1. Cổ nhân dạy “không hành động lúc nổi giận”. Đã qua 12 canh giờ mà chưa hết nổi giận. Qua nhiều ngày nữa cũng chưa hết nổi giận. Chừng nào còn một chút lương tâm thì còn nổi giận với những câu hỏi mà ông Đỗ Văn Đương đã hỏi tù nhân Hồ Duy Hải.
2. Trong tư cách đại diện Ủy ban Tư pháp Quốc Hội đi giám sát vụ án Hồ Duy Hải, với thời gian hạn hẹp, phải đặt những câu hỏi cốt lõi nhất để từ đó có thể đưa ra kết luận Hồ Duy Hải có bị oan hay không? Thì ông Đổ Văn Đương đã đặt các câu hỏi:
“Anh có đề nghị chết sớm”?
“Anh thấy cô H, cô V ai đẹp hơn”?
“Anh thấy cô H, cô V ai đẹp hơn”?
Có nhẫn tâm không? Có xấu hổ không? Không chỉ nhẫn tâm với người sống mà còn tổn thương đến vong linh người khuất. Sự xuất hiện các câu hỏi cho thấy trong đầu ông Đỗ Văn Đương chứa những thứ gì.
3. Ông Đỗ Văn Đương từng là ĐBQH khóa 13. Ông Đỗ Văn Đương từng được giới thiệu tái ứng cử ĐBQH khóa 14 nhưng bị trượt. Hiện giờ ông Đỗ Văn Đương vẫn còn giữ chức Phó trưởng ban Ban dân nguyện Quốc Hội khóa 14. Lý lịch trích ngang của ông Đỗ Văn Đương có ghi là tiến sĩ luật. Xuất hiện 2 câu hỏi hiển nhiên dưới đây liên quan đến ngành Tư pháp Việt Nam.
Các câu hỏi của Đỗ Văn Đương hỏi Hồ Duy Hải có nên nêu ra để làm “trường hợp nghiên cứu điển hình”?
Trong ngành Tư pháp Việt Nam có bao nhiêu người như ông Đỗ Văn Đương?
4. Đọc những câu hỏi mà Đỗ Văn Đương hỏi Hồ Duy Hải thì biết được tại sao ông Đỗ Văn Đương lại đồng ý với kết luận của 17 thẩm phán rằng tử hình Hồ Duy Hải là đúng người đúng tội. Đọc những câu hỏi mà Đỗ Văn Đương hỏi Hồ Duy Hải và nhìn vào vị trí của ông Đỗ Văn Đương thì biết được tại sao án oan lại nhiều đến như thế.
5. Trong Quốc Hội Việt Nam có bao nhiêu người như ông Đỗ Văn Đương?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét