Khi đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng trích lời của một cử tri trước đó nói với ông rằng "niềm tin vào hệ thống tư pháp Việt Nam chưa bao giờ thấp đến thế", thì phản ứng của những người trong ngành công an, kiểm sát và toà án là nhảy dựng lên và cho đó là nói quá hoặc thiếu căn cứ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng chỉ là một ví dụ của hiện tượng: hễ ai nói cái gì được lòng dân thì lập tức bị các thành phần khác trong đảng Cộng Sản phản ứng, thậm chí là trù dập.
Trong các lĩnh vực được vị đại biểu này nhắc tới, thì lĩnh vực mà ông bị phản ứng dữ dội nhất luôn liên quan đến ngành công an.
Hắn chúng ta vẫn còn nhớ hồi tháng 11 năm 2018, khi vị đại biểu này chỉ trích ngành công an, cụ thể, ông nói rằng có nhiều sai phạm rất khủng khiếp của các cơ quan điều tra. Lập tức, bộ công an huy động hầu hết các cơ quan ngôn luận của họ từ cấp trung ương đến địa phương nhằm công kích đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.
May cho các đại biểu quốc hội là họ có được sự bảo vệ đến từ chức vụ mà họ có, chứ giả như nếu đó là một dân thường, thì kết cục chắc hẳn đã khác.
Công an vốn được gọi với cái tên là tấm khiên lá chắn của Đảng, nhiệm vụ của họ là bảo vệ Đảng (không phải dân nhé), như vậy thì có nghĩa bất cứ ai nói cái gì trái ý Đảng thì công an sẽ xử lý.
Điều trớ trêu ở nước ta bây giờ là hễ ai nói cái gì thuận lòng dân thì đều trái ý Đảng cả. Đơn cử, đại biểu Dương Trung Quốc đã từng nói "chỉ có Đảng viên mới tham nhũng", bởi vì chỉ đảng viên mới có điều kiện và cơ hội để bòn rút, suy ra, cứ chống tham nhũng thì là chống đảng viên, mà chống đảng viên thì là chống đảng. Mà khổ nỗi, ở xã hội ta bây giờ, tham nhũng đã được mô tả là quốc nạn, điều người dân quan tâm nhất cũng là vấn nạn này, cho nên, hễ ai chống tham nhũng là dân ủng hộ. Nhưng dù được dân ủng hộ đi chăng nữa mà trái ý Đảng thì vẫn đi tù như thường.
Ví dụ tiêu biểu cho tình trạng này đó là trường hợp của sinh viên Phan Kim Khánh, người tích cực chống tham nhũng, và kết cục là phải chịu bản án 6 năm tù vì tội "tuyên truyền chống nhà nước".
Nếu ví dụ của Phan Kim Khánh chưa đủ thuyết phục, thì có lẽ những cái tên như Lê Đình Kình, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm, và nhiều người khác nữa, sẽ cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về việc ở nước ta hiện nay, ý đảng và lòng dân đang trái ngược nhau như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét