Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

5453 - Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?

Trương Nhân Tuấn

Ảnh: Google

Đây là một thực thể địa lý “lúc chìm lúc nổi”, thuộc nhóm đảo Sinh tồn, thuộc quần đảo Trường Sa. TQ từ 1951 tuyên bố có chủ quyền ở tất cả các đảo, đá ở Biển Đông, mở ra đến bãi Tăng Mẫu gần Borneo của Mã Lai.

Vấn đề là luật quốc tế có qui định, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cần phải thể hiện song song với việc chiếm hữu trên thực tế. Tuyên bố miệng vì vậy không có giá trị trước pháp luật.

Vụ đá Ba Đầu thì từ vài năm nay TQ đã cho tàu bè đội lốt ngư dân thường xuyên neo ở bãi này. Hành vi này thể hiện tính “efffectivité”, một thủ thuật pháp lý nhằm khẳng định “chủ quyền” của TQ.

Vấn đề “khó” là TQ không thể chiếm hữu một thực thể lúc chìm lúc nổi. Đây không phải là một “lãnh thổ” để một quốc gia có thể chiếm hữu và tuyên bố chủ quyền.

Tập quán quốc tế, thể hiện qua vụ Tòa PCA phân xử chủ quyền đảo Palmas (Miangas) giữa Mỹ và Hòa lan 1928. Đây là một “cụm đảo”, gồm nhiều đảo nhỏ phụ thuộc vào một đảo lớn. Tòa phán rằng quốc gia nào có chủ quyền ở đảo chính thì sẽ có chủ quyền ở các đảo phụ thuộc. Vụ Tòa công lý quốc tế phân xử tranh chấp Singapour và Mã lai về chủ quyền các đảo Pedra Branca 2008. Tòa phán rằng hòn đá South Ledge thuộc về nước nào có chủ quyền đá Middle Rocks.

Tức là, trên bình diện pháp lý, đá Ba đầu phụ thuộc vào đảo chính của nhóm sinh tồn (tức phụ thuộc vào đảo Sinh tồn). Tức quốc gia nào có chủ quyền đảo Sinh tồn, có chủ quyền ở bãi Ba đầu.

Vấn đề là VN đã im lặng vụ TQ chiếm các đá (Gạc ma) thuộc nhóm Sinh tồn từ năm 1988.

Năm nay Phi “làm mạnh”, ra công hàm, tuyên bố phản đối đủ thứ. Phi lo ngại luật Hải cảnh mới của TQ sẽ áp dụng, không chỉ ở bãi đá Ba Đầu, mà ở toàn khu vực để chiếm các đảo TS. Phi “đón đầu” vụ này là đúng.

Sự im lặng của VN củng cố chủ quyền của TQ và Phi (mặc dầu Phi chỉ mới lên tiếng tranh chấp từ thập niên 70 thế kỷ trước).

Tranh chấp TS không chừng trở thành tranh chấp giữa TQ và Phi. VN đứng ngoài.

***

Song Phan: Đá Ba Đầu không ai có thể đòi chủ quyền được cả

Mấy hôm nay phía Philippines tố cáo từ 7/3/21 tàu cá mà chủ yếu là tàu dân quân biển TQ đậu kề nhau khoảng 220 chiếc trên bãi Ba Đầu (xem ảnh).

Tàu dân quân biển TQ. Ảnh: EPA

Bãi này thuộc cụm đảo Union Banks (trên đó có Gạc Ma, Collins, Landsdowne ở đầu Tây Nam và Sinh Tồn, Tư Nghĩa, Sinh Tồn Đông ở đầu Đông Bắc là có chiếm đóng). Toà Đại sứ TQ ở Manila phản bác tin này, nhưng Philippines công bố thêm ảnh cho biết hôm qua vẫn còn 183 tàu dân quân biển TQ ở đó.

Cách đây đúng một năm tàu dân quân biển TQ cũng đã quần đảo trên cụm Union Banks này.

Đá Ba Đầu (Whitsun Reef, TQ gọi là Ngưu Ách Tiêu) chỉ là một bãi ngầm, không có chỗ nào nằm trên mặt nước, có tài liệu nói có chỗ lộ lên khi triều thấp. Do đó theo UNCLOS (và cũng được tái khẳng định trong phán quyết 7/2016 của toà trọng tài vụ Philippines kiện TQ) thì LTE (bãi triều thấp) này chỉ là phần của đáy biển, không ai có thể đòi chủ quyền được cả.

Theo vị trí thì toàn bộ bãi này nằm trong EEZ của Philippines, tuy nhiên khoảng cách từ đảo Sinh Tồn Đông (VN đang đóng quân) tới đó khoảng 7-10 nm nên đá Bà Đầu nằm trong lãnh hải của Sinh Tồn Đông. Do đó, VN chỉ claim nó như là một phần lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông chớ không claim chủ quyền TRỰC TIẾP được. Bác Vũ Thanh Ca có nhắc trong trường hợp này có thể dùng ngấn nước triều thấp của đá Ba Đầu [và đá Tư Nghĩa…] để vẽ đường cơ sở cho Sinh Tồn Đông và như thế lãnh hải của Sinh Tồn Đông còn rộng thêm nữa, và khi đó có một phần của bãi Ba Đầu (phần bên trong đường cơ sở) thuộc nội thuỷ của đảo Sinh Tồn Đông.

Có đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) mà TQ đang chiếm đóng và gọi là Đông Môn Tiêu. Đá này chỉ là LTE nên không claim được chủ quyền, nhưng trên đó có kiến trúc nhân tạo nên được cho phép có vùng an toàn 500m chung quanh (không có lãnh hải 12nm …), còn khoảng cách từ đó tới đá Ba Đầu từ 9-12nm.

https://baotiengdan.com/2021/03/24/da-ba-dau-thuoc-chu-quyen-cua-nuoc-nao/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét