Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

4397 - Tranh luận tổng thống: Ai thắng, ai thua?

Nhã Duy

Hình ảnh tranh luận đêm quan giữa hai ứng viên Trump – Biden. Nguồn: SAUL LOEB / AFP

Nếu nước Mỹ còn sót lại chút danh dự, thanh danh và quyền lực rệu rã nào đó của một quốc gia từng được xem là siêu cường số một trong mắt thế giới, thì cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa tổng thống Donald Trump và cựu phó tổng thống Joe Biden đêm thứ Ba vừa qua, đã giật sập tất cả. Có thể là nụ cười hả hê, thương hại hay bỡn cợt về nước Mỹ; còn với người dân Mỹ, nó là một sự xấu hổ cho những ai còn chút lương tri và lý trí để đánh giá và nhìn nhận.

4409 - Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam: Ghế và tiền!

Hiếu Chân/Người Việt 

Đảng Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam dự tính sẽ tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 13 vào Tháng Giêng, 2021 sắp tới. Và cũng như trước, đại hội chỉ là dịp để chia chác quyền lực, chia ghế lãnh đạo giữa các đảng viên cao cấp và phe cánh của họ; những vấn đề quốc kế dân sinh, chủ trương đường lối chính sách… chỉ là “bổn cũ soạn lại” có thay đổi chút ít về ngôn từ cho có vẻ hợp thời mà không thay đổi bản chất của thể chế độc tài đảng trị đã có suốt 75 năm qua.

4396 - "Quá muộn để kiềm chế ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc"

  • John Simpson
  • Biên tập viên Đối ngoại

Nghệ sỹ bất đồng chính kiến nổi tiếng Trung Quốc, Ngải Vị Vị (áo xanh)
MOHAMMED ABED/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nghệ sỹ bất đồng chính kiến nổi tiếng Trung Quốc, Ngải Vị Vị (áo xanh)

Ngải Vị Vị, nghệ sỹ, nhà làm phim, nhà bất đồng chính kiến hàng đầu Trung Quốc nói rằng ảnh hưởng của Bắc Kinh đã lớn đến mức không thể ngăn chặn một cách hiệu quả.

"Phương Tây lẽ ra nên lo lắng về Trung Quốc từ nhiều thập niên trước. Bây giờ đã quá muộn, bởi vì phương Tây đã xây dựng hệ thống hùng mạnh của mình ở Trung Quốc và chỉ cần cắt đứt nó, nó sẽ gây tổn thương sâu sắc. Đó là lý do tại sao Trung Quốc rất kiêu ngạo."

4395 - Dầu lửa : Tổ chức OPEP đã đánh mất hào quang

THANH HÀ 

Logo của Tổ Chức Các Nước Xuất Khẩu Dầu Lửa OPEP/OPEC, trụ sở tại Vienna- Áo.
 REUTERS/Leonhard Foeger

"Đoàn kết là sức mạnh". 60 năm trước 5 quốc gia sản xuất thành lập Tổ Chức Các Nước Xuất Khẩu Dầu Lửa OPEP/OPEC để làm đối trọng với 7 tập đoàn khai thác dầu khí đa quốc gia của Âu-Mỹ.  Tổ chức này đã ít nhiều thành công trong việc áp đặt luật chơi cả về mặt kinh tế lẫn chính trị với quốc tế. Sáu thập niên sau, hào quang của OPEP nhạt phai nhưng vẫn là cột trụ của thế giới.

4394 - West Point

Song Thao 

Chỉ cần nói “West Point”, ai cũng biết đó là chi rồi. West Point là cái tên…dân gian, nói ra ai cũng hiểu. Tên chính thức của ngôi trường này là United States Military Academy (Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ). Nhưng nếu lười biếng, chỉ cần nói The Academy hay The Point thì cũng biết liền chính là hắn!

4393 - Hồ sơ thuế của Trump: Những tài liệu từ lâu bị che giấu cho thấy, lỗ lã triền miên và nhiều năm tránh né việc đóng thuế (Phần 3)

New York Times

Tác Giả: Russ Buettner, Susanne Craig và Mike McIntire - Dịch Giả: T.Vấn

Tiếp theo phần 1 và phần 2

Phần 3: Tấm bản đồ của đế chế doanh nghiệp Trump

Nội dung của hàng ngàn tài liệu thuế kinh doanh và cá nhân có chứa đựng nhiều chi tiết về tài chính đã bị che giấu trong nhiều năm.

Năm 2014, khi được hỏi liệu ông có bằng lòng bạch hóa các hồ sơ khai thuế của mình nếu ra tranh cử tổng thống hay không, Trump đã trả lời: “Tôi sẵn sàng làm việc đó”. Từ bấy đến nay, lập trường của ông về việc này đã đảo ngược hoàn toàn.

4392 - Đảng phải thế nào thì mới có những ông Cường như thế chứ!

Trân Văn

         Tiến sĩ - Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Năm ngày sau khi đổ đến TP.HCM, yêu cầu các đồng nghiệp ở TP.HCM hỗ trợ để tổ chức bố ráp – bắt giữ ông Phạm Đình Quý, Giảng viên Khoa Khoa học Thể thao của Đại học Tôn Đức Thắng, áp giải ông về Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk mới xác nhận đang giam giữ ông Quý nhưng giải thích đó chỉ là mời làm việc và khẳng định chuyện mời làm việc như thế là… đúng pháp luật.

4391 - Lo COVID-19 trong Mùa Đông tới

Ngô Nhân Dụng




Một nhân viên y tế đứng kế bên thi hài một người chết vì covid tại New Delhi, Ấn Độ, 28 tháng Chín. Hình minh họa.


Dù ai đắc cử tổng thống đầu tháng 11 này thì đến đầu năm 2001 dân Mỹ cũng vẫn phải tiếp tục đối đầu với Covid-19. Nếu có thuốc chủng người trong tháng Mười thì từ đó đến cuối năm cũng chỉ có thể cung cấp cho những người dễ bị virus tấn công nhất: người già yếu, người có bệnh sẵn, và nhất là các người đứng “tuyến đầu” đang lo chăm sóc bệnh nhân. Những người khác phải tự lo bảo vệ trước khi đến lượt chích vaccine! Bởi vì Coronavirus có thật. Những người đã chết đều có thật!

4390 - Tôn giáo và bầu cử

Hoàng Thủy Ngữ

Từ ngày đầu tiên của Cộng hòa Hoa Kỳ, Nhà thờ đã được tách khỏi nhà nước. Nhưng điều đó không ngăn cản các chính trị gia cầu khẩn Chúa hoặc chụp mũ đối thủ là kẻ vô thần để kiếm phiếu. Đức tin rất mạnh ở Hoa Kỳ. Theo nhiều cách khác nhau, sự biểu hiện tôn giáo ở quốc gia này mạnh hơn nhiều so với các nước châu Âu.

4389 - Chuyên khẩu hiệu




Nhân cái khẩu hiệu 11 chữ ở tỉnh nghèo Hòa Bình, xin đăng tiếp về khẩu hiệu của nhà sản
Chuyện khẩu hiệu

Như đã nói ở những phần trước, giai đoạn nào trong thời cách mạng vô sản cũng vậy, sử dụng khẩu hiệu được coi là sách lược, là nghệ thuật, là đỉnh cao của cuộc tuyên truyền, vận động quần chúng. Những khẩu hiệu về cụ Hồ mà chế độ đề ra đã khiến đông đảo nhân dân hăng hái đi theo cụ, học tập cụ, làm như lời cụ dạy. Chỉ riêng câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” do cụ phát ngôn được tôn thành thánh chỉ "lời vàng ý ngọc" đã lôi cuốn hàng chục triệu người xả thân, không tiếc máu xương cho cuộc chiến tranh giành... miền Nam từ tay đồng bào ruột thịt.

4388 - Những cuộc tranh luận truyền hình để lại dấu ấn trong lịch sử Mỹ

Thuỵ My RFI 

Chuẩn bị kỹ thuật và trường quay cho cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống tại Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 28/09/2020. REUTERS - JONATHAN ERNST

Le Figaro hôm nay 29/09/2020 điểm lại những cuộc tranh luận ấn tượng nhất giữa các ứng cử viên tổng thống Mỹ. Theo tờ báo, cuộc đấu giữa Nixon và Kennedy cho thấy hình ảnh trên truyền hình có thể làm thay đổi cảm nhận của khán giả so với những gì nghe được, còn cuộc đối đầu Bush-Gore năm 2000 chứng minh rằng « thắng » tranh luận chưa đủ để đắc cử. 

4387 - Đường Trần Quốc Toản

Trang Nguyên  

Đường Trần Quốc Toản hình thành từ khi nào? Hồi thời Pháp thuộc nó có tên Pavie. Đó vẫn còn là điều thắc mắc của nhiều người quan tâm đến việc phát triển thành phố Sài Gòn. 

4386 - Đáng suy ngẫm

Ngọc Trang


Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

-Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

– Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

4385 - Thế giới hôm nay: 30/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan leo thang khi cả hai đều tuyên bố đã bắn qua biên giới và Armenia nói một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, đã bắn hạ bởi một trong các máy bay chiến đấu của họ trên không phận Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan phủ nhận. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh các cuộc đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, nơi gần 100 người đã chết những ngày gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Azerbaijan trong cuộc xung đột; Nga kêu gọi ngừng bắn.

4384 - “Báo cáo Đồng Tâm để lưu lại tội ác của Chính quyền Cộng sản và để vận động quốc tế cho cuộc điều tra độc lập”

 RFA Tiếng Việt

Báo cáo Đồng Tâm, ấn bản thứ 3 bằng song ngữ Anh-Việt là bản đầy đủ nhất trong 3 bản được phổ biến trong năm 2020.

Một bản “Báo cáo Đồng Tâm” vừa được công bố ấn bản lần thứ 3 vào cuối hạ tuần tháng 9, được cho biết là bản hoàn chỉnh nhất bằng song ngữ Việt-Anh, sau hai ấn bản trước đó lần lượt được phổ biến vào ngày 16/1/2020 và ngày 9/2/2020. Báo cáo Đồng Tâm, được thực hiện bởi nữ nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt, từng bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ trong đợt người dân trong nước biểu tình chống hai Dự luật Đặc khu và An ninh mạng hồi tháng 6/2018.

4383 - Bầu cử Mỹ : Tranh luận Donald Trump-Joe Biden diễn ra trong hỗn loạn

Tú Anh RFI

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Donald Trump (T) và Joe Biden, tại  Cleveland, bang Ohio, Hoa Kỳ, ngày 29/09/2020.
 AP - Patrick Semansky

Donald Trump và Joe Biden đụng nhau suốt một tiếng rưỡi đồng hồ trong bầu không khí được báo chí mô tả là "hỗn loạn". Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ lẽ ra là để mỗi bên trình bài dự án chính trị và so sánh ý kiến, cuối cùng biến thành võ đài sỉ vả.

4382 - Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng rõ nét, nhưng rõ nét gì?

Võ Hàn Lam – (VNTB)

- Ông Nguyễn Văn Bình tuyên bố: “Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét”

Mô hình chưa có tiền lệ

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ban Kinh tế Trung ương (30/9/1950 – 30/9/2020), ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có các phát biểu được chuẩn bị bằng văn bản, được thể hiện bằng hình thức “cuộc trao đổi với báo chí về một số đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương trong việc tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị (khóa XII), nhiệm kỳ 2016 – 2020 ban hành một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

4392 - Donald Trump, một công dân lương thiện hay một tỉ phú nghèo ?

Nhã Duy

Câu nói phổ biến với dân Mỹ được trích từ ý của Benjamin Franklin thường được nhiều người nhắc là, "thế giới này chẳng có gì chắc chắn, ngoại trừ cái chết và thuế". Dù nói thật hay đùa thì quả là vậy. Từ một học sinh trung học đi làm thêm kiếm dăm đồng, người nhân công hãng xưởng cho đến thương gia hay tổng thống, thuế là điều chẳng tránh khỏi với dân Mỹ. Ngoại trừ Tổng thống Donald Trump, vị Tổng thống Hoa Kỳ kiêm một tỉ phú thành công.

4381 - Tranh luận Trump-Biden: Hai võ sĩ già đang tìm cách hạ gục đối thủ

  • Jon Sopel
  • Biên tập viên Bắc Mỹ
Biden and Trump
GETTY IMAGES

Chỉ còn hơn một tháng nữa thôi, và không khí đang bắt đầu trông giống như một chiến dịch tranh cử. Cuối cùng, chúng tôi đang trên đường đến Cleveland, Ohio tác nghiệp. Trên xe, ngoài những hành trang thông thường như donuts và những ly cà phê đã nguội, giờ đây có thêm thuốc khử trùng tay, khăn lau khử trùng và khẩu trang. Chào mừng mọi người đến với cuộc bầu cử năm 2020.

4380 - Hồ sơ thuế của Trump: Những tài liệu từ lâu bị che giấu cho thấy, lỗ lã triền miên và nhiều năm tránh né việc đóng thuế (Phần 2)

New York Times

Tác Giả: Russ Buettner, Susanne Craig và Mike McIntire - Dịch Giả: T.Vấn

Tiếp theo phần 1

Phần 2: Hồ sơ thuế của Tổng Thống

Để hồi đáp bức thư tóm lược nội dung các điểm chính trong bản điều tra của tờ New York Times, Alan Garten, luật sư của tổ hợp Trump đã trả lời rằng “phần lớn, nếu không phải là tất cả, những phát hiện của bài báo đều không chính xác”, đồng thời, Garten yêu cầu được xem những văn kiện mà bài báo căn cứ vào đó để điều tra. Sau khi New York Times từ chối cung cấp cho luật sư Garten các văn kiện mà ông này đòi hỏi với lý do để bảo vệ nguồn cung cấp tin, ông Garten đã trả lời tờ báo nhưng chỉ xoáy trực tiếp vào số tiền thuế mà Donald Trump đã đóng.

4379 - Trước tranh luận Trump-Biden: cử tri Mỹ có lập trường ra sao?

VOA Tiếng Việt

Các công nhân đang chuẩn bị phông nền cho cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden vào ngày 29/9


Trước thềm cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden, hầu hết cử tri Mỹ, trong đó có cử tri gốc Việt, đã xác định rõ lập trường của mình trên các vấn đề chủ chốt như ghế thẩm phán tối cao, đại dịch Covid, kinh tế và tính trung thực của cuộc bầu cử.

4378 - Việt Nam và nền Triết học đã chết

  • Hà Văn Thùy - Viết từ Sài Gòn
John Stuart Mill
NATIONAL PORTRAIT GALLERY

Chụp lại hình ảnh,

John Stuart Mill

Triết học đã chết. Ai, ai dám nói những lời báng bổ như vậy? Đó là Stephen Hawking, bộ óc thông tuệ bậc nhất của thời chúng ta. Trong cuốn 'Đại thiết kế' (The Grand Design - 2010), ông khẳng định: Triết học đã chết- Philosophy is dead!

4377 - Hồ sơ thuế của Trump: Những tài liệu từ lâu bị che giấu cho thấy, lỗ lã triền miên và nhiều năm tránh né việc đóng thuế (Phần 1)

New York Times

Tác Giả: Russ Buettner, Susanne Craig và Mike McIntire - Dịch Giả: T.Vấn

Lời Người Dịch: Hồ sơ thuế của tổng thống Donald Trump là một đề tài nổi trội từ nhiều năm nay, nổi cộm nhất là từ năm 2015 khi ông cho biết ý định sẽ ra tranh cử năm 2016. Trong suốt thời gian 5 năm qua, từ quốc hội liên bang cho đến các viên chức công tố của tiểu bang New York (nơi Donald Trump là một cư dân thâm niên, cho đến ngày 1/11/2019, ông chọn Florida làm quê hương mới) tìm mọi cách để có được các hồ sơ này, nhưng phần lớn đều thất bại vì những rào cản pháp lý mà các luật sư của tổng thống viện dẫn, hầu giữ kín những bí mật về tài chính của thân chủ.

4376 - Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Người dịch: Phan Nguyên

Nguồn: Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.


Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

4375 - Các nhân tố nền tảng của con người

Luân Lê

Lựa chọn nhân sự với bốn điều kiện:
– Lấy Đức làm gốc.
– Lấy Pháp làm nền tảng.
– Lấy Mỹ làm trọng.
– Lấy Ý làm định hướng.

Ở đây, Đức là đức hạnh (đạo đức, Ethic). Pháp là pháp luật (rule of law). Mỹ tức là cái đẹp, thiện, nghệ thuật, (Aesthetic). Ý ở đây là ý nguyện, ý chí của dân (Volition of People).

4374 - Cuộc tranh luận Trump - Biden: Những đòn tấn công chỉ là vô dụng ?

Thuỳ Dương

Hai đối thủ Joe Biden (T) và Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2020.
 AFP/Archivos

Một chủ đề được các báo Pháp hôm nay quan tâm là cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden. Tờ báo thiên hữu Le Figaro dành cả bài xã luận "Những đòn tấn công vô dụng" và hồ sơ nhiều trang cho cuộc đấu tay đôi giữa hai đối thủ Trump - Biden.

4373 - Quảng Ngãi nổi tiếng

Đỗ Thành Nhân

Quảng Ngãi là một tỉnh lẻ, nghèo khó ở miền Trung. Mấy năm gần đây, nhờ Khu kinh tế Dung Quất mà thu ngân sách của tỉnh nằm trong top đầu của cả nước. Tuy nhiên, người dân Quảng Ngãi vẫn còn rất nghèo, phải đi tìm đường mưu sinh khắp cả nước.

4372 - Các bình luận ‘mong Đảng Cộng sản dân chủ hóa, thậm chí đa đảng’: không hy vọng!

Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam
NHAC NGUYEN/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam

Một nhà quan sát chính trị ở Hà Nội cho rằng chính sách nhân sự của Đảng Cộng sản hiện vẫn là "một người, một nhóm người từ cấp huyện, tỉnh đến trung ương có quyền xếp đặt".

4371 - Chuyện khẩu hiệu


Thiên hạ đang ồn lên chuyện tỉnh Hòa Bình nịnh hồn cụ, đục núi làm khẩu hiệu, tốn dững mỗi chữ gần 1 tỉ đồng, tổng cộng 11 chữ hết hơn chục tỉ, nghe mà rợn.

Nhân chuyện khẩu hiệu ở xứ này, tôi đăng lại loạt bài nhiều kỳ cho mọi người thấy xứ An Nam ta là vương quốc khẩu hiệu, vô địch về khẩu hiệu, có khi ngay cả thằng Tàu cộng sản đàn anh cũng không bằng. Nói đâu xa, những ngày này, các vị cứ thò mặt ra đường là bị khẩu hiệu nó nhát ngay, tinh những nhiệt liệt chào mừng, quang vinh, muôn năm, thành công tốt đẹp.

4370 - Thế giới hôm nay: 29/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo Đại học Johns Hopkins, Ấn Độ đã vượt ngưỡng 6 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức, trong khi số người chết trên toàn cầu là gần 1 triệu. Hơn 33 triệu ca nhiễm đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Hoa Kỳ có số người chết được xác nhận cao nhất, hơn 200.000, theo sau là Brazil, với hơn 140.000, và Ấn Độ, hơn 95.000. Nhiều nước châu Âu đang phải vật lộn để kiềm chế làn sóng ca nhiễm thứ hai.

Giao tranh gia tăng ở Nagorno-Karabakh, một khu vực tranh chấp ở Azerbaijan và là nơi sinh sống của người Armenia. Hàng chục binh sĩ đã thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan, trong khi Nga kêu gọi ngừng bắn. Cuộc xung đột là di sản từ cuộc chiến tranh biên giới trong giai đoạn Liên Xô sụp đổ, mặc dù kể từ sau khi ngừng bắn năm  1994 đến nay, cuộc xung đột chủ yếu vẫn  nằm trong tình thế bế tắc.

Tổng thống Donald Trump chỉ trả 750 đô la thuế thu nhập liên bang trong cả hai năm 2016 và 2017, theo tờ khai thuế mà New York Times có được, và ông không trả khoản thuế thu nhập liên bang nào trong mười trên 15 năm giai đoạn 2000 đến 2015. Các tài liệu cho thấy đế chế kinh doanh của tổng thống đang mắc nợ hàng trăm triệu đô la, và phải phụ thuộc vào các khoản vay do cá nhân ông bảo lãnh.

Chứng khoán toàn cầu tăng trở lại sau vài tuần biến động. Tại Mỹ, nơi cổ phiếu công nghệ sụt giảm kéo các chỉ số chính đi xuống, Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đều tăng hơn 1,8% trong phiên giao dịch buổi chiều, trong đó nổi bật nhất là các công ty năng lượng và tài chính. Chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm.

Sina Corp, công ty công nghệ Trung Quốc sở hữu trang tiểu blog Weibo, sẽ hủy niêm yết trong một thỏa thuận trị giá 2,6 tỷ USD. Sina niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq từ năm 2000. Một số công ty Trung Quốc khác đã hủy niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ hoặc thêm niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông hay Trung Quốc đại lục trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng.

Chính phủ Pháp đã trình ngân sách 2021. Đại dịch covid-19 và các đợt phong tỏa đã tạo ra lỗ hổng ngân sách, với mức thâm hụt dự kiến ​​là 10,2% GDP trong năm nay, một kỷ lục trong lịch sử gần đây của Pháp. Bộ trưởng tài chính Bruno Le Maire dự định chi 42 tỷ euro (49 tỷ USD) cho chương trình phục hồi kinh tế trị giá 100 tỷ euro vào năm tới.

Uber thắng trong cuộc chiến cấp phép với cơ quan giao thông công cộng của London. Một tòa án ra phán quyết công ty chia sẻ xe là một bên vận hành “phù hợp và đúng đắn”, sau khi giấy phép của họ bị tước lần đầu hồi 2017 vì lý do an toàn, rồi một lần nữa vào tháng 11 năm ngoái. Các tài xế không đăng ký đã giả danh những người có xác nhận. Thị trưởng Luân Đôn Sadiq Khan hứa sẽ giám sát công ty chặt chẽ để đảm bảo công ty duy trì các tiêu chuẩn.

TIÊU ĐIỂM

Trước thềm cuộc tranh luận tổng thống Mỹ lần thứ nhất

Tổng thống Donald Trump kỳ vọng cuộc tranh luận trên truyền hình vào tối nay với Joe Biden, đối thủ của ông từ đảng Dân chủ, sẽ giúp ông lật ngược tình thế. Thăm dò cho thấy ông đang ở mức 43%, so với 50% số phiếu của Biden. Chi tiết về các khoản thanh toán thuế thu nhập liên bang thấp của Trump, được công bố trên New York Times, có thể còn làm ảnh hưởng đến tỉ lệ ủng hộ của ông hơn nữa. Nhưng lịch sử cho thấy các cuộc tranh luận hiếm khi tạo ra khác biệt.

Theo phân tích của The Economist, kể từ năm 1976, mức thay đổi trung bình trong các cuộc thăm dò của đảng đương nhiệm từ hai tuần trước cuộc tranh luận đầu đến hai tuần sau cuộc tranh luận cuối là 0%. Kể từ năm 1960, vị trí dẫn đầu chỉ thay đổi một lần trong mùa tranh luận, vào năm 2000, khi George W. Bush vượt qua Al Gore một thời gian ngắn. Điều này cho thấy tình hình có thể bị thay đổi. Để làm được như vậy, ông Trump phải thuyết phục được các cử tri rằng ông có thể làm tốt hơn trong nhiệm kỳ hai. Vấn đề là nhiều cử tri đã quyết định rồi.

Nền kinh tế tồi tệ của Nam Phi

Ngay cả trước covid-19, Nam Phi đã trải qua cuộc suy thoái lần thứ hai trong hai năm. Tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức trên 20% trong suốt hơn 20 năm, và giờ còn tệ hơn. Hôm nay, Nam Phi dự kiến báo cáo tỷ lệ thất nghiệp khoảng 34%. Khoảng 3 triệu người được cho là đã mất việc làm giữa covid-19 và phong tỏa. Khoảng 2 triệu trong số này là phụ nữ. Những người lao động chân tay cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

OECD ước tính trong năm nay kinh tế Nam Phi sẽ giảm 11,5%, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác mà tổ chức này thực hiện dự báo. Năm tới, họ cho rằng GDP sẽ chỉ tăng 1,5%. Trong bối cảnh dân số trong độ tuổi lao động gia tăng, bấy nhiêu có thể không đủ để ngăn thất nghiệp tiếp tục tăng. Trong khi đó, kế hoạch cải cách cơ cấu của bộ trưởng tài chính nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng lại sa vào một vũng lầy chính trị.

New York loay hoay mở lại trường học

Các trường công lập của Thành phố New York hôm nay mở cửa trở lại. Sau khi đã hoãn mở lại hai lần — và sau khi công đoàn giáo viên đe dọa hành động pháp lý và đình công — thị trưởng Bill de Blasio thông báo 1,1 triệu học sinh trường công lập của thành phố sẽ được quay lại lớp học. Gần một nửa số trường đã chọn tiếp tục hình thức học từ xa áp dụng từ trong phong tỏa, trong khi 54% còn lại sẽ kết hợp giữa học  từ xa và học trên lớp, đồng nghĩa phải có thêm giáo viên.

Thị trưởng dường như đã đánh giá thấp mức độ khó khăn của việc mở lại trường học trong bối cảnh đại dịch và thiếu hụt 11.900 giáo viên. Quản lý quá trình trở lại lớp học trên một đơn vị hành chính rộng lớn và đa dạng như vậy chắc chắn là khó khăn, nhưng giáo viên, hiệu trưởng và phụ huynh đã phàn nàn về sự thiếu chuẩn bị và thông báo hỗn loạn từ Sở Giáo dục thành phố. Học sinh vẫn chưa trở lại bàn học (và laptop), trong khi đã có 100 trường ghi nhận ít nhất một ca covid-19, trong đó có 65 giáo viên.

Tình hình ngành bán lẻ của Anh

Bất kỳ ai mong đợi phục hồi “hình chữ V” từ cuộc suy thoái coronavirus ở Anh có thể nhìn sang dữ liệu doanh số bán lẻ. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), các con số cao hơn 4% trong tháng 8 so với tháng 2 (tháng cuối cùng không bị đại dịch ảnh hưởng). Nhưng số liệu bán hàng thô không phải là toàn bộ câu chuyện. Hôm nay, British Retail Consortium, cơ quan thương mại của ngành, sẽ công bố một bản cập nhật trên phạm vi rộng hơn, và kém lạc quan hơn.

ONS cho biết chi tiêu trực tuyến hiện chiếm khoảng một phần tư tổng doanh số bán hàng, tăng từ khoảng một phần năm trước phong tỏa. Các dịch vụ như nhà hàng và tiệm cắt tóc đã chứng kiến mức hồi phục nhu cầu nhỏ. Cho đến nay, hơn 125.000 việc làm ngành bán lẻ đã bị mất và hơn 13.000 cửa hàng phải đóng cửa. Với việc thắt chặt giãn cách xã hội, sẽ còn nhiều tin xấu hơn chờ đợi các chủ shop.

Đức và làn sóng covid-19 thứ hai

So với các điểm nóng coronavirus như Pháp hoặc Tây Ban Nha, làn sóng thứ hai của Đức có vẻ vừa phải: các ca bệnh mới được xác nhận vào khoảng 1.500 ca mỗi ngày. Các trung tâm y tế phi tập trung thực hiện tốt công việc theo dõi tiếp xúc và việc đeo khẩu trang hiện là tiêu chuẩn. Song số ca nhiễm vẫn đang tăng dần, đặc biệt là ở các thành phố như Berlin và Hamburg. Điều này khiến Thủ tướng Angela Merkel lo lắng. Bà  chiều nay sẽ chủ trì một cuộc họp với thủ hiến 16 bang của Đức (những người chịu trách nhiệm chính về các biện pháp ngăn ngừa).

Như mọi khi, mỗi người một ý: Markus Söder, thủ hiến Bavaria, muốn giới thiệu một hệ thống “đèn giao thông” quốc gia, theo đó các khu vực bị ảnh hưởng nặng có nghĩa vụ thắt chặt các hạn chế, nhưng một số lãnh đạo của các bang miền đông tương đối ít bị thiệt hại thì phản đối những đề xuất như vậy. Trong khi đó, bà Merkel có những ưu tiên rõ ràng hơn: giữ nền kinh tế ổn định và trường học mở cửa. Các sự kiện công cộng lớn như các trận đấu bóng đá nằm ở cuối danh sách của bà. Sẽ có một cuộc thảo luận sôi nổi.

http://nghiencuuquocte.org/2020/09/29/the-gioi-hom-nay-29-09-2020/

4369 - TỪ HUN SEN ĐẾN HANG CHUON NARON, VÀ NỖI NHỤC CHO VIỆT NAM


Đất nước Campuchia là đất nước trải qua 2 giai đoạn cộng sản. Giai đoạn đầu là Cộng Sản Kmer Đỏ, quân này cho truy giết tầng lớp trí thức và chỉ giữ lại tầng lớp dân ngu dễ trị, trong đó có 80% giáo viên bị giết. Chính vì vậy nên trí tuệ dân tộc này gần như trở về số zero tròn trĩnh. Sau thời CS Kmer thì đến CS Heng Samrin, đâu là một chế độ bù nhìn do Việt Nam dựng lên và tất nhiên bên trong nó cũng rập khuôn Việt Nam. Cộng Sản nào cũng như nhau cả, cũng thực hiện chính sách ngu dân để trị. Có điều chính quyền CS Heng Samrin thì thực hiện chính sách giáo dục ngu dân còn chính quyền CS Kmer Đỏ thì giết trí thức.