Đứng trên luật pháp là gì? Diễn giải một cách dễ hiểu thì “đứng trên luật” nó mang nghĩa thế này đây: “Luật sẽ áp dụng cho mọi người trừ tao”. Nhân vật “Tao” trong câu nói ấy chính là kẻ đứng trên luật pháp. Thời Phong Kiến tồn tại nhiều ngàn năm với quy tắc luật pháp như vậy “Luật pháp được phép áp dụng cho mọi người trừ Tao”. “Tao” đó là vua. Nói chung thời Phong Kiến nó tồn tại 2 tầng luật, một là luật pháp hai là lệnh vua. Lệnh vua đè bẹp luật pháp.
Thể chế dân chủ hình thành, nó tiến bộ hơn Phong Kiến bởi vì nó đã loại bỏ hệ thống 2 tầng luật của thời phong kiến và chỉ còn 1 tầng luật, đó là luật pháp cho tất cả. Có người lại ví Sắc lệnh Hành pháp của tổng thống tựa như “phép vua” nhưng kì thực nó không phải, Sắc lệnh Hành pháp ở Mỹ nó đứng dưới luật, nó sẽ bị tòa án hiến pháp loại bỏ nếu nó trái luật hoặc vi hiến. Tuy nhiên ở Việt Nam thì khác, Nghị định có phủ định luật pháp, luật pháp có thể phủ định hiến pháp là bình thường. Nói chung luật của CS là một mớ hổ lốn không nghiêm nên dễ tạo ra những thứ đặc quyền dành cho lãnh đạo, từ đó nó tự tung tự tác chèn ép dân lành.
Ngày 28/9/2013, khi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm trước kì họp thứ 6 Quốc hội khoá 13, ông Trọng nói rằng "Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng”. Nói cho dễ hiểu thì câu phát biểu này của ông Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa như sau: “Luật pháp sẽ áp dụng cho mọi người trừ Bọn Tao”. Nhân vật “Bọn Tao” trong câu văn ấy chính là ĐCS.
Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng bị 2 tiêu chuẩn chặn lại không cho ông tiếp tục ngồi lại ghế tổng bí thư nữa: Tiêu chuẩn thứ nhất, là ông đã đủ 2 nhiệm kỳ, trong khi đó Điều 17 trong Điều Lệ Đảng có quy định là “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”; Tiêu chuẩn thứ nhì, đó là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư tái cử thì tuổi không quá 65. Như vậy nếu đúng quy tắc của “đảng luật” thì ông Trọng phải tự động về vườn sau đại hội 13 vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 2021 sắp tới. Tuy nhiên cho đến nay, điều kiện tái cử cho ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn đang bỏ ngỏ. Ông Trọng vẫn đang muốn đạp lên trên đảng luật của đảng ông để biệt đãi riêng cho mình. Nghĩa là ông Trọng đang muốn làm sống lại nguyên tắc “Đảng luật dành áp dụng cho mọi đảng viên, từ Tao”.
Ở đại hội 12 năm 2016, khi đó ông Trọng đã 72 tuổi, qua tuổi quy định đến 7 tuổi nhưng vì áp dụng nguyên tắc “trừ Tao” nên ông được tiếp tục nhiệm kỳ 2 chức tổng bí thư, trong khi đó Nguyễn Tấn Dũng 66 tuổi vượt tuổi có 2 năm nhưng bị loại. Hiện nay báo chí CS cũng đang rầm rộ nói rằng, trung ương đảng đã đưa ra “trường hợp đặc biệt” để cho một số lãnh đạo chủ chốt trong Bộ Chính Trị được tại vị. Nói cho cùng “trường hợp đặc biệt” ấy chính là “nguyên tắc trừ Tao” chứ chả có gì khác. Người ta nghi ngờ rằng, đây là là một nguyên tắc dọn đường cho ông Nguyễn Phú trọng tiếp tục ôm ghế.
Thời Phong kiến, chỉ một quy tắc “trừ Tao” thì luật pháp bị phân thành 2 tầng khác nhau, và con người đã không được hưởng nhà nước pháp quyền. Đến thời dân chủ người ta vứt bỏ quy tắc “trừ Tao” thì lúc đó nhà nước pháp quyền ra đời và thúc đẩy nhân loại tiến tới văn minh tiến bộ. Tuy nhiên, bất chấp những giá trị dân chủ ưu việt, CS vẫn muốn đưa loài người trở lại thời man rợ hơn cả phong kiến. CS không những dùng một mà đến 2 nguyên tắc, đó là “trừ bọn Tao” và “Trừ tao” để phân luật pháp thành 3 tầng với tầng càng cao càng nhiều biệt đãi, chính điều này tạo ra một xã hội bất bình đẳng với tầng càng cao thì càng lộng quyền, tầng càng thấp càng bị oan ức.
Ở Hàn Quốc, tổng thống bị kết tội không ít, nhưng ở Việt Nam tổng bí thư “luôn trong sạch” còn đảng viên nếu tham ô ngàn tỷ nhưng án thì còn nhẹ hơn người dân lỡ tay ăn cắp... con vịt. Xã hội bất công, số ít ăn cướp số đông, số ít đè đầu cưỡi cổ số đông... cũng vì thứ nguyên tắc “từ Tao” khốn nạn ấy mà ra. “Trừ Tao” nó là một “đặc sản” của CS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét