Người Trung Quốc, cụ thể là các triều đại từ phong kiến cho tới Cộng sản của Trung Quốc luôn miệng nói rằng họ thiết lập biên giới trong hòa bình, hai chữ hòa bình của họ như là thứ mặc định cho chiến tranh, cướp giết và chiếm được, đối phương im tiếng – đó là hòa bình của người Trung Quốc. Với người Việt Nam, các triều đại phong kiến trung ương tập quyền cũng luôn miệng nhắc đến khái niệm quyền con người, quyền của dân đen và đến thời cộng sản, khái niệm này càng được nhấn mạnh, là câu cửa miệng của nhà cầm quyền, thế nhưng càng nói đến dân chủ bao nhiêu, thậm chí càng cho rằng Việt Nam có dân chủ gấp vạn lần các nước dân chủ thì tính mất tự do, dân chủ bị chiếm đoạt trong nhân dân càng trở nên triệt để.
Câu chuyện hòa bình của người Trung Quốc và dân chủ của người Việt Nam, nghe qua có vẻ như chẳng có gì can hệ nhau nhưng kỳ thực, đây là mối quan hệ tương ứng và nhân quả của một mối quan hệ quá bền vững giữa các triều đại giữa hai nước. Có một điều không thể phủ nhận được là trong bất kì triều đại, chế độ chính trị nào, Việt Nam và Trung Quốc vẫn có những mối liên thông tư lợi cho cả hai triều đại của hai nước và điều này luôn đi ngược với quyền lợi nhân dân. Và để đảm bảo quyền lợi của triều đại, bất kỳ sự phản ứng nào từ phía nhân dân đều bị trừng phạt một cách không nương tay.
Thử nhìn lại “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày”, thì trong cái trăm năm đô hộ và hai mươi năm nội chiến ấy, có thiếu bóng Tàu không? Hoàn toàn không, bàn luận phân chia vĩ tuyến 17 cũng có bóng Tàu, đưa quân sang Bắc Việt để đánh Nam Việt cũng có bóng Tàu, đến khi thống nhất hai miền, Tàu chính thức phủ bóng lên đất Việt, lần này, Trung Quốc không đơn thuần đưa quân sang xâm lược như cha ông của họ mà họ đánh trên mọi chiến tuyến, mặt trận, từ hải đảo đến biên giới, đất liền, từ lĩnh vực văn hóa cho đến kinh tế, chính trị. Thậm chí, người Tàu không ngần ngại đưa quân vào tận giường ngủ đàn bà Việt để đánh bằng con đường huyết hệ. Và chưa bao giờ Việt Nam có một chính quyền, nhà nước nhu nhược, chấp nhận rước giặc về nhà như lần này.
Mọi thứ quyền lợi do chính quyền Trung Quốc mang lại cho chính quyền Việt Nam đã khiến họ mờ mắt và nghẹn họng, không nói được gì, không phản ứng được gì ngoài ngậm miệng ăn tiền. Thậm chí, những kẻ nằm trong hệ thống quyền lực trung ương tỏ ra chống Tàu theo kiểu “không thể đổi tình hữu nghị viễn vông để đánh mất chủ quyền quốc gia, dân tộc…”, kỳ thực lại là những kẻ đi đêm với Tàu mạnh nhất, những kẻ đĩ thỏa trong chính trị không hơn không kém! Và một khi mọi thứ ràng buộc đã thành hệ thống giữa các triều đại, lợi ích giữa các triều đại luôn được qui đổi giữa tiền bạc, quyền lực và chủ quyền quốc gia thì đương nhiên, kẻ bề trên như Tàu Cộng hay tàu phong kiến đều có quyền nói rằng “biên giới quốc gia được định vị trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền của nhau. Đó là hòa bình, tôn trọng kiểu Tàu, không có gì lạ.
Ngược lại, với các chính quyền độc tài, xu phụ, bợ đỡ chính quyền cao hơn và xem nó là trung ương, là cha chú, là ông chủ… thì đương nhiên, việc tay này dâng tổ quốc cho bề trên để được chia cho quyền lực, tay kia cầm gậy vuột thẳng vào đầu nhân dân nếu có ai đó phát giác ra chuyện mình làm là việc rất tự nhiên của các chính quyền nô bộc. Điều đó cũng có nghĩa rằng suốt nhiều trăm năm nay, đặc biệt là lúc này, người Tàu sẽ vui vẻ, nhoẻn miệng cười để nói rằng họ xác lập ranh giới quốc gia trên nền hòa bình. Một kiểu hòa bình có được, chiếm được, lấy được sau khi đã im tiếng súng xâm lăng. Giấc mộng bành trướng của người Trung Quốc chưa bao giờ nguôi bởi họ đủ thông minh để nhận biết rằng các dân tộc đều muốn chủ quyền, đều cần chủ quyền và các bộ máy nhà nước đều có thể tham nhũng, phì đại và mua được. Một khi nắm được qui luật này, chủ quyền quốc gia và quyền lực nhà nước, lợi ích nhóm chỉ là món hàng kinh doanh của họ. Mà đã kinh doanh thì phải đầu tư, sơ sài, thô thiển thì đầu cơ kiểu Lã Bất Vi, tinh vi, tham vọng thì đầu cơ kiểu Mao, Đặng, Tập và sẽ còn nhiều nhà buôn chính trị. Điều đó như bản chất, căn tính của người Trung Quốc.
Và, với những nhà nước lệ thuộc Trung Quốc, việc lu loa về dân quyền là chiêu bài không thể thiếu nhằm che đậy bản chất bán nước, ở đây phải gọi là bán nước chứ không thể gọi khác đi bởi mọi tấm bình phong kêu gọi đầu tư, ưu tiên đầu tư nhằm phát triển đất nước không thể nào che kín được gương mặt tư lợi, chấp nhận đánh đổi chủ quyền quốc gia để mang về lợi ích nhóm của kẻ nắm quyền. Bởi nếu vì lợi ích quốc gia để kêu gọi đầu tư, nếu vì tương lai đất nước để kêu gọi đầu tư, thì chẳng ai dại gì kêu gọi kẻ chuyên bán hàng giả, kẻ chuyên ăn cắp sáng chế, kẻ chuyên xả rác và chuyên cướp ngang của người khác vào đầu tư.
Bởi nếu kêu gọi đầu tư một cách nghiêm túc để vừa đảm bảo chủ quyền quốc gia, dân tộc, vừa bảo đảm phát triển, thì người ta sẽ chọn những quốc gia tiến bộ, văn minh, có công nghệ tiên tiến để họ đầu tư, vừa làm giàu cho họ, vừa làm giàu cho đất nước, vừa đảm bảo học hỏi được công nghệ tiến bộ của họ lại vừa chơi một cuộc chơi sòng phẵng trong phát triển đất nước. Việc kêu gọi một kẻ chuyên đi ăn hiếp người khác vào đầu tư trong khi kẻ đó chưa bao giờ thôi dã tâm chiếm đoạt, xâm lược thì chẳng thể gọi là mời hay kêu gọi đầu tư được.
Hơn nữa, vấn đề nằm ở chỗ một chính quyền chấp nhận tuân phục luật chơi kẻ khác vì quyền lợi thì chắc chắn cũng vì cái quyền lợi này, chính quyền đó bắt nhân dân phải tuân phục luật chơi của họ, các giá trị hiến định chỉ mang ý nghĩa trưng bày, làm màu và trang điểm là chính. Những giá trị dân chủ, tự do sẽ không bao giờ có trong một gia đình mất tự do, một chính quyền mất tự do và một đất nước mất tự do. Sự mất tự do này có tính dây chuyền, từ trung ương xuống địa phương, từ nhà nước tới nhân dân. Và điều đó lý giải tại sao nhà nước Cộng sản, độc tài (không riêng gì Việt Nam) luôn rêu rao về dân chủ, tự do, bác ái trong lúc họ hành động hà khắc, tàn nhẫn và độc ác đối với nhân dân của họ. Bởi hai chữ Tự Do chỉ có trong một hệ thống chính trị có Tự Do!
https://chantroimoimedia.com/2021/05/30/chu-hoa-binh-cua-nguoi-trung-quoc-va-chu-dan-chu-cua-nguoi-viet-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét