Có thể nói thời kỳ làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh của ông Phạm Minh Chính là thời mà ông Chính có bước rẽ cho sự nghiệp chính trị quan trọng nhất. Được biết, để triển khai các dự án kinh tế tầm cỡ như đặc khu kinh tế Vân Đồn nó bắt nguồn từ chủ trương của Bộ Chính trị giao cho chính phủ thi hành.
Tuy nhiên dự án của chính phủ thì rải khắp các tỉnh thành trên đất nước này, vì vậy chính phủ cần phải giao nó cho chính quyền tỉnh thực hiện. Rất nhiều dự án có ý nghĩa về kinh tế trên khắp đất nước Việt Nam, nhưng dự án có ý nghĩa lớn về chính trị thì không dự án nào quan trọng bằng dự án 3 đặc khu kinh tế.
Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng có ân tình rất đặc biệt
Trong 3 đặc khu kinh tế mà chính phủ có ý định triển khai gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì Vân Đồn có ý nghĩa chiến lược hơn cả và chính phía Trung Quốc cũng muốn nắm khu này. Chính vì vậy đặc khu kinh tế vân đồn xúc tiến sớm nhất, sớm hơn dụ luật đặc khu đến 7 năm. Và sau đó dù cho luật đặc khu có bị hoãn thì dự án khu kinh tế vân đồn vẫn cứ xúc tiến mà không hề bị ngưng. Việc xúc tiến sớm ấy là bởi Nguyễn Tấn Dũng đã ưu ái trao cho Phạm Minh Chính thực hiện trước.
Để có một dự án mang ý nghĩa chính trị như thế rơi vào tay một bí thư tỉnh là một cơ hội trời cho (mà đúng hơn là Nguyễn Tấn Dũng cho). Nhờ đó mà một ông bí thư tỉnh mới bắt được liên lạc với phía Trung Quốc làm việc cho dự án và từ đó hình thành mối quan hệ chính trị. Một ông quan đứng đầu tỉnh thường không được phép vượt Bộ Chính trị để kết nối phới phía Trung Quốc, nhưng trường hợp này Phạm Minh Chính được toàn quyền, một cơ may hiếm có cho Phạm Minh Chính và là một ân nghĩa lớn của Nguyễn Tấn Dũng đối với Phạm Minh Chính.
Phạm Minh Chính kết nối chặt chẽ hơn với phía Trung Quốc sau khi làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương
Cho đến nay, người dân Việt Nam chưa bao giờ hết nghi vấn dự luật đặc khu đe doạ chủ quyền đất nước. Điều đáng nói là vấn đề cho nước ngoài thuê đất 99 năm, và luật đặc khu hiện nay chỉ mới tạm hoãn chứ chưa phải là bị cấm. Quốc hội luôn gật theo chủ trương của Bộ Chính trị, mà qua vụ phản đối của toàn dân vào ngày 10/6/2018 và ngà 17/6/2018 đã làm Bộ Chính trị e ngại và tạm dừng. Tuy nhiên luật chỉ là vấn đề nhỏ, ở đất nước này thì chủ trương của đảng mới là quan trọng chứ luật thì không đóng vai trò quan trọng gì mấy. Luật pháp luôn đứng sau điều lệ đảng, cần phải hiểu như thế.
Giờ đây khu kinh tế Vân Đồn đã xây dựng gần như hoàn chỉnh, với dự án sân bay quốc tế tư nhân của Sun Group cũng đã mọc lên và đi vào hoạt động. Tuy nói là quốc tế nhưng các chuyến bay chủ yếu là kết nối Vân Đồn với Trung Quốc thôi chứ không có kết nối với các quốc gia khác. Như vậy có thể nói, sau khi dự luật đặc khu tạm gác lại thì sự ảnh hưởng của phía Trung đối với Vân Đồn, Quảng Ninh là tăng chứ không có giảm. Việc cho thuê đất 99 năm ấy có thể dùng chiêu khác. Có thể ban đầu cho thuê 50 năm sau đó sửa hợp đồng lên 99 năm thì đôi bên hài lòng.
Cuối tháng Giêng 2018, truyền thông trong nước đưa tin ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam thăm tỉnh Quảng Đông. Đây được xem như là sự kết nối thắt chặt mối quan hệ giữa ông Chính với phía Trung Quốc tạo nên thế lực lớn mạnh cho ông Chính hôm nay.
Mô tả chuyến đi này, Thông Tấn Xã Việt Nam viết : "Trong chuyến thăm, Đoàn cũng đã có các cuộc làm việc với Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Đông Trâu Minh, khảo sát về công tác xây dựng Đảng ở tỉnh Quảng Đông, trong đó có đặc khu kinh tế Thâm Quyến".
Tin trên không gây nhiều chú ý, cho mãi đến tháng Sáu, khi xảy ra tranh cãi lớn về dự án Luật Đặc khu, cư dân mạng Việt Nam mới "tìm lại" một bản tin tiếng Anh đăng ngày 6/2 của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến, Quảng Đông.
Bản tin này tường thuật chuyến thăm của phái đoàn ông Phạm Minh Chính đến Trung tâm ngày 27/1/18.
Theo bản tin tiếng Anh này, ông Phạm Minh Chính nói với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (CCSEZR), người gọi ông Chính là "một người bạn cũ', rằng việc thăm lại Đại học Thâm Quyến lần nữa là "một trải nghiệm rất ấm cúng" giống như "trở về nhà, gặp lại các anh chị em".
Phải nói thêm rằng bà Đào Nhất Đào hiện là chủ tịch Viện nghiên cứu Một vành đai Một con đường ở Thâm Quyến.
Nguyễn Tấn Dũng biết Phạm Minh Chính sẽ nắm ghế thủ tướng khi nào ?
Ngày 26/8/2020 Nguyễn Thanh Nghị bị Nguyễn Phú Trọng cho kỷ luật vì sai phạm đất đai ở Phú Quốc. Đây là tín hiệu xấu đối với gia tộc Nguyễn Tấn Dũng. Vì đã là kỷ luật thì nhẹ là thuyên chuyển, nặng là cách chức. Khi đó Nguyễn Tấn Dũng cần phải lái kết quả kỷ luật ấy theo hướng nhẹ hơn là thuyên chuyển chứ không được để Nghi bị cách chức. Tuy nhiên cần phải thuyên chuyển Nghị đến nơi nào mà cậu ta phải được an toàn. Và với nhiều nỗ lực, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa được con trai về chức cũ, chức mà anh ta giữ trước khi làm bí thư tỉnh Kiên Giang, đó là chức thứ trưởng Bộ Xây Dựng. Chức thấp hơn chức bí thư tỉnh một bậc, nhưng không sao. Về lại Bộ Xây Dựng nếu dưới trướng một thủ tướng thân với ông Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Thanh Nghị rất có triển vọng.
Nguyễn Thanh Nghị bị thuyên chuyển về làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng hồi giữa tháng 10/2020
Ngày 16/10/2020 Nguyễn Thanh Nghị bị thuyên chuyển về làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng. Đây là một canh bạc, nếu Nghị giữ được ghế là ủy viên trung ương đảng thì chắc chắn Nghị sẽ làm Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng, nhưng nếu Nghị rớt Ủy viên Trung Ương thì xem như Nghị ra rìa và sự nghiệp chính trị của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng tắt ngúm tại đây. Tuy nhiên, từ tháng 10, dấu hiệu cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đã biết trước đàn em của mình Phạm Minh Chính sẽ chiến để giành ghế thủ tướng. Nếu thành công thì Nghị sẽ có nơi che chở khá an toàn. Với mối quan hệ của Phạm Minh Chính với Bắc Kinh thì có thể nói, Phạm Minh Chính không cần phải núp bóng ai nữa mà liên minh với thế lực khác để tranh ghế thủ tướng.
Vào tháng 10/2020, có lẽ Nguyễn Tấn Dũng không chắc lắm chiếc ghế thủ tướng của Phạm Minh Chính vì cuộc đấu đá chưa ngã ngũ, nhưng ông Dũng đã kỳ vọng rất lớn vào canh bạc này. Và giờ đây thì ông Dũng đã thở phào nhẹ nhõm, đó là một hy vọng mới cho Nguyễn Thanh Nghị con ông.
Nguyễn Thanh Nghị nấp dưới trướng Phạm Minh Chính liệu có an toàn trước nanh vuốt Nguyễn Phú Trọng hay không ?
Việc Phạm Minh Chính nổi lên thành thế lực số một trong Bộ Chính trị là một thuận lợi cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên cho đến bây giờ thế lực của ông Nguyễn Phú Trọng chưa suy yếu hoàn toàn. Với cái lò đã đốt được nhiều người, hứa hẹn nhiệm kỳ 3 ông Trọng tiếp tục nhóm tiếp, và những thanh củi nào ông chưa đốt được thì ông sẽ cố đốt cho hết.
Trong đó có thể kể những thanh củi bự như : Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Bình. Nếu ông Trọng sờ được một trong những thanh củi này thì Nguyễn Thanh Nghị cần phải xem cẩn thận, bởi bài học Đinh La Thăng còn đó. Đại hội 12, Đinh La Thăng vào Bộ Chính trị tưởng như được an toàn nhưng rồi một năm sau, Đinh La Thăng bị Nguyễn Phú Trọng đánh không còn một manh giáp. Nguyễn Thanh Nghị so với Đinh La Thăng thì quyền chức không bằng, nhưng thế lực ngầm hậu thuẫn cho Nghị có thể nói mạnh hơn Đinh La Thăng rất nhiều. Chính vì lẽ đó mà Nghị còn giữ được ghế ủy viên Trung ương ở Đại hội 13 này. Tuy nhiên, có thế lực lớn hậu thuẫn cũng chưa chắc gì an toàn.
Vào tháng 6 khi mà Quốc Hội khóa mới nhóm họp phiên đầu tiên, thì Phạm Minh Chính sẽ chính thức ngồi vào ghế thủ tướng và Nguyễn Thanh Nghị là một bộ trưởng dưới quyền Phạm Minh Chính. Đây là một mối quan hệ mới. Mối quan hệ này nếu tốt đẹp, thì có thể Phạm Minh Chính và Nguyễn Thanh Nghị kết liên minh, còn nếu không hợp thì rất có thể Nghị sẽ khó tránh khỏi nanh vuốt Nguyễn Phú Trọng. Với gia tộc Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng cố tình triệt hạ nhiều lần nhưng không được, nếu Nguyễn Thanh Nghị mà lẻ loi trong chính phủ mới, ông Trọng sẽ không bỏ lỡ cơ hội. So với Trọng, Nghị còn rất non.
Phạm Minh Chính sẽ giúp ích gì Nguyễn Thanh Nghị ?
Phạm Minh Chính có ân nghĩa với Nguyễn Tấn Dũng là một thuận lợi cho Nguyễn Thanh Nghị, tuy nhiên từ khóa 13 này, Nghị cần tự đứng trên đôi chân của mình chứ đừng cậy vào cha mình nữa. Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ là quan chức đã về hưu sự hỗ trợ của ông Dũng cho đứa con trai của ông cũng giới hạn chứ không thể vô hạn như khi ông còn đương chức.
Nguyễn Thanh Nghị cần phải đứng một mình
Ngồi dưới trướng Phạm Minh Chính là thuận lợi, tuy nhiên Nguyễn Thanh Nghị cần thể hiện mình là cánh tay đắc lực cho Phạm Minh Chính thì tương lai Nghị sẽ tốt. Mối quan tâm của Phạm Minh Chính là kết nối với phía Trung Quốc qua các dự án kinh tế, nếu đưa Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc thì Phạm Minh Chính sẽ xây dựng được sức mạnh chính trị khó có ai địch nổi. Ông Nguyễn Phú Trọng thì đã già rồi, thế nào phía Bắc Kinh cũng sẽ chuộng Phạm Minh Chính hơn chuộng Nguyễn Phú Trọng trong một tương lại không xa.
Nguyễn Thanh Nghị nắm Bộ Xây Dựng, vì vậy nhiều dự án xây dựng của Trung Quốc triển khai tại Việt Nam ở trong tay Nghị không ít. Đó là thuận lợi, nếu làm đẹp lòng Bắc Kinh và làm đẹp lòng Phạm Minh Chính, thì Nguyễn Thanh Nghị và Phạm Minh Chính kết liên minh không khó. Tuy nhiên nếu sa vào bàn tay Trung Quốc thì những con người lãnh đạo đất nước sẽ khó tránh khỏi là tội đồ của dân tộc. Và có lẽ người cộng sản khó mà vì quyền lợi đất nước, hầu hết họ chỉ biết vì quyền lợi của họ và quyền lợi của đảng của họ mà thôi. Họ sẽ chia bè kết cánh đấu đá tiếp một nhiệm kỳ nữa và dân thì vẫn khổ như mọi khi chứ không gì khác.
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/20643-an-nghia-gi-a-ph-m-minh-chinh-va-nguy-n-t-n-dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét