Nếu thực sự Việt Nam có tiềm lực kinh tế, có lẽ không phải chạy vạy đi xin viện trợ vắc xin ngừa Covid…
"Tôi dám dùng chữ ‘Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay’ và đã chính thức được đưa vào văn kiện. Chúng ta tự hào với việc này và tiếp tục làm tiếp" – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh như vậy tại buổi họp báo công bố kết quả Đại hội XIII của Đảng vào sáng 1-2/2021, ngay sau phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIIcủa Đảng.
Trung tuần tháng 5/2021, mặc dù dịch Covid-19 ở Việt Nam đang vào làn sóng bùng phát lần 4, song sự phấn khích tương tự như các phát biểu ở Đại hội XIII của Đảng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hừng hực khí thế, khi ông có hẳn một bài viết được đăng trên tất cả tờ báo của nhà nước Việt Nam, và chính những ý tứ này về sau đã tạo thêm khó khăn trong những mặc cả tìm mua vắc xin, cũng như xin viện trợ nước ngoài.
Đó là bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Trong bài viết này có đoạn tác giả tự khen ngợi Việt Nam đã chống dịch Covid rất tốt đến mức có thể xem đây là hình mẫu để thế giới học hỏi (trích) :
"Trên thực tế, xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây.
Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực phấn đấu thực hiện.
Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế.
Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta".
Từ hai khổ trích được tô đậm ở trên, nếu mang so với thực tế những gì ở hiện tại, thì đó là những khẩu hiệu sáo rỗng đến mức không ai dám nghĩ rằng đó chính là cách mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mắc vạ miệng vì quên mất chuyện chính khách cần phải biết khiêm tốn, và khiêm cung.
Thử nhìn từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua ba đợt dịch, việc trợ giúp cho người khó khăn từ các cá nhân, tổ chức xã hội công dân ở Thành phố Hồ Chí Minh được coi là một truyền thống, diễn ra khá sôi nổi, từ ATM gạo cho đến chợ 0 đồng, các bữa ăn miễn phí, tủ bánh mì miễn phí, gần đây nhất là có thêm mô hình "tủ lạnh cộng đồng" chứa rau quả miễn phí.
Nhưng sức dân có hạn, tinh thần không giảm nhưng tiền bạc thì không phải vô tận, cây ATM mở ra nhưng gạo chảy ra không phải là liên tục mà lúc có lúc không, tủ bánh mì thưa dần, các bữa ăn miễn phí cũng không dồi dào nữa, bởi dịch đã kéo dài gần hai năm mà không biết bao giờ kết thúc khiến lòng người mệt mỏi, chán ngán, thậm chí hoang mang.
Và, thưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu như ông vẫn giữ thói quen nhìn mọi chuyện qua lăng kính duy ý chí ‘Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay’, thì ông sẽ chẳng mấy lưu tâm khi được nhắc nhở rằng, có một giải pháp rất thiết thực được thực hiện ở một số nước khi phải thực hiện giãn cách xã hội mà chưa thấy các cơ quan hoạch định chính sách Việt Nam thảo luận đến : đó là chính sách thất nghiệp một phần (partial unemployment).
https://vietnamthoibao.org/vntb-thien-ha-luan-ngai-tong-bi-thu-mac-va-mieng/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét