Hôm ngày 8/2/2021 tổng thống Joe Biden đã có cuộc điện thoại với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói về nhiều đề tài nhưng quan trọng nhất là hai nhà lãnh đạo này đã đề cập đến 3 nội dung quan trọng sau: Thứ nhất, xây dựng lại nền kinh tế toàn cầu theo cách có lợi cho người dân của cả hai nước; Thứ nhì là cùng nhau chống lại tai họa của “chủ nghĩa khủng bố toàn cầu”; Thứ ba là thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, ủng hộ tự do hàng hải và toàn vẹn lãnh thổ và cam kết củng cố kiến trúc khu vực thông qua Bộ Tứ Kim Cương.
Sau cuốc điện thoại này tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo – Một cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc đã có phản ứng giận giữ được đăng triên tờ báo này.
Việc Ấn Độ rút khỏi vòng đàm phán gia nhập khối RCEP vào tháng 11/2019 sau 6 năm đàm phán được biết là Ấn Độ không muốn nền kinh tế của mình bị xâm lăng bởi người Tàu. Nhưng sâu xa hơn là Ấn Độ kỳ vọng tham gia một liên minh kinh tế có lợi hơn, đó là sự kết nối với Mỹ. Nếu liên minh kinh tế này dược hình thành thì nó sẽ là đối thủ rất lớn của khối RCEP với Tàu Cộng làm chủ cuộc chơi. Và trong cuộc đàm phán đó, Tổng thống Biden đã đề cập đến điều đó. Hy vọng là Ấn và Mỹ sẽ tiến tới bắt tay tạo sân chơi kinh tế để ngán đường ảnh hưởng của Tàu Cộng trên mặt trận kinh tế .
Sau cú điện thoại đó là đến ngày 18/2/2021 thì 4 Bộ Trưởng Ngoại Giao của 4 cường quốc trong Bộ Tứ Kim Cương gồm: Antony Blinken – Ngoại trưởng Hoa Kỳ; Toshimitsu Motegi – Ngoại Trưởng Nhật Bản; Marise Payne – Ngoại Trưởng Úc; và Subrahmanyam Jaishakar - Ngoại Trưởng Ấn Độ đã có cuộc gặp để bàn nhau qua điện thoại 90 phút để bàn về việc hoạch định chính sách nền tảng cho “NATO phương Đông”. Như vậy việc thúc đẩy Bộ Tứ Kim Cương này là một chính sách mà tổng thống Joe Biden đã kế thừa những gì mà người tiền nhiệm đã đặt nền tảng.
Hôm nay ngày 19/2 các lãnh đạo G7 đã nhóm họp sau cuộc họp của 30 thành viên NATO vào thứ Tư và thứ Năm ngày 18/2, trong đó các đồng minh quân sự mạnh nhất thế giới được cho là đã thảo luận về một loạt thách thức, bao gồm cả Trung Quốc và Nga. Trong cuộc họp G7 ngoài việc đề cập đến vấn đề Covid-19 thì tổng thống Joe Biden còn thảo luận với các nước trong khối G7 đối phó với sự lớn mạnh của Trung Cộng. Trong 4 năm dưới thời tổng thống Donald Trump ông đã xa lánh đồng minh và cũng trong 4 năm đó Trung Cộng đã trở thành đối tác lớn nhất với EU. Đây là chính sách sai lầm của tổng thống Donald Trump mà giờ đây, tổng thống Joe Biden phải cố sức vá lại nhưng có vẻ là đã muộn. Hiện tại nền kinh lớn thứ nhì và thứ ba của G7 là Nhật Bản và Đức đã dính rất chặt vào Trung Cộng. Nhật Bản thì đang đứng trong RCEP với Trung Cộng, còn với Đức thì khó mà xa Trung Cộng vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của loại ô tô Đức.
Như vậy về đối ngoại, không phải tổng thống Joe Biden lật hết những chính sách của tổng thống Trump như nhiều nguồn tin thất thiệt loan tin mà tổng thống Joe Biden đã làm có chọn lọc. Ông vá lại những sai lầm dưới thời Trump và giữ lại những di sản có lợi cho nước Mỹ mà tổng thống Trump đã làm. Được biết, trong một trả lời phỏng vấn của đài CNBC hôm ngày 18/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết rằng Hoa Kỳ sẽ giữ nguyên mức thuế áp đối với hàng hóa Trung Quốc của chính quyền Trump trước đây và sẽ "đánh giá những gì chúng tôi cho là phù hợp trong tương lai."
Đấy là những bước đi trong chính sách đối ngoại của tổng thống Joe Biden. Có lẽ ông không thể lấy lại được ảnh hưởng của Mỹ như trước đây nữa mà chỉ có thể hạn chế sự trỗi dậy của Trung Cộng mà thôi. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đánh giá rằng, tổng thống Donald Trump đánh Trung Quốc bằng cách xả nguyên băng đạn vào một điểm còn tổng thống Joe Biden thì bắn rải rác mà không phí đạn như tổng thống Trump. Còn các bạn nghĩ sao về nhận xét như thế? Trung Cộng ngại ai hơn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét