Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với hai thách thức lớn; một căn bệnh không rõ đe dọa xé toạc dân số và làn sóng những tiếng nói trên mạng kể cho thế giới chuyện gì đang xảy ra.
Vào cuối năm 2020, điểm qua các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát chi ra rằng dường như cả hai vấn đề trên đều nằm trong tầm kiểm soát.
Phóng viên BBC là Kerry Allen và Zhaoyin Feng cùng ghi nhận lại những người kiểm duyệt trên mạng của chính phủ Trung Quốc, những người đã làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết để ngăn các thông tin tiêu cực, về người dân cố gắng vượt qua Vạn lý tường lửa và cách bộ máy tuyên truyền viết lại câu chuyện.
Những nỗ lực đổ lỗi từ sớm trong bối cảnh làn sóng phẫn nộ trên mạng 'vô tiền khoáng hậu'
Hồi đầu năm, một điều 'vô tiền khoáng hậu' rõ ràng đang xảy ra. Hàng nghìn tin nhắn đầy phẫn nộ của công chúng xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, đặt câu hỏi liệu chính quyền địa phương có đang che giấu một loại virus khác giống Sars hay không.
Điều này xuất phát từ việc khi đối mặt với thảm họa lớn, chính phủ Trung Quốc thường vất vả phản ứng và các nhà kiểm duyệt cũng chậm chạp trong hành động. Hồi tháng 1 và tháng 2, các cơ quan báo chí đã nhân cơ hội này tung ra các bài điều tra mạnh mẽ, được mạng xã hội chia sẻ rộng.
Sau đó, khi Bắc Kinh đưa ra chiến lược tuyên truyền, các tin tức này đã bị dập tắt.
Việc đổ lỗi đang hướng về nhiều phía. Hồi giữa tháng 1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bất ngờ vắng mặt trên báo chí Trung Quốc. Không thấy ông xuất hiện nơi công cộng và hình ảnh ông biến mất khỏi trang bìa các báo nhà nước truyền thống như Nhân dân Nhật báo. Có nhiều đồn đoán cho rằng ông ấy làm vậy là để tránh bị chỉ trích.
Thế nhưng trong vòng một tuần, mọi việc đã thay đổi nhanh chóng. Các quan chức cấp cao cảnh báo chính quyền địa phương sẽ bị ô danh suốt đời nếu giấu thông tin về các ca nhiễm tại địa phương.
Báo chí và mạng xã hội Trung Quốc cũng chuyển hướng sang đổ lỗi cho chính quyền Vũ Hán, những tờ báo như Tân Kinh Báo (Beijing News) viết các bài xã luận phê phán gay gắt bất thường, đặt câu hỏi: "Tại sao Vũ Hán không cho dân chúng biết sớm hơn?"
Ông Tập sau đó xuất hiện trở lại vào đầu tháng Hai như đầy tự tin vững vàng và mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc đang hồi phục.
Trong tình cảnh bối rối, càng rõ ràng hơn rằng tiếng nói của một người đã bị dẹp im ở nơi đáng ra không nên bị.
Bác sĩ Lý Văn Lượng đã được quốc tế biết đến như một bác sĩ lên tiếng "tố giác", người cố gắng cảnh báo các đồng nghiệp về một loại virus giống Sars. Bác sĩ Lý qua đời vào ngày 7 tháng 2 sau khi có thông tin ông bị điều tra về tội "gây rối trật tự xã hội" vì "đưa ra bình luận sai sự thật".
Hơn một triệu người dùng đã truy cập trang Sina Weibo và để lại những thông điệp ủng hộ ông trên trang cá nhân sau khi ông qua đời, được nhiều người gọi là "Bức tường than khóc" của Trung Quốc. Tuy nhiên, các bài đăng đã bị xóa theo định kỳ, trước sự thất vọng của mọi người.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng đã tìm ra những cách đầy sáng tạo để lưu trữ ký ức về ông một cách sống động bằng việc sử dụng biểu tượng cảm xúc, mã Morse và chữ viết cổ của Trung Quốc.
Nhiều người cũng đã viết ra những thông điệp mà họ không thể nói trên mạng bằng việc chúng viết trên khẩu trang. Một xu hướng xuất hiện trên cả Facebook và ứng dụng nhắn tin di động WeChat phổ biến của người dùng viết dòng chữ "Tôi không thể hiểu điều này" trên khẩu trang của họ để phản ứng trước cái chết của bác sĩ Lý.
Các nhà báo 'mất dạng', nhưng xuất hiện bên ngoài Trung Quốc
Trong khi các nhà chức trách đã chính thức công nhận bác sĩ Lý là "liệt sĩ", một số nhà hoạt động nổi cộm khác có thể bị xóa tên khỏi lịch sử chống Covid của nước này.
Trong suốt thời gian bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán, một số nhà báo công dân đã tạo nên ảnh hưởng đáng chú ý trên trường quốc tế, bằng cách vượt qua "Vạn lý tường lửa của Trung Quốc" để đưa tin tức ra khỏi thành phố.
These include Trần Thu Thực, Phương Bân và Trương Triển. Họ thu hút cả hàng trăm nghìn lượt xem trên kênh YouTube cho những video vẽ ra bức tranh chân thực về những gì đang xảy ra ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, điều này khiến họ phải trả giá đắt. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lưu ý rằng tại Vũ Hán, nhà chức trách "đã bắt giữ một số nhà báo vì đưa tin đe dọa đến những tường thuật chính thức về phản ứng của Bắc Kinh". CPJ nói rằng ba người vẫn đang ở trong tù. Và do YouTube bị chặn ở Trung Quốc, rất ít người ở nước này biết được tầm mức ảnh hưởng của chúng.
Những chất vấn cũng được đặt ra về việc liệu một nhà báo đã xuất hiện trở lại có trở thành một phần của chiến dịch tuyên truyền ở nước ngoài hay không.
Lý Triết Hoa đã biến mất vào tháng 2 sau khi đăng một video trên YouTube nói rằng anh đang bị cảnh sát truy đuổi trong xe của mình.
Không có tin tức gì về anh ta trong vòng 2 tháng, nhưng sau đó, họ Lý đã đăng một video nói rằng anh đã hợp tác với chính quyền và đã ở trong khu cách ly.
Lý Triết Hoa đã không đăng gì từ dạo đó, và nhiều người đồn đoán rằng anh có thể bị ép để làm video trên.
Những người trẻ phải vật lộn, nhưng tìm được đường hướng mới để lên tiếng
Kể từ tháng 3, Trung Quốc đã muốn đánh dấu thành công của mình trong việc khắc phục virus corona, nhưng có những bằng chứng đặc biệt cho thấy các nhà kiểm duyệt đã cố gắng nghiền nát bằng chứng về sự bất bình, đặc biệt là ở giới trẻ.
Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng họ muốn tránh một cuộc phong tỏa kiểu Vũ Hán. Tuy nhiên, như South China Morning Post lưu ý, nhiều trường đại học đã tiếp tục thực hiện "phong tỏa trong khuôn viên trường".
Hồi tháng 8, nhiều sinh viên lần đầu tiên trở lại một lớp học. Nhưng nhiều cuộc phản đối đã nổ ra khắp đất nước liên quan đến việc các trường cấp hạn ngạch internet và thời gian tắm, do tình trạng quá tải đột biến. Cũng có nhiều lời phàn nàn về việc các căn tin đại học lợi dụng việc sinh viên phụ thuộc vào đồ ăn tại chỗ nên tăng tiền ăn. Nhiều cuộc tranh luận như vậy sau đó đã bị kiểm duyệt.
Sự tức giận và bất mãn trong giới trẻ Trung Quốc đã khiến nhiều người trong năm nay vượt ra khỏi các nền tảng truyền thông xã hội truyền thống để tìm kiếm tiếng nói chung.
Trang web tin tức Sixth Tone ghi nhận sự tăng vọt của "NetEmo" trên nền tảng phát trực tuyến âm nhạc, Netease Cloud Music, với những bình luận "tràn ngập" từ giới trẻ Trung Quốc về "trượt kỳ thi, bị người yêu bỏ và ước mơ tan tành".
Trang tin nói rằng nền tảng đã cố gắng "ngăn xu hướng", bằng cách tuyên bố truy quét các bình luận của người dùng mà nó xem là "bịa đặt".
Lịch sử đã được viết lại với những cuốn sách, chương trình truyền hình mới
Trung Quốc cũng đã cố gắng quảng bá một bức tranh tươi sáng cường điệu.
Nhiều người lo ngại rằng The Crown có thể kể một phiên bản không chân thực của lịch sử hoàng gia Vương quốc Anh, nhiều người Trung Quốc quan ngại các cuốn sách và chương trình truyền hình thời kỳ hậu Covid không nói lên chính xác những gì đã xảy ra ở Vũ Hán.
Nhà văn Trung Quốc Phương Phương đã nhận được nhiều lời khen ngợi vào đầu năm nay vì đã ghi lại cuộc sống của bà ở Vũ Hán, và đem đến một cái nhìn hiếm hoi về nỗi sợ và hy vọng của người dân Vũ Hán.
Tuy nhiên, nhật ký trực tuyến của bà kể từ đó đã khiến bà thành mục tiêu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cực đoan, những người cáo buộc bà đang cố bôi nhọ Trung Quốc và quảng bá "câu chuyện về ngày tận thế"
Các phương tiện truyền thông nhà nước đã tìm cách quảng bá những cuốn sách khác, bao gồm cả những cuốn sách của người nước ngoài sống tại Trung Quốc, để củng cố thông điệp tươi sáng của chính phủ về việc chính quyền xử lý virus.
Trong một số trường hợp, đã có những phản ứng dữ dội khi truyền thông nhà nước chỉ định một lối tường thuật nhất định về việc xử lý ổ dịch ở Vũ Hán.
Điều này được thể hiện rõ vào tháng 9 khi Heroes in Harm's Way, bộ phim truyền hình đầu tiên "dựa trên những câu chuyện đời thực" của những người làm công tác tuyến đầu, đã nhận phản ứng dữ dội vì hạ thấp vai trò của phụ nữ trong đợt bùng phát dịch bệnh.
Rõ ràng là Trung Quốc muốn kết thúc năm 2020 một cách thành công và tốt đẹp.
Ngoài việc nói với các công dân của mình rằng họ đã giành phần lớn chiến thắng trong cuộc chiến Covid-19, Trung Quốc còn muốn nói với thế giới điều đó.
Nhưng Trung Quốc hiện đang tìm cách tách mình khỏi sự dính líu sơ khởi về virus corona, và thúc đẩy ý tưởng rằng thành công của Covid-19 của Trung Quốc có nghĩa là mô hình chính trị của họ hiệu quả hơn phương Tây.
Cuối Twitter tin, 1
Điều này đã vượt ra ngoài việc kêu gọi chấm dứt các thuật ngữ đã được dung nạp, như "virus Vũ Hán" - mà phương tiện truyền thông của Trung Quốc thậm chí đã sử dụng trong giai đoạn đầu - để đẩy mạnh các gợi ý rằng virus corona thực sự có thể xuất phát từ phương Tây.
Các kênh thông tấn của Trung Quốc đã không từ cơ hội nào trong suốt cả năm để làm bật Hoa Kỳ - và ở một mức độ nào đó là Anh Quốc - trong việc xử lý kém - và cách những điều này đã làm sự chia rẽ trầm trọng thêm.
Điều này đã diễn ra tới một mức mà việc cư dân mạng Trung Quốc gọi Covid-19 là "virus Mỹ" hay "virus Trump" trở thành phổ biến.
Các tờ báo và đài truyền hình Trung Quốc đã chăm chăm chỉ ra thời điểm truyền thông Mỹ trở mặt nhau, cách các chính trị gia đã ưu tiên chi tiêu cho các chiến dịch bầu cử thay vì chăm sóc sức khỏe, và một cuộc bầu cử bê bối, không hồi kết đã dẫn đến sự phân cực chính trị như thế nào.
Nếu có một thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến vào năm 2021, thì đó là đất nước này đang kết thúc một năm với tinh thần đoàn kết và thịnh vượng, trong khi các nước khác chỉ có thể là sự chia rẽ và bất ổn hơn nữa.
Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-55471831
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét