Hiệp thương là gì? Đó là một sự kiện xảy ra phải hội đủ 3 yếu tố cơ bản theo đúng trình tự sau: thứ nhất là họp nhau để bàn bạc; tiếp theo là thương lượng, cuối cùng là dàn xếp. Chợ là gì? Đó là sự kiện xảy ra phải phải hội tụ đủ 3 yếu tố theo đúng thứ tự sau: thứ nhất họp mặt và hỏi giá hàng hóa; tiếp theo là ngã giá, rồi cuối cùng chốt giá.
Nếu sao sánh những đặc điển cấu thành hội nghị hiệp thương và một cái chợ thì hoàn toàn giống nhau: Cái gọi là bàn bạc trong hội nghị hiệp thương nó không khác gì việc hỏi giá ở chợ; cái gọi là thương lượng trong hội nghị hiệp thương mà chuyển sang ngôn ngữ chợ búa thì đó chính là ngã giá; nghĩa từ “dàn xếp” trong hiệp thương thì nghĩa chợ búa là “chốt giá” chứ chẳng có gì khác. Như vậy có thể nói, cái gọi là Hội Nghị Hiệp Thương nó chính là cái chợ được nhóm họp trước ngày “bầu cử quốc hội” mà thôi. Ý nghĩa nó chỉ có vậy thôi.
Cái chợ hiệp thương ấy nó diễn ra 3 phiên: Phiên đầu tiên là thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng ứng viên; Phiên thứ nhì là lập danh sách sơ bộ những người ứng viên; và phiên cuối cùng là lập lanh sách chính thức. Cái chợ hiệp thương đó đảng giao cho đầu nậu MTTQVN tổ chức. Đây là cơ hội để tên đầu nậu này làm tiền.
Nghị Quyết 1185/NQ-UBTVQH14 của Ban Thường Vụ Quốc Hội. Nghị quyết này là bản quy định số ghế cho từng loại cơ quan nó là một dạng nội quy chợ. Ba phiên chợ hiệp thương diễn ra phải tuân thủ đúng bản nội quy đó nhằm tránh những chiếc ghế có thể bán được ấy bị bán nhầm vào tay....”bọn phản động”.
Thực tế cho thấy ghế thì ít mà đít thì nhiều, vì vậy nên không thể không diễn ra cảnh mua bán. Ví dụ cơ quan đảng trung ương được bản nội quy chợ quy định 10 ghế mà trong đó 8 ghế là loại “ghế quà tặng”. Ghế quà tặng là loại ghế bắt buộc phải giao cho chủ mà không được thu tiền. Những người chắc chắn có được một “ghế quà tặng” là những sếp đầu ngành. Ví dụ ở văn phòng trung ương đảng thì các sếp lớn Tổng Bí Thư, thường trực ban bí thư, trưởng ban tổ chức trung ương, trưởng ban dân vận trung ương vv... tính ra là 7 người chắn ăn nhận “ghế quà tặng”. Còn 3 ghế thì dành cho những quan chức “cắc ké” trong ban bí thư tranh nhau mua. Cắc ké rất đông mà ghế thì chỉ có 3 nên giá của mỗi ghế là rất đắc là điều khó tránh khỏi. Ai muốn mua, hãy hỏi giá và ngã giá với chủ tịch trung ương MTTTQ. Nên nhớ đây là sự buôn bán bí mật, không được tiết lộ như bà Châu Thị Thu Nga nhá.
Tương tự như vậy thì trong từng cơ quan, những quan chức lãnh đạo đứng đầu thì luôn chắc có một ghế mà không bỏ tiền ra mua. Tuy nhiên trong nhóm thuộc hạ sau sếp thì rất đông, mà ghế sau khi phân bổ cho các sếp xong thì còn lại ít, vì thế các thuộc hạ sẽ giành nhau một số ít ghế còn lại. Khi mà cung ít, cầu nhiều thì ắt nó hình thành nên thị trường mua bán ghế ngấm ngầm ngay trong các phiên chọ hiệp thương. Để thành “đại biểu quốc hội” các thuộc hạ sẽ đút lót cho quan chức MTTQ để có được ghế như ý.
Phiên chợ hiệp thương lần nhất là bán ghế cho những kẻ không chắc suất nhưng muốn có một ghế cho mình. Phiên đầu tiên rất rơm rả, kẻ bán người mua còn nhiều thời gian tha hồ ngã giá (mĩ từ CS gọi là “thương lượng”). Thông thường phiên chợ đầu tiên kẻ bán thích làm giá, còn kẻ mua thì “cò kè bớt một thêm hai”. Thế nên hết phiên chợ đầu tiên ghế chưa bán hết.
Đến phiên chợ thứ nhì thì thêm một lần mua bán nữa cho hết ghế, lúc đó kẻ bán lên danh sách sơ bộ khách hàng cần giao ghế. Những khách hàng có tên trong danh sách sơ bộ là được đổi ghế, hoặc sang tay cho khách hàng khác.
Đến phiên chợ hiệp thương thứ ba là chốt. Sau phiên chợ thứ ba này khách hàng không có quyền chuyển nhượng hay trả ghế để nhận tiền nữa. Và những ai có trong danh sách chốt rồi thì chỉ còn đợi ngày giao hàng là xong. Ngày giao hàng được ấn định là ngày 23/5/2021, ngày này CS gọi bằng từ mỹ miều là “ngày bầu cử”. Sau ngày giao hàng thì chọ cũng giải tán chợ và đợi 5 năm sau nhóm họp tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét