Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021
6959 - Ông Phạm Minh Chính áp lực WHO
6955 - Dịch nghèo
Đại dịch COVID-19 xảy ra là điều không ai mong muốn! Để giảm rủi ro cho sự quá tải của hệ thống y tế khi đại dịch lan rộng trong lúc tỉ lệ người chích vaccine trong cộng đồng còn thấp thì việc cách ly, hạn chế đi lại, v.v… là những việc cần làm. Tuy nhiên, những việc này dù muốn hay không thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến “thu nhập” của người dân, đặc biệt là những người ít tiền như cô bán rau, chú chạy xe ôm hay em bán vé số, v.v…
6954 - Sài Gòn : địa bàn tranh chấp quyền lực không tương nhượng
6953 - Vắc-xin Trung Quốc: Của cho không bằng cách cho
6952 - Hàn Quốc : Công luận bất bình về dự án khuyến khích nông dân lấy nữ du học sinh Việt
Vào giữa tháng 04/2021, chính quyền thành phố Mungyeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc, đã gửi một công văn đề nghị hợp tác triển khai dự án “Giúp thanh niên nông thôn lấy vợ”, đặc biệt là kết hôn với nữ du học sinh Việt Nam, cho văn phòng hành chính chuyên nhận các đơn khiếu nại của người nước ngoài. Tuy nhiên, dự án này bị giới bảo vệ nhân quyền và cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc phản đối gay gắt.
6951 - Cơn hấp hối cuối cùng của Hồng Kông
6950 - Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?
Biên dịch: Phan Nguyên
Nguồn: Gideon Rachman, “Democracy in Europe adjusts to the far right”, Financial Times, 28/06/2021.
Có một số khoảnh khắc chính trị thật khó quên. Tôi vẫn nhớ rõ từng đứng ở quảng trường Place de l’Opéra ở Paris chứng kiến Jean-Marie Le Pen phát biểu tại một cuộc mít tinh trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002. Bên cạnh tôi là các thành viên của đảng Forza Nuova, một đảng cực hữu của Ý. Đó có vẻ là một thời điểm mới và nguy hiểm đối với nền dân chủ của châu Âu.
6949 - Việt Nam chống dịch COVID-19: Tham lam và độc ác!
Hiếu Chân/Người Việt
Những ngày này, người Việt xa quê không khỏi đau xót, buồn thương và phẫn nộ khi theo dõi tin tức về tình hình dịch bệnh ở trong nước. Đằng sau những con số vô hồn về số người bị nhiễm bệnh, bị tử vong, số khu dân cư bị cách ly, số công ty và người lao động bị mất việc… nổi lên hình ảnh những con người thấp cổ bé miệng trong xã hội đang ngấp nghé bờ vực chết đói.
6948 - Khi Trung Quốc mất vai trò công xưởng của thế giới
"Từ một vài năm nay, Trung Quốc không còn là nhà máy của thế giới (…) Xu hướng chung là sản xuất tại chỗ để phục vụ thị trường địa phương". Cyrille Coutansais, tác giả cuốn La (re)localisation du Monde ghi nhận như trên qua nghiên cứu nói về hiện tượng tái dịch chuyển các hoạt động kinh tế trên toàn cầu.
6947 - Trump đối mặt với nguy cơ pháp lý và chính trị
6946 - Ngày truyền thông xã hội: Giới thiệu một hoạt động truyền thông Việt ngữ tích cực khác
Ngày 30 tháng 6 này là ngày Truyền Thông Mạng Xã Hội Thế Giới (World Social Media Day) hàng năm. Từ những ngày truyền thông thế giới còn sử dụng những phương tiện truyền thống để truyền tải và cung cấp tin tức, mạng xã hội ra đời là một cuộc cách mạng to lớn trong ngành truyền thông nói riêng.
6945 - Thế giới hôm nay: 30/06/2021
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật HuyCựu tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã bị kết án 15 tháng tù giam vì khinh thường tòa án sau khi không trình diện trong cuộc điều tra cáo buộc ông tham nhũng trong thời gian nắm quyền. Hồi tháng trước ông Zuma cũng không nhận tội tham nhũng liên quan đến một thỏa thuận mua vũ khí ký năm 1999.
6944 - Thôi, đừng tự hào nữa
Nguyễn Thông
6943 - Xin đừng nhân danh quá khứ, tượng đài không che khuất mọi thứ
Về tượng đài, đã nhiều người lên tiếng, nhưng không thuyên giảm mà còn gia tăng. Gần đây nổi cộm là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ đồng ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02-9-2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.
6942 - Đại dịch làm lộ bí mật quốc gia
Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021
6941 - Gia đình Hồ Duy Hải chưa bao giờ được nói chuyện kêu oan…
Có một điều có thể nhiều người chưa biết, và nếu biết, có thể bị sốc, là gia đình Hồ Duy Hải (chị Nguyễn Thị Loan – mẹ Hải, em Hồ Thị Thu Thuỷ – em gái Hải, các dì Rưỡi Len) suốt 14 năm qua mỗi khi vào thăm Hồ Duy Hải trong Trại giam CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC NÓI VỀ CHUYỆN KÊU OAN với nhau.
6940 - Vạn Thịnh Phát lại trong tầm ngắm của ông chủ đốt lò ?
Trường Sơn - VNTB
Tập đoàn địa ốc của bà Trương Muội và chồng là ông Chu Nap Kee Eric (Trung Quốc) đang được Thanh tra Chính phủ ‘để mắt’ tới…Gần 2.000m2 "đất vàng" mặt tiền đường Trần Hưng Đạo (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) là đất công đã rơi vào tay Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
6938 - Bản tin ngày 29-6-2021
BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
Báo Thanh Niên đưa tin: Ông Tập Cận Bình trao huân chương cho người xây dựng trái phép ở Trường Sa. Hôm nay, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã trao huân chương cho 29 đảng viên đảng CSTQ, trong đó có một người từng tham gia hoạt động xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN.
6937 - Trung Quốc tăng tốc mục tiêu “Cường quốc không gian” - tham vọng có từ năm 1956
Đưa xe tự hành lên thám hiểm mặt khuất của Mặt trăng vào năm 2019, mang mẫu đất đá Mặt trăng về Trái đất năm 2020, đưa một phần trạm không gian vào quỹ đạo hồi tháng 04/2021, đưa robot hạ cánh xuống Sao Hỏa hồi tháng 05 và đưa 3 phi hành gia lên trạm không gian vào tháng 06, không những vậy, trong thời gian qua Bắc Kinh còn công bố nhiều kế hoạch chinh phục không gian trong tương lai.
Gần đây nhất, hôm 24/06, Reuters cho biết, Bắc Kinh dự kiến thực hiện sứ mệnh đầu tiên đưa người Trung Quốc lên Sao Hỏa vào năm 2033, sau đó là những chuyến đi thường xuyên lên hành tinh đỏ để chiết xuất tài nguyên. Kế hoạch này sẽ thúc đẩy cuộc đua chinh phục Sao Hỏa giữa Mỹ và Trung Quốc. Chương trình chinh phục không gian của Trung Quốc như vậy ngày càng bộc lộ rõ và khiến những đối thủ “nặng ký” còn lại trong không gian, đặc biệt là Mỹ, không khỏi lo ngại.
Tham vọng có từ thời Mao Trạch Đông
Trước hết, cần nói là chương trình không gian của Trung Quốc không phải là gần đây mới có. Trên thực tế, nó được khởi động từ cuối thập niên 1950. Theo bà Isabelle Sourbès-Verger, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), tác giả một cuốn sách về công cuộc chinh phục không gian của Trung Quốc (*), thì ngay cả trước khi Liên Xô lần đầu tiên phóng vệ tinh Sputnik, vào năm 1956, chủ tịch Trung Quốc khi đó là Mao Trạch Đông đã nhận định Trung Quốc phải trở thành một “cường quốc không gian” để "được các cường quốc công nhận và hiện diện trong thế giới mới đang được mở ra”.
Nhưng khi khởi động chương trình phóng vệ tinh vệ tinh, Trung Quốc, đang phải đối mặt với sự chậm trễ đáng kể về kinh tế và công nghệ so với thế giới, rồi sau đó phải đối mặt với Cách mạng Văn hóa, với hệ quả là "sự vô tổ chức của các nhóm công nghệ và khoa học”. Tuy nhiên theo chuyên gia Pháp Sourbès-Verger, “chính trong bối cảnh đầy biến động đó Trung Quốc phóng thành công vệ tinh đầu tiên vào năm 1970”.
Ba cột trụ trong chính sách không gian của Trung Quốc
Nhà nghiên cứu của Viện Quan hệ quốc tế Pháp Ifri, Marc Julienne, tác giả công trình nghiên cứu “Tham vọng của Trung Quốc trong không gian” (*), giải thích chính từ những năm 1980, sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền với chính sách cải cách và mở cửa, chương trình không gian của Trung Quốc mới thực sự có thể “cất cánh” và bao gồm các chương trình “có cấu trúc tốt và trên hết là đầy tham vọng, với ngân sách lớn hơn rất nhiều”.
Kể từ đó, Bắc Kinh đã khắc phục các chậm trễ, với những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu đầu tiên luôn là phát triển kinh tế và xã hội. Chuyên gia Isabelle Sourbès-Verger của CNRS nhấn mạnh: “Trung Quốc chưa bao giờ có cơ sở hạ tầng trên mặt đất như chúng ta có thể thấy ở các quốc gia phát triển, dù là viễn thông hay các công cụ quy hoạch và quản lý lãnh thổ. Thế nhưng, Trung Quốc lại là một đất nước rộng mênh mông, với rất đông dân số, nhiều khi dân cư sống ở những khu vực khó tiếp cận”. Chương trình không gian có rất nhiều lợi ích, chẳng hạn trong việc quan sát mặt đất, viễn thông, truyền hình nhà nước, thời tiết …
Khía cạnh thứ hai của chương trình, theo nhà nghiên cứu Marc Julienne, là phục vụ “quốc phòng". Ông nhấn mạnh các ứng dụng không gian có tính chất “kép” : phục vụ cả quân sự và dân sự, và đối với Bắc Kinh, mục tiêu là phải "bảo vệ đất nước trước các cuộc xâm lăng từ bên ngoài, trước sức mạnh của Mỹ và Nga ở biên giới" Trung Quốc.
Cột trụ thứ ba, một trong những cột trụ quan trọng nhất hiện nay, theo chuyên gia Julienne, là "sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Các tham vọng và thành tựu trong không gian cho thấy sự hùng mạnh của một cường quốc trên Trái đất : đối với Trung Quốc, không gian là một trong những con đường thực hiện tham vọng trở thành một cường quốc trên thế giới".
Một tham vọng đáng lo ngại
Trên thực tế, các cường quốc khác về không gian đang lo ngại về bước tiến của Trung Quốc. Theo nhà nghiên cứu Isabelle Sourbès-Verger, điều khiến Nga bận tâm là Bắc Kinh có “có dự án chính trị lớn đằng sau chương trình không gian. Trong khi đó, tuy từ lâu nay trong lĩnh vực này Nga đã có nhiều công nghệ vượt trội hơn so với Trung Quốc, nhưng lại đang thiếu các dự án chính trị”. Và trong những năm gần đây, Nga cũng không cho thấy có các thành tựu lớn nào về chinh phục không gian. Do đó, Matxcơva liên minh với Bắc Kinh, chẳng hạn trong một dự án cơ bản về mặt khuất của Mặt trăng. Thế nhưng, “rủi ro là tụt từ vị trí thứ nhất xuống thứ hai, điều không mấy dễ chịu đối với lòng tự hào dân tộc khi người ta đã biết đến sự hùng mạnh thời Liên Xô."
Còn đối với Ấn Độ, New Delhi có quan điểm "nghi kỵ, ngờ vực" Trung Quốc, đặc biệt là về ảnh hưởng trong khu vực ở châu Á. Do đó, New Delhi tìm cách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách đề nghị hợp tác với các nước châu Á khác trong lĩnh vực không gian. Về mối lo của châu Âu, bà Isabelle Sourbès-Verger giải thích là nếu Trung Quốc tiếp tục phát triển các năng lực thương mại, đặc biệt là sản xuất vệ tinh, thì nước này có khả năng sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường thương mại về phóng vệ tinh, vốn đã có sự hiện diện của các công ty của Mỹ.
Cuối cùng, nước lo ngại nhất có lẽ là Mỹ. Washington e ngại khi thấy Trung Quốc có được những năng lực mới trong lĩnh vực mà lâu nay Mỹ vẫn coi là "độc quyền" và lo sợ mất vị trí hàng đầu. Vì thế, Mỹ tìm cách “hãm phanh” đối thủ.
Thái độ xa cách của Mỹ
Do yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc không thể gửi phi hành gia lên Trạm không gian quốc tế ISS. Chuyên gia Marc Julienne của Viện Ifri giải thích: "Hoa Kỳ lo sợ về việc bị Trung Quốc bắt kịp về công nghệ và để Trung Quốc tham gia tức là giúp đỡ Bắc Kinh phát triển chương trình không gian của riêng họ và có nguy cơ để rò rỉ bí quyết và công nghệ”. Cũng chính vì thế mà Bắc Kinh cũng không thể phóng vệ tinh được chế tạo bằng các linh kiện của Mỹ.
Vào năm 2011, Quốc Hội Mỹ đã thông qua luật cấm NASA hợp tác với các tổ chức hoặc công ty Trung Quốc trong lĩnh vực không gian, vũ trụ. Nhà nghiên cứu Isabelle Sourbès-Verger lưu ý: “Thực sự Mỹ giữ thái độ xa cách về công nghệ vũ trụ, chủ yếu là từ sau sự kiện Thiên An Môn” và ngân sách của Mỹ cho không gian (50 tỉ đô la) vẫn cao hơn nhiều so với ước tính về ngân sách của Trung Quốc (khoảng 15-20 tỉ đô la).
Nhưng quả thực chính việc Mỹ giữ thái độ xa cách, nhằm tránh để Trung Quốc bắt kịp, lại thúc đẩy Bắc Kinh tự xoay xở phần lớn. Muốn nghiên cứu quỹ đạo trong điều kiện không trọng lực, Trung Quốc đã phát triển trạm vũ trụ của riêng mình (CSS). Trạm CSS đang được lắp ráp và rất có thể đưa Trung Quốc lên vị trí mạnh trong những năm tới, bởi vì Trạm không gian quốc tế ISS sẽ ngừng vận hành sau một vài năm nữa. Nhà nghiên cứu Marc Julienne nhận xét: “Trạm không gian của Trung Quốc có thể trở thành trạm vũ trụ duy nhất, của một Nhà nước, phục vụ nghiên cứu khoa học trên quỹ đạo Trái đất vào cuối thập kỷ này”. Nga và Mỹ chắc chắn có dự án của riêng họ (một trạm trên quỹ đạo Mặt Trăng của Hoa Kỳ), nhưng trạm không gian của Trung Quốc sẽ nhanh chóng được hoàn thành từ nay đến năm 2022.
Bắc Kinh đã tuyên bố mở trạm này cho hoạt động hợp tác quốc tế, dường như là hướng đến Nga và các nước đang phát triển như Pakistan, nhưng với điều kiện mà Bắc Kinh đưa ra, theo lưu ý của Marc Julienne. Nếu ISS là một trạm quốc tế (gồm Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Canada và 11 nước châu Âu), hoạt động dựa trên các hiệp ước được ký kết giữa các chính phủ, thì trạm không gian mới sẽ là của riêng Trung Quốc. Do đó, sự hợp tác mà Bắc Kinh thông báo sẽ được thực hiện "theo ý muốn và các điều kiện mà Trung Quốc đề ra". Trạm CSS như vậy có thể sẽ trở thành “đòn bẩy ngoại giao đối với các hồ sơ khác về kinh tế và chính trị, vốn không liên quan gì đến không gian”.
Giải trừ quân bị trong không gian
Trung Quốc cũng đang cố gắng kiềm chế các khả năng của đối thủ về không gian. Cùng với Nga, từ nhiều năm nay, Bắc Kinh đề xuất với Liên Hợp Quốc dự thảo hiệp ước nhằm "ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian". Cả Mỹ và Pháp đều phản đối. Nhà nghiên cứu Julienne nhắc lại Washington tố cáo đó là ý đồ xấu bởi Bắc Kinh và Matxcơva nói đồng thời "Chúng ta phải giải trừ quân bị và cấm đưa vũ khí vào quỹ đạo” và "chúng ta phát triển chúng" với lập luận "chừng nào Mỹ đang phát triển chúng thì chúng tôi phải phòng vệ”. Vì thế, Trung Quốc và Nga có các chương trình tên lửa chống vệ tinh bắn từ Trái đất, vũ khí laser, vũ khí điện từ ... Điều mơ hồ khác là Nga và Trung Quốc không nói liệu họ có loại bỏ các vũ khí trên sau khi hiệp ước được ký kết hay không.
Hơn nữa, một trong những vấn đề lớn đối với Hoa Kỳ là sự thiếu vắng một cơ chế giám sát sau khi văn bản được ký kết, vốn dĩ là một phương thức xác minh phổ biến trong các hiệp ước quốc tế (ví dụ về vũ khí nguyên tử). Cần lưu ý rằng những loại vũ khí này vẫn đang trong quá trình phát triển và những vũ khí mà một số nước đã làm chủ thì rất khó tháo dỡ (chẳng hạn việc phá hủy vệ tinh).
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210629-trung-qu%E1%BB%91c-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-qu%E1%BB%91c-kh%C3%B4ng-gian