Phạm Vũ Hiệp
Lê Văn Kiểm sinh năm 1945 ở Vỹ Dạ, thành phố Huế. Các mốc thời gian gắn với cuộc đời ông này: Năm 1949, bố ông Kiểm là ông Lê Văn Lân theo Việt Minh tử trận. Mẹ Lê Văn Kiểm bế con ra chiến khu Ba Lòng, tại Dakrong, Quảng Trị sống cùng bộ đội Việt Minh.
Năm 1954, mẹ con họ theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Lê Văn Kiểm được cho vào học ở Trường học sinh miền Nam số 1 tại làng Chuông, Thanh Oai, Hà Đông, sau đó chuyển về Trường học sinh miền Nam tại Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Đông để ươm mầm “Hạt giống đỏ”.
Năm 1964, Lê Văn Kiểm học tại Đại học Thuỷ lợi, ngành cầu cống. Vì mẹ đi bước nữa và có tổ ấm riêng, nên sau khi tốt nghiệp vài năm, ông Kiểm lấy vợ là bà Trần Cẩm Nhung, sinh năm 1946, cũng là học sinh miền Nam. Bố bà Nhung là du kích Ba Tơ, Quảng Ngãi, đã hy sinh.
Năm 1972, giai đoạn cuối của cuộc nội chiến hai miền Nam – Bắc. Người Mỹ rút quân khỏi miền Nam, Việt Nam. Miền Bắc trong bối cảnh không còn nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Cộng sản Bắc Việt đã phải dốc toàn bộ sức lực của mình chi viện cho chiến trường. Tổng động viên, nhiều thanh niên, học sinh miền Bắc được thổi phồng lý tưởng, hướng dẫn viết “đơn tình nguyện” bằng máu để nhập ngũ. Lê Văn Kiểm cũng vào Nam trong thời gian đó.
Sau ngày 30/4/1975, Lê Văn Kiểm làm công chức một thời gian dài, đến giai đoạn đổi mới năm 1986 thì lợi dụng “chân trong chân ngoài”, vợ chồng ông Kiểm nhảy ra thành lập công ty tư nhân Huy Hoàng. Huy Hoàng kinh doanh may mặc, xây dựng, bất động sản. Chính quyền thành Hồ cũng ưu ái Lê Văn Kiểm, vốn là “cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam” nên cho Huy Hoàng thầu Nút giao thông Ngã Tư Hàng Xanh năm 1994.
Giai đoạn 1986-1996, Huy Hoàng cùng với công ty Minh Phụng của đại gia Tăng Minh Phụng (sinh năm 1957), là hai công ty “làm mưa làm gió”, đình đám trong xuất nhập khẩu may mặc với các quốc gia Đông Âu và kinh doanh bất động sản ở thành Hồ. Công ty Huy Hoàng có 2000 công nhân; Cty Minh Phụng có hơn 10.000 công nhân.
Thương gia thì phải vay vốn ngân hàng bằng tài sản thế chấp. Nếu công ty Minh Phụng của Tăng Minh Phụng nợ ngân hàng cả ngàn tỷ, thì cùng thời điểm, số nợ từ Huy Hoàng của Lê Văn Kiểm cũng xấp xỉ 700 tỷ đồng.
Đầu tư thì cũng có rủi – ro, thành – bại. Cả Lê Văn Kiểm lẫn Tăng Minh Phụng đều tạm thời mất khả năng chi trả bằng tiền mặt cho Ngân hàng, do khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 1996-1997.
Hợp đồng vay vốn có thế chấp bằng bất động sản, kho tàng, nhà xưởng… được thẩm định. Thế nhưng, khi thị trường biến động, ngân hàng phủi trách nhiệm. Tăng Minh Phụng bị cấm xuất cảnh một thời gian, trước khi bị bắt giam ngày 24/2/1997.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét