Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

4962 - Nguyễn Phú Trọng lo bị "gãy" giữa nhiệm kỳ?

Nguyễn Duy – Thoibao.de 


Ông Trọng đã 2 lần đề ra suất đặc biệt để ưu tiên cho chính ông. Có thể nói, nếu sửa điều lệ đảng bằng cách thêm những trường hợp đặc biệt cho ông vào đại hội đại biểu toàn quốc cho chính ông trong vòng 5 năm tới là một thuận lợi, tuy nhiên có điều mà nhiều người không hiểu là tại sao ông Trọng không chịu tạo sửa điều lệ đảng?

Thực tế ông Trọng đã tuổi cao sức yếu, ông ta có tiền sử bệnh cao huyết áp, có tiền sử bệnh đột quỵ, vì vậy dù cho người có lạc quan mấy cũng không dám khẳng định là ông có thể giữ ghế tổng bí đến hết nhiệm kỳ 13 trong vòng 5 năm tới.

Nếu không sửa điều lệ đảng, chẳng khác nào ông Trọng tự chặn đường tái cử của chính ông vào 5 năm sau?! Vậy thì chỉ có thể, ông Trọng nghĩ rằng ông không thể đi hết 5 năm nhiệm kỳ và vì thế mà ông không cần sửa chăng? Rất có thể là như vậy.

Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định không sửa Điều lệ đảng, trong khi cho phép Tổng Bí thư có ba nhiệm kỳ liên tiếp. Điều này đã là cho dư luận nhân dân bàn tán xôn xao về trường hợp lộng quyền của ông Tổng bí thư, dù cố dùng hệ thống báo chí nhà nước che đậy nhưng họ cũng không thể nào dập tắt được tiếng xấu.

Một trong những điều về Đại hội XIII mà nhiều người bức xúc, đọc Điều lệ đảng thì thấy chữ nghĩa viết rất là chặt chẽ, người ta vẫn dùng chữ như là ‘văn bia’ để chỉ, nhưng mà bây giờ lại cơ cấu, bố trí nhân sự như thế. Người dân không tâm phục khẩu phục. Có thể nói việc bầu cử như thế là trái Điều lệ đảng, là một chuyện rất không bình thường.

Điều đáng nói kà trong khi Điều lệ đảng nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng phải tuân thủ nghiêm túc Điều lệ đảng, và trong điều lệ đó, thì Đại hội XI không có sửa điều lệ và câu người ta chốt lại cuối cùng là: “chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ đảng.

Tạo một tiền lệ cho sự lộng quyền nối tiếp lộng quyền

Điều lệ đảng như thế nhưng ông Trọng thích chen ngang thì cứ chen, ông đã tạo thành một tiền lệ xấu, quyền lực phá vỡ luật lệ. Điều đó hết sức không bình thường, nếu như thế, sau này ai muốn chen ngang, rồi cũng làm nhân sự như vậy thì sao?

Được biết, trong khi đó điều 47 ghi rõ rằng tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ đảng. Chấp hành nghiêm chỉnh mà phá ngang như thế được sao? Nay ông Trọng phá được thì mai ông Phạm Minh Chính cũng phá được, và mốt ông Võ Văn Thưởng cũng phá được. Bây giờ Điều lệ đảng muốn bỏ qua, hay tùy tiện như thế, thì nó rất bất bình thường.

Điều lệ đảng được ĐCS viết ra chẳng khác nào dùng để làm cảnh. Đại hội XIII lại có trường hợp nhân sự được cơ cấu và bầu với số nhiệm kỳ trái với Điều lệ như thế. Vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng muốn xây dựng đảng trong sạch vững mạnh thế nào trong khi điều lệ đảng không được xem trọng?

Dưới góc độ pháp luật, Điều lệ đảng chính là luật của tổ chức đảng phái chính trị, nhưng mà một quyết định ban hành đặc cách “suất đặc biệt” mà không có căn cứ, trái luật như thế, thì ai cũng biết rằng những người đứng sau quyết định đó để ban hành thì lẽ ra phải chịu xử lý về mặt đảng. Tuy nhiên ĐCS vẫn không dám xử lý nhân vật này.

Đó là điều mà Đại hội 13 này đã để lại nhiều vấn đề, mà nổi bật là vấn đề đó, cho nên đã tạo nên một sự băn khoăn, tuy rằng bây giờ người ta đang đẩy mạnh việc chống Covid-19, nói lớn tiếng về đủ thứ thắng lợi to lớn này kia, nhưng nhiều người vẫn đang chờ một sự trả lời chính thức và rõ ràng của Trung ương đảng và cấp có thẩm quyền.

Về chuyện chịu trách nhiệm thế nào, rõ ràng ai cũng đều biết ở Việt Nam lâu nay chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, mà đảng cầm quyền này không những chỉ có quyền trong đảng mà có quyền trong chính quyền và có quyền trong nhiều chỗ nữa, cho nên việc tự đảng cầm quyền bị xử lý khi có sai phạm thì gần như là rất khó.

Người dân khó mà trông mong gì ở ý thức thượng tôn luật pháp của quan chức CS. Bản chất của họ vốn quen thói lộng quyền trước nhân dân, thì mô hình này họ cũng đem vào áp dụng trong đảng. Vẫn mạnh thắng yếu thua là chủ yếu chứ luật lệ được viết ra là thứ yếu mà thôi.

Ông Nguyễn Phú Trọng nói một đường làm một nẻo.

Lúc nào ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói đi nói lại nhiều lần là “Chúng ta phải làm gương”. Chính ông Trọng là người có trách nhiệm cao nhất ở trong đảng thì cần phải làm gương nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ đảng, chính ông nói rằng phải làm gương nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, đường lối, chủ trương, nghiêm chỉnh chấp hành cương lĩnh, rằng phải sống mẫu mực, danh dự là chính, còn tiền bạc, quyền chức không là cái gì, vân vân và vân vân. Ấy vậy mà chính ông làm gương xấu phá lệ để ưu ái cho chính mình. Thực chất các vị ở vị trí cao trong đảng đã chỉ nỗ lực để dàn xếp, cơ cấu, bố trí và bầu bán nhân sự ở Đại hội 13 cho nên họ không còn tâm thức đâu mà quan tâm tới vấn đề tuân thủ điều lệ đảng. Một khi xem trọng chức tước hơn điều lệ đảng thì khi đó, điều lệ đảng được viết ra không có ý nghĩa gì nữa. Cùng lám là áp dụng cho đảng viên cấp cơ sở.

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng mà biết về luật pháp thì ông ta đã không khoe khoang việc ông việc ông xử lý ‘va li có nhiều triệu đô-la’ như những gì ông đã nói công khai với truyền thông và báo giới sau bế mạc Đại hội.

Chuyện cá nhân đã đem tiền ‘hối lộ’ đến công sở rồi sau đó lại được chỉ đạo ‘gói gém lại, mang về’ như thế là trái luật nhưng ông không hề hay biết. Với luật pháp thì ông như vậy thì liệu đảng luật ông có biết không?

Ông Nguyễn Phú Trọng ra tái cử đã vướng vào ba vấn đề mà tạm gọi là ba cản trở. Cản trở thứ nhất và đứng số một là Điều lệ đảng, mà cụ thể là điều 17, mà quy định nói rất rõ ràng rằng Tổng Bí thư không được làm quá hai nhiệm kỳ liên tục. Tuy nhiên ông Trọng phớt lờ.

Điều thứ hai là trường hợp đặc biệt quá tuổi, thì đã mấy lần đặc biệt rồi, bây giờ đặc biệt để ngồi tiếp ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp thì điều đó là cố tình xé bỏ đảng luật, vì tham quyền cố vị mà ông bất chấp.

Và cái thứ ba là sức khỏe, mà trong điều kiện ra ứng cử lần này, tiêu chuẩn, tiêu chí của đảng mà quyết định của Bộ Chính trị đề ra là có nói đến vấn đề sức khỏe, ứng viên phải đảm bảo sức khỏe, phải đảm bảo thế nào đủ để làm việc được. Tuy nhiên dường như cả bộ chính trị không có đủ sức mạnh để buộc ông Trọng pháp luật.

Mối nguy bị gãy giữa nhiệm kỳ

Bây giờ chỉ có vấn đề sức khỏe mới có thể buộc ông Trọng rời bỏ ghế chứ chứ giới hạn tuổi tác, giới hạn nhiệm kỳ đem áp dụng với ông Trọng là vô nghĩa.

Chỉ có bệnh liệt giường thở bằng ô xy, hoạc chết thì may ra ông để công việc tổng bí thư lại cho Võ Văn Thưởng, chứ nếu ông còn đi được dù chó có người dìu thì ông sẽ không nhường ghế, bản tính con người ông Trọng là vậy, và điều đó được chứng mình trong 2 năm qua khi mà ông Trọng bị đột quỵ tại Kiên Giang.

Về quyền lực, ông Trọng khá ích kỷ, ông muốn ưu tiên đó chỉ dành cho chính ông chứ không giành cho ai khác. Đó là lý do ông không cho sửa đổi điều lệ đảng để nhưng người kế cận của ông có thể ngồi lại đến trên 2 nhiệm kỳ.

Đã muốn mình là nhân vật thứ 2 trong ĐCS thì chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng những ưu ái chỉ giành cho riêng mình. Đó là lý do mà ông không cho sửa điều lệ đảng.

Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có thấy rằng, để kéo hết 5 năm nhiệm kỳ tiếp thao là quá sức cho ông hay không? Liệu rằng có phải chính ông đã lường trước được khả năng này hay không? Cũng rất có thể ông liệu được điều này mà ông không muốn cho ai hưởng được cái ưu ái hơn 2 nhiệm kỳ.

Có những lúc có những người ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng như là ‘người là Thế thiên hành đạo’. Thế thiên hành đạo tức là con Trời, Thiên tử đó. Và điều đó chắc cũng phải đến tai ông Trọng và có thể nó đã đánh thức tham vọng của ông mà ông quyết định bám ghế để “thế thiên hành đạo” nhằm mục đích “lưu danh sử sách”.

Trước hết, hai trường hợp nhân sự ngoài Tứ trụ được thông báo bố trí vị trí mới ngay sau Đại hội là các ông Võ Văn Thưởng, nay là Thường trực Ban Bí thư, và thứ hai là ông Trần Tuấn Anh, được cắt cử làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đảng, động thái này nằm trong ý đồ của ông Trọng. Ông muốn thiết lập một thành phần ủng hộ mạnh mẽ quanh ông.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang nâng đỡ Nguyễn Hòa Bình là thông điệp gì?

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, được đưa vào Bộ Chính trị là một trường hợp gây nên sự phẫn nộ không ít người.  Theo tin rò rỉ thì ông Nguyễn Hòa Bình  sẽ được cơ cấu vào lãnh đạo Ban Nội chính, cần chờ thời gian thêm để rõ, nhưng người ta nhắc nhiều tới ông vì liên quan vụ Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải. Rõ ràng ông Trọng không muốn trong sạch bộ máy đảng. Hiện nay vụ án nó như là một vết nhơ, nếu nâng đỡ Nguyễn Hòa Bình không khéo người dân lại nghĩ trong vấn đề oan khuất của Hồ Duy Hải có bàn tay của ông Tổng Bí Thư.

Thực ra nếu những người nhìn ra thủ đoạn chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng thì họ chẳng bao giờ tôn sùng ông Trọng mà ngược lại, họ còn chỉ trích. Chính vì vậy với thành phần nầy ông Trọng không giấu giếm mà ông đánh bài ngửa, ông cất nhắc Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính Trị là thông điệp như vậy. Nghĩa là ông Trọng sẵn sàng dùng những con người bất chấp luật pháp để hỗ trợ ông đạt mục đích. Còn với người dân nhẹ dạ cả tinh thì chuyện đốt lò của ông cũng làm họ ngây ngất.


http://viet-studies.net/kinhte/NPTrongGayGiuaNhiemKy_TB.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét