Ở Úc: Vào năm 2011 ông Barry O’Farrell đắc cử chức thủ hiến bang New South Wales – Úc. Lúc đó có một doanh nhân tên là Di Girolamon tặng ông tân thủ hiến bang một chai rượu vang hiệu Grange sản xuất vào năm 1959 trị giá gần 3000 đô. Tuy nhiên không may cho ông Barry O’Farrell là đến năm 2014, ông Di Girolamon bị Ủy Ban chống Tham nhũng Độc Lập – ICAC điều tra tội hối lộ của và phát hiện ra năm 2011 ông Barry O’Farrell đã nhận chai rượu trị giá 3000 đô.
Sau đó, nhân viên điều tra ICAC đã gọi ông thủ hiến lên thẩm vấn và ông một mực chối. Tuy nhiên trước bằng chứng không thể chối cãi của nhân viên điều tra ông đã thừ nhận là “không nhớ” món quà đó chứ ông không thừa nhận rằng ông đã nhận. Tuy nhiên chỉ với số tiền hối lộ 3000 đô thôi thì đủ để ông thủ hiến bang phải nói lời từ chức.
Ở Việt Nam: Bế mạc đại hội 13 hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã khoe trước toàn dân rằng: “Có người hối lộ xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương biếu xén, lấp liếm. Tôi nói với cán bộ kiểm tra anh mở vali ra để xem là cái gì, mở ra thì thấy tiền, đô la. Tôi bảo giờ anh khóa lại, lập biên bản, anh ký vào đây". Và câu nói này đã được các báo đồng loạt đăng tải. Câu hỏi đặt ra là, nếu người được hối lộ không phải là ông Trọng mà là kẻ khác thì người ta có lắc đầu không? Hay là nhận tiền và giúp đỡ kẻ đưa hối lộ?
Được biết, năm 2018 bà cựu đại biểu Quốc hội Châu thị Thu Nga thú nhận bà đã mua ghế đại biểu Quốc hội 1,5 triệu đô la. Đó là người bán nhận tiền người ta và đã thực hiện cam kết. Còn mới đây báo chí đăng ông Cù Đăng Thành một cựu quan chức của Bộ Công An đã bán chức vụ phó của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính cho một đối tượng với giá 27 tỷ đồng và sau đó quỵt luôn không thực hiện cam kết. Quan chức CS thì đủ loại, có loại nhận tiền và tực hiện cam kết, có loại lừa nhận tiền rồi quỵt cam kết chứ loại không chịu nhận hối lộ thì cực hiếm.
Nếu so sánh ông Barry O’Farrell và Nguyễn Phú Trọng ta thấy rất tương phản. Ông O’Farrell thì nhận quà hối lộ còn ông Trọng thì không. Rõ ràng ở đây người ta dễ nhầm lẫn rằng, tư bản “tham lam xấu xa” còn XHCN thì “trong sạch, thanh cao”. Đó là về cá nhân, kẻ sạch người bẩn thì xứ nào cũng có. Tuy nhiên vấn đề là bộ máy nhà nước nó có loại bỏ hành động đưa và nhận hối lộ hay không mà thôi. Giả sử như ông Trọng trong sạch thật, thì liệu kẻ thế ông sau này có tiếp tục “trong sạch” hay là thấy những vali triệu đô là nhận hết?!
Hãy so sánh 2 bộ máy chính quyền của Úc và Việt Nam xem? Ở Úc chỉ đưa hối lộ có 3.000 đô mà không thoát, nhưng ở Việt Nam thì hối lộ triệu đô là chuyện bình thường. Và những phát hiện lối lộ là gần như không đáng kể so với thực tế, vì sao? Vì bản chất của chính quyền CS Việt Mam là quan chức không sống bằng lương mà chỉ sống bằng tiền hối lộ nên tài sản có thể bằng vài thế kỷ thậm chí và thiên niên kỷ tiền lương của chính quan chức đó.
Trên bảng xếp hạng của Tổ Chức Minh Bạc Thế Giới thì Úc đứng trên Việt Nam đến 93 bậc về mức độ trong sạch của bộ máy chính quyền. Ông Trọng có sạch hơn ông Barry O’Farrell thì chính quyền Việt Nam có sạch hơn chính quyền Úc đâu? Đó là thực tế. Đất nước Việt Nam cần một bộ máy nhà nước như Anh – Mỹ - Úc để chính quyền trong sạch chứ không cần con người “liêm chính” nào cả. Có bộ máy tốt thì ắt kẻ không liêm chính bị loại ngay. Con người là tạm thời, thể chế là mãi mãi. Việt Nam cần một thể chế sạch mới phát triển bền vững được, thể chế đó không phải là thể chế hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét