Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

2055 - Donald Trump và vấn đề an ninh quốc gia


Trung tâm liên lạc nào của những tập đoàn kỹ thuật hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Microsoft… là tân tiến nhất? Hay quốc gia nào?
Xin thưa ngay cùng bạn, đứng đầu thế giới hiện nay phải kể là Situation Room, tạm dịch là Trung Tâm Biến Sự Vụ nằm ở tầng hầm của West Wing tại tòa Bạch Ốc.
Đọc trên báo chí về các cuộc họp quan trọng tại “situation room”, dễ cho một số người ta cảm giác rằng đây chỉ là một phòng họp thông thường. Nhưng không, đây là một phòng họp thuộc trung tâm đầu não quan trọng bậc nhất nước Mỹ và thế giới, nơi các quyết sách về an ninh quốc gia Hoa Kỳ được đưa ra.
Được xây dựng vào năm 1961 theo lịnh của tổng thống Kennedy ngay sau vụ Vịnh Con Heo bị thất bại và đầy tai tiếng, trung tâm liên lạc này đã ra đời và được cải đổi liên tục để trở thành một trung tâm thông tin liên lạc và theo dõi mọi diễn biến khắp thế giới với các phương tiện kỹ thuật tân tiến nhất trong kỹ thuật quốc phòng, an ninh và tình báo, cũng như có các hệ thống nối kết vệ tinh an toàn và bí mật. Nó có thể liên lạc với các lãnh đạo thế giới, các tướng lĩnh quân đội Hoa Kỳ mọi nơi hay xem những diễn biến tức thời (realtime) đang diễn ra ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Hoạt động 24/7 do những chuyên viên phân tích tình báo cao cấp và lão luyện của các cơ quan an ninh và quân đội đảm trách, Trung Tâm Biến Sự Vụ trực thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chịu trách nhiệm điều hành, nhằm cung cấp tin tức tình báo và an ninh quốc gia hàng ngày (President’s Daily Briefing – PDB) cho tổng thống Hoa Kỳ và các cố vấn an ninh quốc gia.
Tấm ảnh nổi tiếng tại một phòng của trung tâm Biến Sự Vụ này chắc nhiều người vẫn còn nhớ đến là tấm ảnh của Tổng Thống Obama, Phó TT Joe Biden, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Giám đốc Cơ quan tình báo CIA Leon Panetta cùng các cố vấn an ninh quốc gia đang căng thẳng theo dõi trực tiếp cảnh các biệt hải thuộc Biệt đội 6 (Seal Team Six) tinh nhuệ nhất quân lực Hoa Kỳ đang thực hiện đặc vụ Geronimo.
TT Barack Obama và Phó TT Joe Biden, cùng với các thành viên của đội an ninh quốc gia, theo dõi đặc vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden trong Situation Room của tòa Bạch Ốc, ngày 1/5/2011. Ảnh trên mạng
Đây là đặc vụ tiêu diệt thủ lãnh khủng bố Osama Bin Laden ngay trên lãnh thổ Pakistan vào tháng 5/2011. Đó là điều mà tổng thống Kennedy không có được trong vụ CIA dàn dựng vụ đổ bộ vào Cuba ở sự kiện Vịnh Con Heo (Bay of Pigs Invasion) 50 năm trước, hồi tháng 5/1961.
Xin được nói thêm rằng, trong các hồi ký, các tin tức từ những cựu cố vấn an ninh quốc gia hay nhân viên tòa Bạch Ốc và giới truyền thông đều cho biết, tổng thống Obama là một trong những tổng thống Mỹ tham dự các cuộc briefing PDB đều đặn với thái độ nghiêm túc nhất mỗi ngày. Ông tham dự sáu ngày mỗi tuần, đọc các báo cáo an ninh quốc gia được chuyển tới hàng ngày nếu đang công du hay không có mặt tại tòa Bạch Ốc.
Đặc vụ tiêu diệt Bin Laden là một quyết định táo bạo và đánh cược sinh mạng chính trị của Obama. Nếu thất bại, không chỉ Bin Laden cùng nguy cơ khủng bố vẫn còn mà tai tiếng mà có thể ông bị trả giá bằng khả năng đắc cử nhiệm kỳ hai của mình.
Chiến dịch Ưng Trảo (Operation Eagle Claw) do TT Jimmy Carter ra lịnh để giải cứu con tin Mỹ tại Đại Sứ Quán Hoa Kỳ trên đất Iran là bài học lớn. Chiến dịch này bị thất bại, đưa đến cái chết của một số công dân Mỹ, ảnh hưởng nặng nề đến uy tín Hoa Kỳ và tổng thống Carter, là một trong những lý do dẫn đến sự thất cử của ông Carter năm 1980.
Hãy cảm ơn TT Obama về điều này vì suốt tám năm mẫn cán trong hai nhiệm kỳ của ông, nước Mỹ và người dân được sống an toàn, bình an nhờ trách nhiệm cao nhất của người đứng đầu quốc gia như ông.
Nó không giống như dưới thời TT Donald Trump hiện nay. Những người theo dõi tin tức thời cuộc ắt cũng đã biết, các nguồn tin dẫn lời các viên chức trong cộng đồng tình báo cho biết rằng, Trump tham dự rất ít các cuộc briefing như vậy và không hề đọc các báo cáo về tình báo mỗi ngày.
Đơn giản vì chúng quá phức tạp để Trump có đủ khả năng và đủ kiên nhẫn nghe trình bày hay đọc báo cáo về an ninh quốc gia.
Hơn nữa, là người thường quyết định theo trực tính, Trump chỉ làm và tự quyết định những điều mình muốn, hơn là dựa vào các phân tích tình báo cùng cố vấn của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Đó là lý do chính mà hầu hết các cựu thành viên ban Cố vấn An ninh Quốc gia trong nội các của Trump đã từ nhiệm do các bất đồng trong những quyết định mang tính chiến lược và an ninh quốc gia của Trump. Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis, Ngoại Trưởng Rex Tillerson, các cố vấn an ninh quốc gia như John Bolton, tướng Hebert McMaster, chánh văn phòng Bạch Ốc tướng John Kelly … là một vài nhân vật có thể kể tên, chưa kể rất nhiều tướng lãnh, đô đốc Hải Quân, viên chức cao cấp của CIA, Bộ Nội an Hoa Kỳ khác từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia.
Cố vấn an ninh Robert O’Brien hiện nay là người thay thế John Bolton và là cố vấn ăn ninh thứ tư chỉ trong hơn ba năm qua. O’Brien là một luật sư tư nhân với kinh nghiệm chính phủ hạn chế và xa lạ với cộng đồng tình báo, an ninh quốc gia. Ông bị xem là thiếu sự lão luyện và kinh nghiệm cần có trong vai trò này, ngoài việc trung thành với Trump. Nếu Hội đồng An ninh Quốc gia thời Obama có đến 240 thành viên, thì Robert O’Brien chỉ muốn giảm xuống còn khoảng 100 người hiện nay.
Tin tức về việc Nga treo giải thưởng cho Taliban sát hại binh lính Hoa Kỳ ở Afghanistan trong vài ngày qua là một ví dụ về cách Trump và cố vấn an ninh O’Brien của ông giải quyết vấn đề quốc sự ra sao. Trump gởi tweet bảo rằng ông và phó tổng thống không được báo cáo về tin tình báo này, cho dù các nguồn tin cho biết, ông đã được báo cáo nhiều tháng trước mà không hề thông báo hay đưa ra quyết định gì. Thậm chí Trump còn có ý định mời Nga tham dự hội nghị G7 sắp tới.
Điều này tương tự như việc ông bảo rằng không biết hay đọc các tường trình tình báo về dịch Covid-19 của các nhân viên tình báo hồi đầu năm nay, khi đại dịch chớm bắt đầu tại Vũ Hán. Truyền thông cũng cho biết rằng, Trump thường xuyên bỏ các cuộc họp với ban đặc nhiệm chống đại dịch Covid-19 đôi tháng trước, cho dù trong cả thời gian dài, ông đã đứng ra để trả lời các cuộc họp báo với nhiều phát biểu gây bất ngờ với chính các thành viên nhóm đặc nhiệm.
Cơn đại dịch hiện nay đã chứng tỏ khả năng Donald Trump xoay trở trước các cuộc khủng hoảng quốc gia thế nào. Một khi khủng bố, chiến tranh xảy ra thì có lẽ tình thế sẽ còn tệ hại rất nhiều nếu Trump tái đắc cử. Hàng trăm ngàn người dân Mỹ đã, đang và sẽ còn thiệt mạng trong đại dịch, đã là câu trả lời cho mỗi người.
Là tổng thống kiêm tổng tư lệnh quốc gia, Trump đã phủ nhận vụ Nga treo giải thưởng lấy mạng binh sĩ Hoa Kỳ, thay vào đó là tuyên bố hăm dọa tìm người tiết lộ tin tức cho truyền thông. Trách nhiệm người lãnh đạo hàng đầu ở Mỹ đang ở đâu?
Từ những điều kể trên, liệu vấn đề an ninh quốc gia và sự an toàn của người dân Hoa Kỳ, hay cũng không ngoa nếu bảo phần nào của thế giới, đang nằm trong tay của một tổng thống Hoa Kỳ như Donald Trump là điều chúng ta có thể tin tưởng và an tâm giao phó hay không?

2054 - Làn sóng tẩy chay có khiến Facebook sụp đổ?


Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionGiám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đang quản lý bốn ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong thập kỷ.

Tẩy chay có thể là hành động cực kỳ hiệu quả đối với các trường hợp như Facebook. Vào cuối thế kỷ 18, phong trào bãi bỏ nô lệ đã khuyến khích người dân Anh tránh xa hàng hóa do nô lệ sản xuất. Điều này đã có tác dụng. Khoảng 300.000 người ngừng mua đường - gia tăng sức ép phải xóa bỏ chế độ nô lệ.

2053 - Hai đường thẳng song song

Nguyễn Lân Thắng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEijb3zTl26THqt8VIvLNFnjEh-h5XWwKtkhLka8oZt9KqNH5Lq021FAik_ovF4NQuiA0ud2y2SniFOBgQjbetKQdB_vOJYdNjsGikmJ7vNwC10Eua_eUpcTCdNUZ1jx9YDyOMf93WhejSTL/s640/BB.JPG
Tác giả và chị Cấn Thị Thêu
Có một chuyện về nông dân Dương Nội hiếm ai biết được nếu chỉ là người ủng hộ và quan sát từ xa. Ấy là chuyện tôi đố ai tìm thấy bất cứ một hình chụp nào của chị Cấn Thị Thêu và chị Nguyễn Thị Tâm. Cùng là dân oan ở Dương Nội, cùng đi đòi đất, cùng tham gia đấu tranh trong các hoạt động khác như bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đòi hỏi thực thi công lý... trong suốt hơn 10 năm qua, nhưng hai người phụ nữ kiên cường này chưa bao giờ đứng cạnh nhau.

2052 - Đi vào vô tận



Rất nhiều bản tin hôm nay, đặc biệt là tin giải trí, hay nói tới tiền. Dù là mang tính chê bai hay ca ngợi, tiền đang được đề cập đến như một khát vọng cháy bỏng khác thường trong xã hội cộng sản hôm nay.

2050 - Ngày 30/06/1971: Ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong thảm kịch Soyuz 11


Vào ngày này năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ Liên Xô thuộc phi hành đoàn đầu tiên làm việc trên trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới đã thiệt mạng vì tàu không gian của họ sụt áp khi quay trở lại khí quyển Trái Đất.

2049 - Báo động đỏ kinh tế toàn cầu suy sụp




Ảnh minh họa: Khu trung tâm tài chính City-Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 09/03/2020. REUTERS - Henry Nicholls
Thế giới đang đứng trước một cuộc "khủng hoảng với những tác động tai hại hơn mọi dự báo", "đà phục hồi chậm hơn so với mong đợi" và dịch Covid-19 đẩy toàn cầu vào một môi trường "đầy bất trắc".

2048 - Hợp Chủng Quốc của tuyệt vọng

Anne Case & Angus Deaton
Đỗ Tuyết Khanh chuyển ngữ
Nước Mỹ đang phải đối đầu với hai nạn dịch, cả hai đều vạch trần những bất bình đẳng sâu sắc giữa các chủng tộc và trình độ học vấn. Với những cái « chết vì tuyệt vọng » ngày càng nhiều trong tầng lớp lao động da trắng và các tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao hơn trong cộng đồng Mỹ gốc châu Phi, sự suy giảm bất thường từ nhiều năm của tuổi thọ trung bình ở Mỹ sẽ còn tiếp tục.
Princeton – Đã từ lâu trước khi Covid-19 tấn công, một nạn dịch khác đã lan tràn ở Mỹ, giết còn nhiều người Mỹ hơn con số tử vong do coronavirus gây ra cho đến nay. Những cái “chết tuyệt vọng” – vì tự sát, vì bệnh gan do nghiện rượu, hay vì dùng ma tuý và thuốc giảm đau quá liều – đã tăng nhanh từ giữa thập niên 1990, từ khoảng 65 000 trường hợp năm 1995 lên đến 158 000 năm 2018.
Những cái chết ngày càng nhiều do nạn dịch thứ nhì này hầu như chỉ trong giới những người Mỹ không tốt nghiệp đại học. Các tỷ lệ tử vong tổng thể đã giảm cho người có trình độ cử nhân nhưng lại tăng cho người có trình độ học vấn thấp. Tuổi thọ khi sinh của toàn dân số Mỹ đã giảm từ 2014 đến 2017. Đây là lần đầu tiên sau đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-19 tuổi thọ trung bình giảm trong 3 năm, và với hai nạn dịch cùng hoành hành một lúc hiện nay, sẽ lại còn đi xuống.
Đằng sau những con số tử vong là những dữ liệu kinh tế cũng không kém đen tối. Như đã dẫn chứng trong quyển sách của chúng tôi, lương theo giá so sánh (sau khi trừ lạm phát) của đàn ông Mỹ không tốt nghiệp đại học đã tụt giảm từ 50 năm nay. Cùng lúc, sự chênh lệch lương bổng giữa người tốt nghiệp đại học và người không có bằng cấp đã lên đến con số kinh dị 80%. Người có trình độ học vấn thấp ngày càng khó kiếm việc, tỷ phần đàn ông ở độ tuổi lao động sung sức nhất trong lực lượng lao động đã giảm từ nhiều thập niên, cũng như tỷ lệ phụ nữ đi làm giảm từ năm 2000.
Người Mỹ có học vấn ngày càng cách xa số đông ít học, không chỉ về lợi tức mà còn về mặt sức khoẻ. Đau khổ, cô đơn, và ốm đau tàn tật đã phổ biến hơn giữa những người không có bằng cấp.
Đó là nước Mỹ trước đại dịch Covid-19. Con vi-rút đã làm lộ rõ hơn nữa những bất bình đẳng sẵn có.
Cho đến nay, có thể nói các đại dịch đã mang lại bình đẳng hơn. Thí dụ nổi bật là đại dịch hạch Cái Chết Đen (Black Death) trong thế kỷ XIV ở châu Âu đã giết nhiều người tới mức gây ra khan hiếm nhân công, nhờ thế người lao động có tiếng nói mạnh hơn trong quan hệ chủ-thợ. Gần đây hơn, ở thế kỷ XIX, vi trùng học ra đời sau các nạn dịch tả đã cho phép kéo dài tuổi thọ, trước tiên trong các nước giàu rồi sau Đệ nhị Thế chiến trong các nước khác. Từ những chênh lệch rất lớn giữa các nước trên thế giới, tuổi thọ đã trở nên đồng nhất hơn.
Song từ hai thế hệ vừa qua có một sự phân chia rạch ròi ở Mỹ và Covid-19 có nguy cơ gia tăng những bất bình đẳng vốn đã rất lớn về sức khoẻ và lợi tức. Hậu quả của con vi-rút được phân tầng theo trình độ học vấn vì những người có học thức dễ dàng được ngồi nhà hơn để tiếp tục làm việc và có lợi tức. Trừ phi thuộc vào đội ngũ chuyên môn trong y tế và các ngành xung kích khác, họ có thể ung dung ngồi nhìn giá trị quỹ hưu của họ còn lên cao hơn nữa trên thị trường chứng khoán.
Ngược lại, hai phần ba lực lượng lao động không có bằng cử nhân và họ, hoặc không thuộc thành phần thiết yếu, và do đó có nguy cơ mất thu nhập, hoặc đảm nhiệm những công việc thiết yếu, và do đó có nguy cơ bị lây nhiễm. Trong khi những người tốt nghiệp đại học phần lớn đã bảo tồn được cả sức khoẻ lẫn tiền bạc, những người ít học đứng trước rủi ro phải mất một trong hai.
Vì thế cái hố ngăn cách về lợi tức và tuổi thọ thể hiện qua những cái chết tuyệt vọng lại càng được đào sâu hơn hiện nay. Song, nếu người da trắng ít học đã là nhóm bị bệnh dịch tác hại nặng nề nhất, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao một cách bất tương xứng trong các cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi và gốc Latino. Khuynh hướng thu hẹp lại trước đây của khoảng cách giữa tỷ lệ tử vong của người da trắng và người da đen đã bị chặn đứng.
Những chênh lệch đi liền với chủng tộc có nhiều lý do, như sống trong các khu dân cư tách biệt, nhà cửa chật chội, và các phương thức di chuyển. Các yếu tố này đặc biệt quan trọng ở thành phố New York nhưng ít ảnh hưởng hơn ở nơi khác. Tại New Jersey, chẳng hạn, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 không bất tương xứng trong các cộng đồng Mỹ gốc châu Phi cũng như Mỹ gốc Latino.
Hệ thống y tế đắt đỏ của Mỹ sẽ tiếp tục làm trầm trọng hơn các hậu quả của đại dịch. Trong số hàng chục triệu người Mỹ đã mất việc mùa xuân năm nay, nhiều người đã cùng lúc mất bảo hiểm y tế do chủ nhân cung cấp, và nhiều người sẽ không thể thay thế bằng bảo hiểm khác.
Tuy không ai có triệu chứng nhiễm Covid-19 đã không được điều trị nhưng có thể một số người không có bảo hiểm đã không tìm cách chữa trị. Lúc chúng tôi viết bài này, ít nhất 11 300 người đã chết vì con vi-rút và hơn 200 000 người đã phải nhập viện, với những phí tổn có thể vượt quá mức chi trả (ngay cả cho nhiều người có bảo hiểm) sẽ làm họ vĩnh viễn mất khả năng vay tín dụng. Chính quyền liên bang đã ban phát hàng tỷ đô-la từ ngân sách công cho các công ty dược phẩm để làm ra vắc-xin, và dưới áp lực của các nhóm vận động, không đặt điều kiện giá cả hoặc qui định bằng sáng chế phải là của công.
Ngoài ra, đại dịch còn đẩy mạnh sự sát nhập của các công ty, thuận lợi cho các công ty thương mại trực tuyến khổng lồ vốn đã có ưu thế, bất lợi cho các công ty buôn bán trực tiếp tại địa điểm kinh doanh vốn đã lao đao. Phần chi trả cho lao động trong GDP – lâu nay vẫn được xem là bất di bất dịch – đã giảm những năm gần đây, một phần có thể vì sức mạnh kiểm soát cả hai thị trường sản phẩm và lao động. Nếu tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức độ cao trong vài năm tới, cán cân lực lượng giữa lao động và tư bản sẽ càng nghiêng về phía tư bản, đảo ngược so sánh với Cái Chết Đen và minh chứng tại sao thị trường chứng khoán vẫn lạc quan trước thảm hoạ.
Tuy nhiên chúng tôi không nghĩ nền kinh tế hậu Covid-19 sẽ làm tăng vọt những cái chết tuyệt vọng. Lý do cơ bản của vấn nạn này, theo phân tích của chúng tôi, không là những biến động kinh tế mà là vì tầng lớp Mỹ bình dân da trắng dần dà mất đi nếp sống của họ. Điều đáng chú ý là những cái chết tuyệt vọng gia tăng trước khủng hoảng tài chính năm 2008, khi tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ từ 4,4 % lên 10 %, và tiếp tục tăng trong lúc tỷ lệ thất nghiệp giảm dần xuống 3,5 % trong những ngày trước đại dịch. Nếu lúc trước tự sát và thất nghiệp có liên quan với nhau, mối liên hệ ấy ngày nay không còn hiển nhiên ở Mỹ.
Dù sao, qua bài học của quá khứ có thể nói những người bước vào thị trường lao động năm 2020 sẽ kiếm được ít tiền hơn trong suốt cuộc đời đi làm, mầm mống của tuyệt vọng dẫn đến cái chết vì tự sát, nghiện rượu hay dùng ma tuý và thuốc giảm đau quá liều. Nói cách khác, rất có thể nước Mỹ hậu Covid vẫn sẽ như nước Mỹ tiền Covid, chỉ có nhiều bất bình đẳng và bất hiệu quả hơn mà thôi.
Quả vậy, sự phẫn nộ của công chúng trước bạo lực của cảnh sát hay những chi phí y tế cao ngất ngưởng có thể tạo ra một đột phá về cấu trúc. Nếu thế chúng ta có thể thấy một xã hội đàng hoàng hơn. Hoặc không. Không phải từ đám tro tàn nào cũng bay lên một con phượng hoàng.
Nguồn: United States of Despair, Project Syndicate

2047 - Đại hội 13: Làn sóng ‘từ chức’ phản ánh ‘sự bất ổn’ nghiêm trọng của chế độ đặc quyền đặc lợi


‘Từ chức’ là hiện tượng các cán bộ lãnh đạo ‘tự nguyện’ rời bỏ chức vụ, quyền hạn hiện có, được cho là ‘chuyện lạ’, ‘hiếm gặp’ trong cơ chế đặc quyền đặc lợi, nhưng gần đây hiện tượng này ‘lây lan’ từ chức vụ  cấp thấp đến cao, từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác trong nhiều địa phương phản ánh tình trạng bất ổn của chế độ.
Bản chất chế độ đặc quyền có nguồn gốc lịch sử từ nhà nước phong kiến tập quyền, trong đó hiện tượng ‘từ quan’ thường diễn ra trong giai đoạn suy vong của triều đại. Triều đại khác lên thay thế, điều chỉnh chính sách để rồi tiếp tục duy trì chế độ này theo chu kỳ thịnh – suy, mà không thay đổi về bản chất.
Ngày nay, mô hình đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện cũng dựa trên chế độ đặc quyền, đặc lợi cho các lãnh đạo đảng viên. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường sự tha hoá quyền lực ngày càng nghiêm trọng dẫn tới suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tham nhũng… của ‘bộ phận không nhỏ’ trong giới lãnh đạo. Đảng tiến hành ‘chỉnh đốn’ nội bộ, tự kiểm soát quyền lực để duy trì chế độ, tuy nhiên bối cảnh thế giới tạo ra sự lựa chọn khác: chế độ kiểm soát quyền lực theo hướng dân chủ phù hợp với kinh tế thị trường

‘Suy thoái nghiêm trọng’

Hiện tượng ‘từ chức’, ‘từ quan’ về hình thức là quan chức tự nguyện rời bỏ với những lý do cá nhân, nhưng thực ra thường che giấu ‘sự bất đồng’ hoặc một động cơ có chủ đích, vụ lợi tuỳ bối cảnh.
Khoảng 20 năm trước có một vị vụ trưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo từ chức do ‘bất đồng quan điểm’ trong chuyên môn được coi là 'sự kiện lịch sử', gây ‘xôn xao’ dư luận, nhưng nay trong thời kỳ bất ổn thể chế hiện tượng này đang có xu hướng ‘lây lan’, phức tạp, phản ánh tình hình suy thoái nghiêm trọng của chế độ đặc quyền, đặc biệt khi chiến dịch chống tham nhũng được thực thi quyết liệt hơn từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12, năm 2016 đến nay.
Ngày 23/6/2020 truyền thông nhà nước đưa tin, và được cơ quan Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Ngãi xác nhận rằng, dàn lãnh đạo tỉnh, gồm đương kim Bí thư và Chủ tịch tỉnh, có đơn xin ‘thôi chức, nghỉ hưu theo chế độ’. Lưu ý rằng chức bí thư tỉnh, theo cơ cấu trong đảng, là uỷ viên Ban chấp hành Trung ương’ – cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng. Ngoài ra, vị bí thư này sinh năm 1963, nghĩa là còn 3 năm nữa mới ‘phải’ về hưu theo quy định. Bản tin trên cũng cho biết rằng trước đó hai vị lãnh đạo cấp tỉnh này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vì họ đã vi phạm ‘khuyết điểm nghiêm trọng’ về các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hai nhiệm kỳ liên tiếp 2010 – 2015, 2015 – 2020.
Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ.
Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ. Báo Chính Phủ
Việc gửi đơn xin thôi chức của các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, như truyền thông bình luận, cũng ‘na ná’ như các trường hợp xảy ra trước đó không lâu, như vụ ông Võ Kim Cự - cựu Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, bà Phan Thị Mỹ Thanh – nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Hồ Văn Năm – nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thay bà Thanh trong thời gian ngắn... Nhiều ý kiến cho rằng các vị này ‘từ quan’ là ‘bất đắc dĩ’, không còn sự lựa chọn khác, thậm chí để lợi dụng ‘ưu thế đặc quyền’ của chế độ đảng trị hòng mong có thể được giảm nhẹ ‘sự trừng phạt’ của Đảng. Bởi vì theo một số ‘tiền lệ’ có hình thức kỷ luật ‘cảnh cáo’, chỉ bị cắt ‘nguyên’ của chức vụ trong thời gian công tác, và ‘hạ cánh an toàn’ mà không chịu chế tài của pháp luật nhà nước.

‘Chu kỳ thịnh – suy’

Hiện tượng ‘từ quan’ trong lịch sử chế độ phong kiến tập quyền cũng ít được ghi chép tỷ mỷ. Việt Nam đã trải qua lịch sử 13 triều đại, trong đó có hai trường hợp điển hình, được ca ngợi là Chu Văn An và Nguyễn Trãi, các vị quan có công lao với chế độ, có lòng tự trọng và bản lĩnh, ‘lui về ở ẩn’ trong bối cảnh triều đình rối ren, suy đồi. Người đời sau tôn vinh họ và phê phán các ‘nguỵ vương’.
Chu Văn An được ca ngợi là vị quan liêm trực thời nhà Trần (1225-1400), đã soạn ‘Thất trảm sớ’ dâng lên vua để đề nghị chém 7  nịnh thần. Tuy nhiên, vị vua này được lịch sử ghi lại là ‘người ăn chơi, thích tửu sắc hát xướng’, bị o bế bởi cận thần bất tài để lộng hành, không biết ‘trị vì’ để xã hội lâm cảnh nhiễu nhương, dân tình đói khổ. Do ‘Thất trảm sớ’ không được thực thi, ông đã ‘lui về ở ẩn’ tại núi Phượng Hoàng, Hải Dương, sống thanh liêm và dạy học. Ngày nay tượng của ông được đặt thờ trong Văn Miếu Quốc tử giám.
Trường hợp thứ hai là Nguyễn Trãi. Ông là công thần khai quốc nhà Hậu Lê, một văn thần với bài ‘Hịch tướng sĩ’ lưu danh, có nhiều đóng góp trong khởi nghĩa Lam Sơn. Tuy nhiên đến thời bình, trong chính trường ‘đấu đá phức tạp’ nhà Hậu Lê, sự nghiệp của ông lúc thăng lúc giáng vì bất đồng quan điểm với một số đại thần khác, một số kế sách không được dùng. Nguyễn Trãi ‘bất đắc chí và lui về ở ẩn’ năm 1439. Ông là nhân vật lịch sử được cho là ‘oan trái’ trong vụ án Lệ Chi viên, khi bị ‘chu di tam tộc’ (chém đầu 3 họ) vì bị ghép tội giết vua Lê Thái Tông. Sau này, năm 1464, vua Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho ông.
Fransis Fukuyama, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế của Hoa Kỳ, trong nghiên cứu mới đây có nhận định rằng, chế độ cộng sản toàn trị Trung Quốc có nguồn gốc lịch sử từ chế độ phong kiến tập quyền. Điểm tương đồng chủ yếu của chúng là duy trì chế độ đặc quyền để cai trị và quyền lực tập trung cao độ, dưới thời phong kiến vào các vị vua, chúa hay hoàng đế, và thời nay là lãnh tụ tối cao của đảng cộng sản. Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản các vị lãnh tụ thường cai trị suốt đời, cho đến chết. Quan lại trong bộ máy cai tri đòi hỏi phải trung thành và phục tùng tuyệt đối. Bởi vậy, hiện tượng từ quan, từ bỏ ‘ân huệ, đặc quyền’ là hiếm gặp, hơn thế có thể bị nghi ngờ về động cơ và bị giám sát.
Cả hai kiểu chế độ như vậy, về cơ bản đều vận hành theo chu kỳ thịnh – suy tuỳ thuộc vào ‘sự anh minh’ của các vị vua hay ‘hồng và chuyên’ của lãnh tụ cộng sản. chế độ phong kiến tập quyền trước kia không có sự lựa chọn, bởi vậy triều đại này khi suy vong sẽ thay thế triều đại khác tạo nên chu kỳ trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại. Tuy nhiên, trong bối cảnh chế độ phong kiến bị thay thế bởi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, chế độ cộng sản đã có thể có sự lựa chọn khác khi buộc phải ‘mở cửa và cải cách’, chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

‘Sự lựa chọn’

Mô hình Liên Xô đã sụp đổ gần 30 năm trước. Trung Quốc, Việt Nam… tiếp tục duy trì chế độ toàn trị bằng cách ‘mở cửa’ với thế giới để đón nhận vốn đầu tư nước ngoài và ‘cải cách’ thể chế kinh tế theo hướng thị trường. Thành công trong tăng trưởng kinh tế là ‘cứu cánh’ cho tính chính danh của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo kiểu mô hình Trung Quốc cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ của ‘quan chức’ trong chế độ đặc quyền, và Mikhail Gorbachov là tội đồ. Mỗi khi thể chế bất ổn thì sự ‘chỉnh đốn’ nội bộ được tăng cường, mà chiến dịch chống tham nhũng ‘không vùng cấm’ là giải pháp ‘cực chẳng đã’ để quyền lực được tập trung cao hơn. Ngoài ra, bất kỳ sự chống đối nào từ bên dưới hay phe phái đều bị đàn áp. Tính chất chuyên chế là ‘bùa hộ mệnh’ để kiểm soát quyền lực tha hoá và duy trì chế độ theo chu kỳ thịnh – suy.
Tuy nhiên, mâu thuẫn đã diễn ra ngày càng gay gắt giữa quá trình tập trung quyền lực như một đặc tính của chế độ đặc quyền và quá trình phân cấp, phân quyền cho các địa phương, sự tự chủ của các chủ thể kinh tế và cá nhân xuất phát từ các nguyên tắc vận hành của thị trường. Hậu quả là quyền lực bị tha hoá nghiêm trọng, trục lợi, tham nhũng lan rộng. Trong bối cảnh này chế độ đảng cộng sản toàn trị đề cao các biện pháp ‘tự kiểm soát’ quyền lực trong khi trên thế giới, trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển có chế độ dân chủ, theo đó quyền lực được kiểm soát dựa trên thể chế tam quyền phân lập, hệ thống pháp quyền, xã hội dân sự và đề cao quyền con người.
Đại hội 13 tới đây sẽ bàn thảo về nỗ lực ‘chỉnh đốn đảng’ để ‘đảng và nhà nước cùng mạnh’, thực chất vẫn là duy trì chu kỳ thịnh – suy của mô hình toàn trị dựa vào tập trung quyền lực và trừng phạt quan chức suy thoái. Sự lựa chọn ‘cơ chế kiểm soát quyền lực’ bằng chế độ dân chủ vẫn là thách thức trong tương lai gần.

2046 - CÓ BAO NHIÊU ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG?

1. Cổ nhân dạy “không hành động lúc nổi giận”. Đã qua 12 canh giờ mà chưa hết nổi giận. Qua nhiều ngày nữa cũng chưa hết nổi giận. Chừng nào còn một chút lương tâm thì còn nổi giận với những câu hỏi mà ông Đỗ Văn Đương đã hỏi tù nhân Hồ Duy Hải.

2045 - Tin vịt làm cho Cộng sản Việt Nam thêm chính danh

Jackhammer Nguyễn
Không ngoài dự đoán của nhiều người, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Như tôi đã từng phân tích trong một số bài viết trên trang Tiếng Dân trước đây, nhà cầm quyền CSVN ngày càng tự tin hơn., không hề chùn tay trong chuyện bắt bớ những người khác chính kiến.
Nước Mỹ dưới sự cai trị bất tài của Donald Trump, vừa cần Hà Nội để chống Bắc Kinh, vừa không quan tâm gì đến nhân quyền. Việc chống dịch COVID-19 thành công cũng làm cho Hà Nội tự tin hơn lúc nào hết trong việc đàn áp phong trào đối kháng.
Một yếu tố khác cũng làm cho Hà Nội tự tin hơn, đó là sự yếu kém của phong trào đối kháng, chia năm xẻ bảy, trong nước cũng như hải ngoại. Sự xuất hiện của phong trào dân túy Mỹ do Donald Trump kích động làm cho nhiều người Việt trong nước thấy rõ chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong phong trào đối kháng, điều gì gây hại cho Trung Quốc là họ hả hê, kể cả những ước muốn hết sức man rợ như mong cho đập Tam Hiệp bị vỡ có thể giết chết hàng trăm triệu người dân Trung Quốc vô tội.
Lưu ý, đập Tam Hiệp nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử, thuộc tỉnh Hồ Bắc, phía trên Hồng Kông, không thuộc nhóm những con đập ở thượng nguồn sông Mekong.
Vị trí đập Tam Hiệp trên bản đồ Google
Một số người không ngại áp đặt tiêu chuẩn kép lên những hiện tượng giống nhau, người dân bị công an đánh chết ở Việt Nam thì họ đả kích công an cộng sản, George Floyd bị cảnh sát đánh chết bên Mỹ thì họ đả kích … George Floyd!
Những hành động này của một số đông những người đối kháng đã bôi xấu họ dưới con mắt của người dân trong nước, làm tăng thêm tính chính danh của nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Một trong những hiện tượng tự bôi xấu mình đó là việc tung tin vịt của một số “các nhà truyền thông” hải ngoại chống cộng từ xưa đến nay, đặc biệt là các kênh YouTube nở rộ trong vài năm gần đây.
Ngày 23/6/2020 ông Hoàng Ngọc Tuấn, biên tập trang Tiền Vệ cho biết, một kênh YouTube nổi tiếng ở miền Nam California đã đăng trên Facebook của mình một lời cáo buộc rất sai trái về báo chí Việt Nam trong nước.
Báo chí Việt Nam trong nước đã trích dịch từ báo chí Mỹ, tin nói rằng khán đài tạm bên ngoài sân vận động BOK ở Tulsa, Oklahoma đã bị dỡ bỏ vì không có thính giả đến tham gia cuộc nói chuyện tranh cử của ông Trump. Trang YouTube này nói, nguyên văn, “có cả triệu người (tham gia) mà báo đảng nói là hủy”.
Nhiều người nhắc nhở, rằng đó là tin sai sự thật, nhưng chủ kênh YouTube này cũng như trang Facebook của ông ta không hề sửa.
Ngày 10/6/2020, nhà báo Đỗ Dũng ở miền Nam California, trong chương trình SET TV của ông, cho biết, một kênh YouTube rất ăn khách đã dùng hình ảnh nghĩa trang và bia mộ bị phá cách đây vài năm, rồi bảo đó là do những người biểu tình trong phong trào Black Lives Matter phá hoại trong tháng 6/2020.
Đó là hai trong vô số trường hợp tung tin vịt của nhiều kênh YouTube chống cộng hiện nay, mà người ta truy ra được nguồn gốc, mà tôi còn ghi lại được. Người ta còn tung tin vịt, nào là những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc trong tháng 6/2020 kêu gọi Trung Cộng giúp đỡ, nào là con gái ông Obama tham gia tổ chức AntiFa, nào là George Floyd chết do nghiện ma túy, không phải do bị cảnh sát đè chết… Bạn đọc có thể dễ dàng kiểm chứng những tin sai sự thật này trên mạng.
Những người tranh đấu cho tự do báo chí, cho dân chủ, nhân quyền ở trong nước, cũng đã từng lên án VTV, bởi đài này thường đưa tin sai sự thật về những người bất đồng chính kiến. Người ta gọi VTV là Vua Tin Vịt, là mị dân, dối trá… thế nhưng, bây giờ lại có một số người trong giới bất đồng nhưng ủng hộ ông Trump, lại đưa tin vịt như giống như cái đài mà họ đã từng lên án.
Người dân tẩy chay VTV vì đài này đưa tin vịt: Nguồn: FB Ngoc Duc Nguyen
***
Truyền thông vốn là lĩnh vực người cộng sản rất lo ngại, họ luôn tìm mọi cách bưng bít thông tin, luôn kiểm soát các cơ quan truyền thông trong nước. Đối với người Việt trong nước, trong một thời gian dài các cơ quan truyền thông tiếng Việt được chính phủ Mỹ tài trợ như RFA, VOA, là nơi họ có thể tìm thấy nhiều thông tin bị chính quyền trong nước bưng bít.
Nhưng sự thể đã bắt đầu thay đổi, khi xuất hiện internet và mạng xã hội, người cộng sản không thể tiếp tục bưng bít như xưa nữa, các cơ quan báo chí trong nước tự do hơn trước đây. Chế độ cộng sản vẫn không cho những lời bình luận chỉ trích chế độ xuất hiện trên các cơ quan truyền thông của họ, nhưng những sự việc cụ thể, những quan chức nhũng lạm cũng liên tục được nêu lên. 
Hai cơ quan VOA và RFA không còn nhiều lợi thế để người dân trong nước tìm đến như trước. Nhiều tin tức trên hai cơ quan này thường chép lại tin trong nước. Không những vậy mà những phân tích và bình luận của họ cho thấy rằng họ kém hẳn các cây bút trong nước. Cũng khó mà trách họ, vì tình thế đã thay đổi, họ không thể cảm nhận được những điều xảy ra trong nước như những đồng nghiệp của mình bên kia bờ đại dương. Hơn nữa thói quen nhà báo công chức đã làm cho họ mất đi sự nhạy bén và ý định tìm tòi cái mới.
Các kênh YouTube mới xuất hiện, những tưởng bù đắp lại được tính cách nhà báo công chức nọ, nhưng hóa ra họ lại đi theo một hướng khác trong phong trào dân túy hiện nay. Đó là người ta thích nghe những tin tức giựt gân (chẳng hạn như chuyện con gái ông Obama), hay là phải chửi cộng sản cho nhiều vào (như chuyện mắng báo đảng cộng sản trong vụ Tulsa), mà càng có nhiều người nghe thì kênh YouTube của họ càng kiếm được nhiều tiền.
Nhưng theo tôi thì cơn đồng bóng dân túy của Donald Trump rồi cũng sẽ qua đi, bởi con người lúc nào cũng hướng thiện, cần sự thật.
Kết thúc chương trình hôm 10/6/2020, nhà báo Đỗ Dũng nói, đại ý là, chúng ta đã từng chỉ trích bộ máy tuyên truyền cộng sản là dối trá, nay tại sao chúng ta cũng dối trá?
Tôi xin được bổ sung thêm rằng, sự dối trá đó làm cho các cơ quan truyền thông báo chí của cộng sản trở nên chính danh, trở nên đáng tin, và chế độ cộng sản được dân chúng ủng hộ hơn. Kẻ giúp đỡ chế độ cộng sản hóa ra lại là những người mới ngày nào cứ tưởng họ là kẻ thù của chế độ này.

2044 - Nông thôn & nông dân

Tưởng Năng Tiến 




Gia đình tôi đã đón nhận từ trước rồi. Đấu tranh với bọn cộng sản này thì không
thể nhanh vội được… Tôi tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng trong tương lai. Bọn
cộng sản này là bọn ăn cướp, cướp bóc của dân và hà hiếp tiếng nói của dân sẽ phải trả giá.

2043 - Chuyện Tào Tháo



Tào Tháo tự (tên chữ) là Mạnh Đức, còn có tên khác là A Man, là nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Nhưng phần lớn người thời sau, cứ nhắc tới Tháo là nghĩ ngay một kẻ gian hùng. Người ta ít dùng cho Tào 2 chữ Mạnh Đức mà thường gắn vào 2 chữ A Man. Nói tới Tào A Man cũng chẳng khác gì bảo rằng giỏi thì giỏi thật nhưng gớm bỏ mẹ.

2042 - Thế giới hôm nay: 30/06/2020



Ấn Độ ghi nhận gần 20.000 ca nhiễm covid-19 mới trong ngày thứ hai liên tiếp. Nước này có số ca cao thứ tư trên thế giới với hơn 500.000 người, chỉ sau Mỹ, Brazil và Nga. Maharashtra, tiểu bang Ấn Độ với số người nhiễm bệnh cao nhất và là nơi có đô thị rộng lớn Mumbai, đã gia hạn phong tỏa đến cuối tháng 7.

2041 - Bộ Công an ‘vào cuộc’ vì tham nhũng hay… đại hội đảng?


Báo chí Việt Nam vừa đồng loạt loan báo, Bộ Công an đã… “vào cuộc” – điều tra hàng loạt dự án bất động sản ở tỉnh Bình DươngTheo đó, Cục Cảnh sát điều tra Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (gọi tắt là C03) mới yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương cung cấp hồ sơ, tài liệu để làm rõ dấu hiệu sai phạm ở nhiều dự án bất động sản tại thành phố Thuận An và Dĩ An.
Có một điểm đáng chú ý là 17 dự án bất động sản của bốn doanh nghiệp được C03… đột ngột quan tâm và vừa yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương cung cấp hồ sơ đều đã được Thanh tra xác định có sai phạm từ… 2014. Thậm chí trong Kết luận công bố cách nay sáu năm, Thanh tra còn nêu đích danh nhiều viên chức đã hỗ trợ những doanh nghiệp này “phân lô bán nền”, kể cả khu vực đã được qui hoạch làm… công viên!
Kết luận Thanh tra vừa đề cập khuấy động dư luận đến mức Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng từng yêu cầu Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương tỉnh phối hợp với Viện Kiểm sát tỉnh Bình Dương “khẩn trương xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý theo đúng quy định pháp luật, nếu đủ căn cứ thì khởi tố xử lý hình sự” từ… 2015 nhưng đến nay vẫn không có vụ án nào vì… vụ việc phức tạp, liên quan nhiều cán bộ, đảng viên, khó thu thập chứng cứ
Ở Bình Dương không chỉ có bốn doanh nghiệp tư nhân với 17 dự án bất động sản bộc lộ đủ thứ dấu hiệu bất thường, đáng phẫn nộ liên quan đến việc… sử dụng đất đai thuộc sở hữu toàn dân! Tại tỉnh này còn có một tổng công ty của… Tỉnh ủy Bình Dương, thành lập một công ty con, sau đó tổ chức chuyển nhượng vốn để biến công ty này thành doanh nghiệp tư nhân có quyền… định đoạt 43 héc ta đất vẫn được ví von là “đất vàng” ở thành phố Bình Dương và nay trở thành một trong những lý do kéo C03… vào cuộc!
Tuy nhiên những lý do vừa kể chưa đủ để hình dung mức độ bát nháo trong định đoạt – sử dụng đất đai ở Bình Dương. Bình Dương vừa làm thiên hạ sửng sốt khi tổ chức thanh tra Vinamit Organic Farm của Vinamit. Vinamit là doanh nghiệp đã cũng như đang sử dụng 152 héc ta đất ở Bình Dương để trồng – chế biến rau, trái cung cấp cho cả thị trường trong nước lẫn xuất cảng. Sau 25 năm loay hoay với đầu tư vào nông nghiệp, Vinamit trở thành thương hiệu hiếm hoi được cả trong lẫn ngoài Việt Nam nhìn nhận.
Cũng sử dụng đất nhưng Vinamit không “phân lô, bán nền”, đồng thời đã thanh toán đủ tiền thuê đất để được sử dụng đất lâu dài làm trang trại, cung cấp nguyên liệu cho hệ thống chuyên chế biến nông sản mà sản phẩm đã được các cơ quan kiểm định chất lượng của Mỹ, của châu Âu xác nhận có quyền bán rộng rãi tại những thị trường này. Tuy nhiên do có… “một cử tri”, đến nay vẫn chưa có ai biết danh tính, thắc mắc về… đóng góp của Vinamit và đề nghị “thu hồi đất để quy hoạch khu dân cư dọc các tỉnh lộ 504, 508”… thành ra chính quyền tỉnh Bình Dương quyết định… “kiểm tra”. Rồi do những hạn chế về quyền hạn theo… quy định pháp luật trong “kiểm tra”, tìm chưa ra những sai phạm về sử dụng đất để thu hồi đất, chính quyền tỉnh Bình Dương quyết định”thanh tra toàn diện dự án nông nghiệp của Vinamit”.
Tuy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam liên tục cam kết, thậm chí soạn – ban hành hàng loạt qui định pháp luật để kêu gọi – khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nhằm nâng cao nội lực quốc gia, cải thiện đời sống nông dân và bất kể những băn khoăn về cách đối xử với Vinamit giống như xé toan những cam kết và qui định pháp luật ấy (4), song đại diện chính quyền tỉnh Bình Dương vẫn khẳng định “kiểm tra” rồi “thanh tra toàn diện” Vinamit là… bình thường, bởi: Đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý, dân và doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng. Cần quy hoạch lại thì nhà nước quy hoạch. Quyền quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất là quyền của nhà nước, thấy cần thì quy hoạch… Liệu còn ví dụ nào mới hơn, rõ hơn để minh họa vì sao việc sửa Luật Đất đai ban hành năm 2013 liên tục bị trì hoãn?
Tuần trước, ông Lê Viết Chữ (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương – BCH TƯ – đảng CSVN, Bí thư tỉnh Quảng Ngãi) và ông Trần Ngọc Căng (Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) cùng gửi đơn xin từ chức, sau khi cùng bị giới lãnh đạo đảng CSVN “cảnh cáo”. Cả ông Chữ và ông Căng bị “cảnh cáo” rồi xin từ chức đều vì những vi phạm rất nghiêm trọng trong “quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ” suốt giai đoạn đầu thập niên 2010.
Tại sao không nơi nào điều tra, xử lý mà tiếp tục… qui hoạch để ông Chữ, ông Căng tiếp tục bước những bước dài hơn, ngồi vào những vị trí cao hơn với quyền lực lớn hơn trong nhiệm kỳ vừa qua và do vậy, tính chất, mức độ vi phạm trở thành nghiêm trọng hơn? Tại sao Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ đảng CSVN chỉ “vào cuộc” khi thảo luận – thực hiện qui hoạch nhân sự cho nhiệm kỳ tới trở thành trọng tâm?
Tương tự, tại sao bây giờ, khi qui hoạch nhân sự cho các vị trí “chiến lược” và “chủ chốt” cả trong đảng lẫn hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương rất… nóng thì Bộ Cộng an mới quan tâm đến những sai phạm đã được kết luận cách nay năm, sáu năm ở Bình Dương và… “vào cuộc”? Nếu phòng – chống tham nhũng không có ngoại lệ, không có vùng cấm, có ai dám vứt bỏ mọi thứ từ chủ trương, các cam kết, qui định pháp luật đến hậu quả để “kiểm tra” rồi “thanh tra toàn diện” Vinamit như vừa thấy?

2041 - Cử tri mong Tổng bí thư ở lại nhiệm kỳ nữa - sự dọn đường cho ông Trọng ở lại?


Hình minh họa. Ông Trần Quốc Vượng - Trưởng Ban bí thư Đảng CSVN ở Pháp hôm 26/10/2019
Hình minh họa. Ông Trần Quốc Vượng - Trưởng Ban bí thư Đảng CSVN ở Pháp hôm 26/10/2019 AFP
Trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Hà Nội, hôm 24/6/2020, bà Nguyễn Xuân Thắng - một cử tri từ quận Hoàn Kiếm – được truyền thông trong nước dẫn lời là ‘mong muốn ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa.’

2040 - 'Bạo loạn 1970 ở Mỹ lớn hơn những gì xảy ra năm 2020'


Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Nhiều người nghĩ là nước Mỹ chưa bao giờ trải qua nhiều biến động và bạo loạn như đang xảy ra. Nhưng thật ra, nhìn lùi lại lịch sử, chúng tôi đã từng thấy những diễn biến còn lớn hơn nhiều. Và sau mỗi lần như vậy, nước này lại tiến lên một nấc nữa về cải tổ xã hội.

2039 - Bản tin ngày 30-6-2020

BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
Tin tiếng Anh của RFA đưa hôm qua: Trung Quốc đưa tàu chiến khổng lồ vào đảo Phú Lâm trước cuộc tập trận hải quân. Hình ảnh vệ tinh mà RFA chụp được, cho thấy một con tàu loại Type 071 đang neo đậu tại đảo Phú Lâm vào ngày 27/6. Hôm 25/6, con tàu này đã không ở đó.

2038 - Bắc Kinh khẩn cấp ra luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông

Hôm nay, 30/06/2020, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc đã thông qua luật liên quan đến an ninh quốc gia cho Hồng Kông. Luật được ban hành ngay trước ngày kỉ niệm 23 năm Hồng Kông được Anh trao lại cho Trung Quốc, ngày 01/07/1997.