Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

6965 - Đảng CS TQ 100 tuổi: Tập Cận Bình có phải là Mao ở thế kỷ 21

有关习近平的书籍

NGUỒN HÌNH ẢNH,

GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc xuất bản nhiều sách và hình ảnh của ông Tập Cận Bình

Chín năm trước, ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ông Tập trong quá trình củng cố quyền lực trong nội bộ Đảng, quản trị quốc gia và các vấn đề đối nội - đối ngoại đã áp dụng những biện pháp rất cứng rắn, khiến người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế nhận định ông là vị lãnh đạo Trung Quốc siêu quyền lực thứ hai ở Trung Quốc sau Mao Trạch Đông.

Năm 2016, Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ 6 khoá 18 đã xác định vị trí lãnh đạo hạt nhân của ông Tập trong Đảng.

Năm 2017, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới đã được viết vào điều lệ Đảng. Tháng 3 năm 2018, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã thông qua bản dự thảo thay đổi hiến pháp gây tranh cãi, trong đó có nội dung xóa bỏ hạn chế Chủ tịch và Phó chủ tịch nước không được quá hai nhiệm kỳ.

Từ xây dựng lý luận, tuyên truyền đến quyền lực thực tế trong ban lãnh đạo Đảng, ông Tập từng bước củng cố và nâng cao quyền lực và vị thế trong Đảng. Nhiều nhà quan sát phân tích cho rằng, thực quyền ông Tập trong Đảng không thua kém Mao Trạch Đông.

Ngoài ra, ông Tập trong quá trình thâu tóm quyền lực, thực thi các biện pháp quản trị cứng rắn khiến cho giới quan sát không khỏi liên tưởng ông với Mao.

Siết chặt tư tưởng và trật tự

Tháng 11/2012, Tập Cận Bình sau khi được bầu làm Tổng bí thư của ĐCSTQ đã phát động phong trào chống tham nhũng vô cùng khốc liệt với quy mô lớn, tháng 3/2018 tiến hành sửa đổi Hiến pháp xoá bỏ quy định chức vụ Chủ tịch và Phó tịch nước không được quá hai nhiệm kỳ, đồng thời kiểm soát gắt gao ngôn luận và hình thái ý thức ở Trung Quốc.

毛泽东和习近平的照片

NGUỒN HÌNH ẢNH,

GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc nay hay đăng ảnh Tập Cận Bình cạnh ảnh Mao Trạch Đông

Trong chiến dịch Đả hổ diệt ruồi khốc liệt, hàng loạt quan chức cao cấp của ĐCSTQ đã bị ngã ngựa như Chu Vĩnh Khang - Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, Tôn Chính Tài - Bí thư Trùng Khánh, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng - Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Lệnh Kế Hoạch - Chủ nhiệm văn phòng Trung ương Đảng.

Trong 9 năm cầm quyền, ông Tập không ngừng siết chặt quản lý các hoạt động trong xã hội:

Từ tháng 7/2015, nhà cầm quyền TQ đã bắt hàng trăm luật sư và nhân sĩ bảo vệ nhân quyền trên hơn 20 tỉnh thành trong cả nước;

Năm 2016, Tập Cận Bình cho ra chỉ thị "truyền thông của Đảng phải theo họ Đảng", các kênh truyền thông do Đảng và chính phủ quản lý phải mặt trận tuyên truyền cho Đảng và chính phủ;

Tháng 7/2016, tạp chí "Viêm Hoàng Xuân Thu" của phe tự do từng nhiều lần đăng các bài viết về lịch sử ĐCSTQ đã bị một người ẩn danh tiếp quản.

Về vấn đề quản trị xã hội, năm 2013 Tập Cận Bình đưa ra chủ trương kiên trì và phát triển "Kinh nghiệm Phong Kiều" mà Mao Trạch Đông từng đề xướng

50 năm trước, tại Phong Kiều, Chiết Giang Mao Trạch Đông đã phê chuẩn phong trào dựa vào quần chúng nhân dân, sau đó nhân rộng ra quy mô cả nước. Tinh thần chính của "kinh nghiệm Phong Kiều" là ít bắt người, có mâu thuẫn không báo cáo lên cấp trên, dựa vào quần chúng, dùng phương thức thuyết phục để cảm hoá tại địa phương bốn thành phần địa chủ, phú nông, các phần tử xấu và phản cách mạng, biến họ trở thành người tốt.

Nhà nghiên cứu chính trị độc lập Trần Đạo Ngân nói với BBC Tiếng Trung, "Kinh nghiệm Phong Kiều" là phát động quần chúng, mọi người giám sát lẫn nhau, đạt tới hiệu quả cuối cùng là quần chúng đấu tố quần chúng, cổ vũ các thành phần trong xã hội giám sát, đấu tố, chỉ điểm lẫn nhau.

Các nhà quan sát cho rằng, nhiều hành động của Tập Cận Bình giống với mục đích không ngừng phát động các loại phong trào của Mao Trạch Đông, đó chính là thanh trừng người bất đồng chính kiến với mình, củng cố quyền lực cá nhân.

Trần Đạo Ngân cho rằng, từ sau 1949 Mao Trạch Đông thông qua ba chiến dịch lớn để gây dựng quyền lực tuyệt đối cho bản thân, bao gồm trấn áp các hoạt động phản cách mạng, sau 1949 xoá bỏ các thế lực cũ ngoài đảng; phong trào chống hữu khuynh năm 1957, thanh trừng trí thức; cách mạng văn hoá năm 1966, nhằm vào những thế lực trong đảng có xu hướng đi theo chủ nghĩa tư bản, thanh trừng các thế lực chống đối trong đảng.

Đầu năm 2013, Tập Cận Bình từng đưa ra thuyết "Hai thứ không thể phủ định", đó là không thể lấy thời kỳ lịch sử sau cải cách mở cửa phủ định thời kỳ lịch sử trước cải cách mở cửa, cũng không thể lấy thời kỳ lịch sử trước cải cách mở cửa phủ định thời kỳ lịch sử sau cải cách mở cửa.

Lãnh đạo Trung Quốc trước cải cách mở cửa là Mao Trạch Đông, sau cải cách là Đặng Tiểu Bình. Trần Đạo Ngân cho rằng, Tập Cận Bình muốn nhấn mạnh, không thể phủ định những thành quả của 30 năm trước, Tập muốn dựa trên nền tảng các thành quả vật chất đạt được sau 30 cải cách mở cửa, đi lại những con đường trước cải cách mở cửa chưa thực hiện được, thực hiện lại từ đầu bao gồm công tư hợp doanh, công xã nhân dân v.v…; phương hướng không thay đổi, chỉ là biện pháp, hình thức, điều kiện kỹ thuật khác nhau.

Nhà Hán học người Mỹ, giáo sư khoa chính trị Đại học Columbia ông Andrew Nathan nói với BBC Tiếng Trung rằng Tập Cận Bình giống với Mao Trạch Đông, muốn nhấn mạnh hình thái ý thức, đều thù nghịch với những tư tưởng và hành động độc lập, "ông ta cho rằng hình thái ý thức của bản thân là đúng đắn, mọi người phải tiếp nhận. Cho nên mọi quyết sách sách lược ông ta đưa ra tất cả mọi người phải phục tùng. Tập Cận Bình cũng như vậy."

"Có một điều khác biệt là, Tập Cận Bình sử dụng quyền lực từ trên xuống dưới để ép mọi người phải tuân phục ông ta; Mao Trạch Đông thì tiến hành phát động phong trào toàn xã hội, khiến cho Đảng viên và quần chúng đối kháng với nhau; Mao tạo ra hỗn loạn và khủng bố, nhưng Tập lại tạo ra một thứ trật tự và tính thống nhất khiến mọi người ngỡ ngàng".

Sùng bái cá nhân và tầm ảnh hưởng

Tập Cận Bình sinh năm 1953, là con trai thứ của Tập Trọng Huân, nguyên Phó thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc. Giới quan sát bên ngoài luôn nhìn nhận Tập Trọng Huân thuộc phe khai minh trong đảng. Khi Tập Cận Bình mới lên nắm quyền, nhiều người kỳ vọng vào Tập, tưởng rằng con trai sẽ giống bố, đưa Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ cải cách.

Andrew Nathan cho rằng, năm 2012 sau khi lên nắm quyền, Tập đã suy nghĩ "phải làm cái gì đấy" , nhưng chưa biết làm như thế nào, cho nên lúc đó chỉ biết học tập Mao.

Andrew Nathan nói, "ông ta không được giáo dục nhiều, không hiểu biết nhiều về thế giới hiện đại, do thiếu hụt tri thức nên không nghĩ được ra sáng kiến gì ngoài quay trở lại thời của Mao. Tập chi hơn Mao một điểm đó là dùng công nghệ để kiểm soát, thời Mao chưa có thứ này.

Andrew Nathan cho rằng, Tập Cận Bình thiếu sự hấp dẫn và trí tuệ của Mao Trạch Đông, và Tập gặp nhiều khó khăn thách thức hơn Mao khi quản trị một xã hội phức tạp đa dạng hơn thời Mao. Nếu "Trung Quốc mộng" của Tập thành công, sẽ là tin xấu đối với xã hội Trung Quốc. Nếu thất bại, cũng là tin xấu với Trung Quốc. Cho nên trong thời gian ngắn ông không lạc quan về tình hình ở Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, ông bày tỏ thái độ lạc quan đối với tương lai của Trung Quốc.

Andrew Nathan cho rằng, Tập không có ý định quay trở về thời Mao, thời đó Trung Quốc quá nghèo, bị cô lập và hỗn loạn. Nhưng Tập quả thực khâm phục và tôn trọng những việc Mao đã làm thời kỳ đó, và có nguồn tài nguyên mà Mao có hồi đó. Cho nên ông cho rằng, Tập không theo đuổi chính sách của Mao, nhưng Tập muốn kế thừa di sản và sức hút của Mao.

Người dân Trung Quốc sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông lên đến đỉnh điểm vào thời kỳ cách mạng văn hoá. Mọi người mặc trang phục giống Mao, đeo huy chương Mao, đọc "Mao Trạch Đông ngữ lục", thường xuyên hô vang khẩu hiệu "Mao chủ tịch vạn tuế". Đó là những ký ức mà người thời đó không bao giờ quên.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, bộ máy truyền thông của ĐCSTQ ra sức tuyên truyền xây dựng hình ảnh cho Tập, thậm chí vượt xa chiến dịch dành cho Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Sách của Tập được dịch ra mấy chục thứ tiếng, các tài liệu tuyên truyền cho Tập xuất hiện khắp nơi trên đường phố, thậm chí quảng cáo, tác phẩm kịch, văn học, hý khúc, các công trình nghiên cứu khoa học tuyên truyền cho Tập xuất hiện vô tận. Trên các phương tiện truyền thông, Tập Cận Bình luôn được xây dựng hình ảnh "bình dị gần gụi, khí chất cao quý". Tập là hạt nhân của Đảng, lãnh tụ của một nước lớn trên vũ đài quốc tế, tổng kiến trúc sư cho công cuộc xây dựng hiện đại hoá trong thời kỳ mới.

Mặc dù được cỗ máy tuyên truyền hoạt động quảng bá hết công suất, các học giả vẫn cho rằng, mức độ sùng bái cá nhân dành cho Tập không thể nào bằng dành cho Mao.

Trần Đạo Ngân nói "Thế giới đã ở trong thời kỳ toàn cầu hoá, không còn tin tưởng vào sự sùng bái cá nhân hay hình tượng lãnh tụ có sức hút mê hoặc. Mặc dù tiến trình dân chủ hoá gặp trắc trở, nhưng tư tưởng dân chủ hoá, đối đãi bình đẳng đã rất phổ cập, cho nên Tập muốn vươn tới sức thu hút như Mao còn xa vời lắm".

Nathan cho rằng, trên phạm vi toàn cầu, tư tưởng của Mao Trạch Đông có sức ảnh hưởng rộng lớn, còn Tập Cận Bình chỉ có tầm ảnh hưởng thực sự ở nhiều nơi có liên quan đến các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai & Con đường.

Nathan cho rằng, nước Trung Quốc ngày nay mà Tập Cận Bình đang lãnh đạo có tiền, tiền có thể tạo ra sức ảnh hưởng. Trung Quốc mà Tập lãnh đạo có một bộ ngoại giao và bộ máy tuyên truyền trên toàn thế giới vô cùng đồ sộ và phức tạp. Về mặt này Mao không đọ được Tập.

Tập không thể quay lại thời Mao

Trong các cuộc thảo luận của truyền thông và các học giả, Tập Cận Bình hay bị đem ra so sánh với Mao Trạch Đông. Vượt qua hai đời Tổng Bí thư trước là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Tập xoá bỏ quy định Chủ tịch nước không được quá hai nhiệm kỳ, khiến cho mọi người liên tưởng tới chế độ chung thân suốt đời của lãnh tụ tối cao dưới thời Mao. Tập khi tuyên truyền cũng hay thích trích dẫn các câu nói của Mao.

邓小平

NGUỒN HÌNH ẢNH,

GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Có dư luận tại TQ cho rằng Tập Cận Bình nghiêng theo Mao Trạch Đông nhiều hơn, thậm chí Tập đang đi theo con đường chống lại di sản của Đặng Tiểu Bình

Giáo sư chính trị học của ĐH New York ở Albany, Trần Chừng cho rằng, xã hội Trung Quốc ngày nay với xã hội TQ thời Mao có sự khác biệt vô cùng lớn, người dân coi trọng hơn những kết quả lãnh đạo cụ thể thực chất, chứ không phải cái lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản xa vời mơ hồ.

Hoàn toàn quay lại với chủ nghĩa Mao là điều không tưởng đối với xã hội TQ ngày nay, và cũng không phải là ý đồ của ông Tập.

Ông cho biết, chính quyền của Tập chú trọng cội nguồn của Đảng, bởi vì Tập ý thức được vấn đề thời Giang và Hồ, chính sự lơ là trong ý thức hệ và bỏ bê công tác xây dựng Đảng đã mang lại hậu quả tiêu cực nghiêm trọng cho công tác tổ chức và kỷ luật của ĐCSTQ.

Một điểm khác biệt lớn giữa Tập và Mao, đó là vào thời kỳ Mao, đặc biệt thời kỳ Cách mạng văn hoá, trên thực tế Mao đã phá hoại nghiêm trọng chế độ, tổ chức và quyền uy của ĐCSTQ. Nhưng mọi việc Tập làm, mặc dù có yếu tố củng cố quyền lực cá nhân, nhưng đa phần là nhằm mục đích tăng cường công tác tổ chức và quyền uy của Đảng, để ĐCSTQ mãi là chính đảng cầm quyền.

Ông Trần Chừng nói, mọi hành động của Tập, bao gồm chống tham nhũng có hệ thống nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, hay tăng cường sự kiểm soát và bảo vệ vị trí lãnh đạo của ĐCSTQ đã vấp phải chỉ trích gay gắt của xã hội và quốc tế, cho rằng Tập đang kìm hãm sự phát triển kinh tế và tự do ngôn luận, trấn áp mạnh tay người bất đồng chính kiến. Nhưng đối với ĐCSTQ và quyền lực của Đảng, những hành động của Tập không còn nghi ngờ gì là liều thuốc mạnh.

Giáo sư khoa chính trị và khoa sử trường đại học Victoria Canada Ngô Quốc Quang cũng không muốn so sánh Tập với Mao.

Ông nói với BBC News Tiếng Trung rằng hai người khác nhau về mọi mặt, bao gồm con đường giành được quyền lực, những thành tích đạt được trước khi ngồi lên vị trí lãnh đạo cao nhất, nền tảng quyền lực trong đảng, hệ sinh thái chính trị trong nội bộ đảng mà họ phải đối diện, môi trường thời đại mà họ sống…đều rất khác nhau.

Ông Ngô Quốc Quang không đồng ý với quan điểm trên. Ông cho rằng, Tập Cận Bình đang hoàn thiện sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình, đó chính là đưa chế độ một đảng chuyên chế và nền kinh tế thị trường của TQ hội nhập với kinh tế thế giới.

Ông cho biết, do sức mạnh quốc gia cùa Trung Quốc tăng lên mạnh mẽ trong mấy chục năm qua, mô hình "hội nhập" kinh tế thế giới của Tập Cận Bình không còn giống thời Đặng Tiểu Bình ra sức thu hút vốn và công nghệ của phương Tây để phát triển kinh tế của TQ, mà ông Tập muốn dựa vào sức mạnh to lớn của TQ để chi phối nền kinh tế, ngoại giao và chính trị trên khắp thế giới.

Năm 2022, ở Trung Quốc sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản khoá 20, khi đó ông Tập Cận Bình sẽ kết thúc một nhiệm kỳ Tổng Bí thư, phải bàn giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp.

Nhưng đến thời điểm này, nhân vật thích hợp cho vị trí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ sáu vẫn chưa thấy xuất hiện.

Ông Trần Chừng nói, cách gọi Tập Cận Bình là Mao Trạch Đông của thế kỷ 21 tồn tại nhiều điềm bất hợp lý, nhưng việc tập trung quyền lực quá lớn vào một cá nhân thời kỳ Mao là lời cảnh tỉnh cho mọi người.

人们走过北京一条道路旁的“中国梦,人民的梦”海报,上面有中国国家主席习近平挥手的照片。

NGUỒN HÌNH ẢNH,

AFP/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Hiện chưa hề có dấu hiệu nào là ông Tập sẽ "chào tạm biệt" chính trị TQ sau năm 2022

"Làm thế nào để chuyển giao quyền lực một cách êm đẹp cho đến nay vẫn là một thách thức với chính phủ TQ. Đánh giá như thế nào thời đại Tập Cận Bình, không chỉ dựa vào thành tích chính trị của ông Tập, mà còn quyết định bởi việc ông Tập sẽ giải quyết vấn đề quá độ quyền lực như thế nào, sự bao dung của ông Tập đối với những tiếng nói phản biện nhưng mang tính xây dựng trong xã hội và trong nội bộ Đảng, không phá hoại quá trình thể chế hoá của đảng cầm quyền," ông nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-57679743

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét