Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

2019 - TÔN GIÁO-CHÍNH TRỊ

Đỗ Ngà

Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị vốn đã xuất hiện từ rất xa xưa, nó có quan hệ khăng khít nhau quan nhiều thiên niên kỷ. Nếu nói việc nghiên cứu mối tương quan kinh-tế chính trị là nghiên cứu sự tác động của bộ máy chính trị lên nền kinh tế, thì lĩnh vực tôn giáo-chính trị cũng không kém phần quan trọng. Sự tương tác giữa tôn giáo và chính trị qua các thời kỳ lịch sử đã cho ta nhiều bài học quý giá. Nếu sự tương tác ấy là đúng đắn, thì ta sẽ có chính trị tử tế và tôn giáo hướng thiện. Nếu tương tác không đúng thì tôn giáo có thể trở thành công cụ cho mục đích chính trị, rất nguy hiểm cho đất nước và cho xã hội.
Từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa tôn giáo-chính trị ta có thể tóm tắt trong 3 mối quan hệ như sau: thứ nhất là là tôn giáo kiểm soát chính trị; thứ nhì là chính trị kiểm soát tôn giáo; thứ ba là chính trị và tôn giáo tồn tại độc lập không có sự kiểm soát lẫn nhau.
Tôn giáo kiểm soát chính trị là mẫu nhà các nước Hồi Giáo, trong đó Iran là một ví dụ điển hình. Thực tế, Lãnh tụ Tối cao Hồi giáo Cách mạng mới là người có quyền lực tối cao chứ không phải tổng thống. Nơi này, giáo luật được luật hóa thành pháp luật buộc mọi công dân phải thi hành.
Trong 3 mẫu quan hệ tôn giáo – chính trị được nêu ra, thì mẫu thứ 3 thuộc loại tiến bộ nhất. Hiện nay nó đang tồn tại trong lòng các nước dân chủ tiến bộ. Quyền tự do tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Đây là mô hình mà mọi dân tộc đều muốn xây dựng.
Còn hiện nay, Việt Nam thuộc loại mô hình thứ 2. ĐCS đang muốn thuần hóa các tôn giáo trên mảnh đất hình chữ S và dùng nó như là những công cụ để phục vụ cho mưu đồ cai trị của đảng. Phải nói ĐCS rất thâm, họ nhìn ra một thứ quyền lực kỳ diệu trong tôn giáo mà chính trị không bao giờ có được, đó chính là “quyền lực thiêng liêng”. Ở Công Giáo thì người ta tin vào đấng tối cao vào đạo đức của người sáng lập ra đạo này – tức tin vào đức Jesus. Còn ở Phật Giáo thì người ta tin vào một quy luật do người sáng lập đạo Phật – đức Thích Ca đưa ra. Thứ quyền lực được xây dựng dựa vào đức tin và nó đã được tôi luyện qua nhiều thiên niên kỷ mà chỉ có phát triển chứ không có mai một. Để cho dễ hiểu sức mạnh của thứ quyền lực thiêng liêng thì chúng ta hãy xem kẻ cúng dường và người đóng thuế. Cúng dường là tự nguyện, nó bị tác động bởi “quyền lực thiêng liêng”. Đóng thuế là bắt buộc, nó bị tác động bởi quyền lực chính trị. Vậy rõ ràng so với quyền lực chính trị, thì quyền lực thiêng liêng nó diệu kỳ hơn nhiều. Chính vì lẽ đó mà CS muốn chiếm dụng thứ quyền lực này để phục vụ cho mưu đồ cai trị của nó.
Vào năm 1867, Thomas Baker một mục sư trẻ thuộc Hội Truyền Giáo của Vương Quốc Anh đến quần đảo Fiji Nam Thái Bình Dương truyền giáo thì bị một bộ lạc ở đây giết ăn thịt. Thế nhưng đến nay thì con cháu của những tộc ăn thịt người khi ấy đã là những người giáo dân ngoan đạo. Hay như lấy Việt Nam làm ví dụ, thời Minh Mạng, Tự Đức là thời kỳ ác mộng cho Công Giáo, các tín đồ bị bức hại, nhưng cuối cùng thì sao? Triều đại nhà Nguyễn thì kết thúc chứ Công Giáo có biến mất khỏi Việt Nam đâu? Đấy! Sức mạnh của lòng tin tôn giáo nó như thế đấy, không một quyền lực chính trị nào cản được dù cho có dùng cách cực đoan nhất, điên cuồng nhất. Chính nó mạnh như thế, nên CS luôn muốn biến nó thành công cụ phục vụ cho mưu đồ cai trị.
Công giáo đã qua hơn 2 ngàn năm đánh bại bao nhiêu quyền lực chính trị như thế, Phật Giáo cũng trên 2 ngàn 500 năm đánh bại bao nhiêu quyền lực chính trị như thế, nên với bản chất tham lam như CS thì họ đã tính ngay bài toán thuần phục 2 tôn giáo này để phục vụ cho mưu đồ chính trị của họ. Đó thực sự là một dã tâm đáng nguyền rủa.
Khi Tôn giáo đứng độc lập với chính trị thì nó mới mang những giá trị trong sáng được. Còn khi tôn giáo bị chính trị hóa cho dù đó là tôn giáo kiểm soát chính trị hay chính trị kiểm soát tôn giáo thì lúc đó tôn giáo cũng bị bóp méo đi rất nhiều. Khi tôn giáo liên kết chính trị tất nó sẽ bóp méo những giá trị trong sáng của tôn giáo, đồng thời nó cũng làm tha hóa giới tu sĩ. Lúc đó giới này thay vì giúp con người hướng thiện thì họ tìm cách thuần hóa giáo dân của mình để làm sao giới chính trị tà ác dễ dàng sai khiến.
Chính trị và tôn giáo sẽ đứng độc lập được nếu chúng ta có một nền chính trị tử tế. Còn khi mà chính trị là một thứ quyền lực tà ác thì không bao giờ tôn giáo có thể đứng độc lập được. Lúc đó tôn giáo đứng trước 2 lựa chọn, một là phải làm công cụ cho chính trị, hai lai là bị bức hại. Tôn giáo đúng nghĩa thì bao giờ cũng hướng thiện và lên án thế lực tà ác, chính vì thế mà tu sĩ chân chính chắc chắn phải động chạm đến thế lực chính trị nếu đó là thế lực chính trị tà ác như ĐCS. Khi động chạm như vậy, thì chắc chắn những vị tu sĩ chân chính ấy hoặc sẽ bị CS loại bỏ, hoặc bị CS trả thù bằng cách này hay cách khác. Linh mục Đặng Hữu Nam đã bị tạm ngưng công tác mục vụ, nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế -Kỳ Đồng – Q3 –Sài Gòn thì bị kẻ lạ mặt tưới xăng đốt. Điều đặc biệt là cả cha Nam và nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế đều không ngại đụng chạm đến thế lực chính trị tà ác đương thời.
Chúng ta thấy những năm gần đây, ĐCS thông qua Giáo Hội Phật Giáo công cụ đã cố tình đôn hình ảnh ông Hồ Chí Minh lên thành “bồ tát” và được các sư quốc doanh đưa vào chùa bắt tín đồ cúi đầu quỳ lạy. Trong khi đó, Hồ Chí Minh là nhân vật được thế giới ghép vào danh sách những nhà độc tài khát máu nhất lịch sử nhân loại. Ông ta được “vinh dự” đứng chung danh sách với các đại đồ tể thế giới như Mao, Stalin, Hitler và Pol Pot. Nếu đứng ở góc độ tôn giáo, kẻ gây ra đến 200 ngàn cái chết mà trong đó có đến 172 ngàn người dân vô tội trong CCRĐ thì ông ta thực sự là ác quỷ. Thế nhưng qua bàn tay nhào nặn của phật giáo quốc doanh, ông ta thành “bồ tát” và từ đó cả khối người u mê quỳ lạy. Thế mới thấy khi tôn giáo bị tiêm vào một liều ma túy CS, thì tôn giáo đó không còn hướng thiện nữa mà nó đang phục vụ cho ác quỷ. Thế mới đáng sợ.
Mối quan hệ tôn giáo-chính trị của nhân loại đã trải qua 3 loại quan hệ như thế. Và với Việt Nam, cần phải loại bỏ CS để tiến đến một nền chính trị tử tế. Thì lúc đó, tôn giáo mới thực sự mang những giá trị trong sáng, hướng thiện và đóng góp lớn lao cho xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét