họ không cắt giảm lương trong thi điểm tồi tệ, họ có thể trì hoãn việc tăng lương cho nhân viên (khi tình hình tốt lên). Theo quan điểm này, tiền lương cuối cùng sẽ tăng lên, chỉ là cần nhiều thi gian. Và nhiều th khác nữa, như đại dịch, có thể tác động vào trước khi việc tăng lương có thể xảy ra.

Theo Peter Hooper (Deutsche Bank), Frederic Mishkin (Đại học Columbia) và Amir Sufi (Đại học Chicago)trong một bài báo xuất bản năm 2019, tác động của tỉ lệ thất nghiệp thấp sẽ dễ quan sát hơn từ số liệu nếu các tác động đó không quá hiếm. Để tăng số lượng quan sát, họ chia nước Mỹ thành các tiểu bang và thành phố riêng biệt.  cấp độ địa phương này, họ tìm thấy nhiều ví dụ về thị trường việc làm tăng nóng trong vài thập niên qua, cũng như mối liên hệ rõ ràng hơn giữa việc làm tăng vi lạm phát tiền lương và giá cả. Họ chorằng đường cong Phillips vẫn tồn tại sống động trong các nền kinh tế địa phương, và có lẽ đường cong đó ở quy quốc gia chỉ là đang “ngủ đông”.

Cũng có thể cần nhiều thi gian hơn để tiền lương tăng tác động tới lạm phát. Trong các ch rau quả nhộn nhịp, các quầy hàng ghi giá bằng phấn, giúp bạn dễ dàng xoá và sa. Nhưng đối vi nhiều hãng khác, việc thay đổi giá rất tốn kém. Khi lạm phát thấp, họ có thể không thường xuyên thay đổi giá cả vì việc in menu mi chỉ để điều chỉnh giá  mức 2% dường như không đáng. Tuy nhiên, sc ì này cũng có nghĩa là các công ty hiếm khi có cơ hội định giá lại hàng hóa của họ để phản ánh nhng biến động trong kinh doanh. Nền kinh tế phải dịch chuyển rất nhiều trước khi giá cả được dịch chuyển.

Mặc dù đường cong Phillips phẳng làm các ngân hàng trung ương bối rối như bất kỳ ai khác, nhưng họ có thể phải chịu một phần trách nhiệm về điều đó. Đường cong được cho là dốc xuống (khi lạm phát hoặc thất nghiệp cao, yếu tố còn lại sẽ  mc thấp). Nhưng chính sách của các ngân hàng trung ương lại nghiêng theo hướng khác. Khi lạm phát mới có vẻ tăng, họ thường thắt chặt chính sách của mình ngay, tạo ra nhiều thất nghiệp hơn một chút. Còn khi lạm phát mới chuẩn bị giảm, họ làm ngược lại. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trước khi lạm phát tăng, và giảm xuống trước khi lạm phát giảm. Tỉ lệ thất nghiệp thay đổi để lạm phát đứng yên.

Theo quan điểm này, mối quan hệ gia thị trường lao động và lạm phát vẫn tồn tại. Và các ngân hàng trung ương vẫn có thể tận dụng nó. Nhưng chính bi vì họ làm như vậy, mối quan hệ đó không xuất hiện trong dliệu. “Ai đã giết đường cong Phillips?” Jim Bullard, một giám đốc ngân hàng trung ương Mỹ, đã hỏi tại một hội nghị dành cho các đồng nghiệp của ông vào năm 2018. “Các nghi phạm đang  trong phòng này.”

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nhng kẻ giết đường cong Phillips hết đạn? Để gi cho đường cong Phillips phẳng, các ngân hàng trung ương phải có khả năng giảm lãi suất bất c khi nào lạm phát có nguy cơgiảm. Tuy nhiên, họ có thể hết công cụ để làm như vậy. Họ không thể hạ lãi suất xuống dưới 0% nhiều, vì nếuvậy mọi người sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng và gi tiền mặt.

Khi Bullard phát biểu, Cục D tr Liên bang kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục mạnh lên, cho phép họ tiếp tục tăng lãi suất. Nhưng điều đó đã được chng minh là không thể. Fed đã có thể tăng lãi suất lên mức 2,5% trước khi phải tạm dng (vào tháng 1 năm 2019) sau đó lại giảm lãi suất. Lãi suất trung tính đã được chng minh là thấp hơn Fed tưởng. Điều đó khiến Fed có rất ít cơ hội để cắt giảm lãi suất hơn na khi covid-19 diễnra.

Theo một số nhà quan sát, lãi suất trung tính đã giảm vì dòng vốn toàn cầu. Dân số già trên thế gii tiết kiệm quá nhiều dẫn đến việc có quá nhiều tiền trong khi đầu tư quá ít. Bằng cách giảm lãi suất trung tính, “tình trạng dư tha tiết kiệm toàn cầu” này đã khiến các ngân hàng trung ương tiến đến mc lãi suất sàn thấp hơn mc họ muốn. Điều đó đã khiến họ khó có thể chống đỡ được bất kỳ áp lc giảm phát thêm nào.

Friedman cho rằng các ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn lạm phát nếu đủ quyết tâm làm nhưvậy. “Không có vấn đề kỹ thuật nào trong việc chấm dt lạm phát,” ông viết hồi năm 1974. “Nhng tr ngại thc s là về chính trị.” Kích thích lạm phát có khác gì không? Các ngân hàng trung ương phải đối mặt vi hai gii hạn kỹ thuật. Th nhất, họ không thể hạ lãi suất xuống dưới 0% quá nhiều. Và họ chỉ có thể mua tài sản tài chính, chứ không phải hàng tiêu dùng. Các ngân hàng trung ương có thể tạo ra lượng tiền không gii hạn. Nhưng họ không thể bắt người ta phải tiêu nó.

Một giải pháp là phối hợp vi chính phủ để có thể chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào mà ngân hàng trung ương tạo ra. Trước covid-19, nhng s phối hợp như vậy rất hiếm. Nhưng ngày càng có nhiều ngân hàng trung ương,  cả các nướgiàu và mi nổi, đang thay đổi hướng đi. Nhng quan hệ đối tác này sẽ cố gắng ngăn chặn thất nghiệp liên quan đến đại dịch biến lạm phát thấp thành giảm phát hoàn toàn. Nếu họ thất bại, đó sẽ là một thảm họa kinh tế: thất nghiệp hàng loạt đi cùng lạm phát âm. Còn đối với các sinh viên kinh tế, sẽ thật buồn nếu sự kết hợp đó không giúp phục hồi lại một trong những đường cong được yêu thích nhất trong chuyên ngành của họ. 

NguồnWhy does low unemployment no longer lift inflation?”, The Economist, 22/08/2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét