Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

7106 - Tương phản

Đỗ Ngà



Mấy ngày gần đây Thái Lan có số ca nhiễm lên đến trên 7 ngàn, gấp nhiều lần Việt Nam, Chính phủ nước này đã ban hành lệnh lockdown từ ngày 12/7. Họ khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển và hạn chế tham gia các hoạt động ở cường độ cao: Khuyến khích làm việc tại nhà tối đa, ngoại trừ những ngành nghề dịch vụ thiết yếu được tiếp tục hoạt động.

7105 - Nhật ký phong thành (số 3): Sài Gòn bao nhớ

Tuấn Khanh



Buối sáng thứ 3 của ngày Sài Gòn phong thành (11-7), nghe tin công an giao thông và công an chốt chặn thông báo ghi phiếu phạt những người đi đường không chứng minh được tính “chính đáng” và “cần thiết”, tổng số một ngày lên đến gần 900 triệu tiền phạt mà…ham.

7104 - Việt Nam: Ai 'núp' sau đội quân "dư luận viên" tạo ra các cuộc chiến thông tin trên Facebook?

Vietnam, censorship, Facebook, KOL

NGUỒN HÌNH ẢNH,

GETTY IMAGES

Ở Việt Nam, nơi chính phủ đang có cuộc chiến khốc liệt chống lại những tiếng nói bất đồng, những "người có ảnh hưởng" trên mạng xã hội (KOL) thường là bộ đội, chứ không phải người nổi tiếng, theo Reuters.

7103 - Quỳ là một đức khiêm cung

Nhã Duy


Một lần đang trò chuyện với một nhóm người Việt, một người chỉ vào đám đông ngoài bãi đậu xe và bảo rằng, "mấy thằng gay kìa". Tôi nhìn theo và thấy một nhóm nam nữ, hết thẩy đều mang áo thun hồng đang đứng trò chuyện.

7102 - Chuyện đổi tiền (kỳ 3): Cuộc đánh úp ăn cướp năm 1985 - phần cuối

Nguyễn Thông


Ngày 14.9, ông anh trai tôi đang là trưởng phòng ngoài Sở Tư pháp Đà Nẵng đưa đoàn cán bộ vào Sài Gòn công tác. Anh là trưởng đoàn nên có nhiệm vụ giữ tiền ăn, tiền sinh hoạt cho cả đoàn. Tôi kể chuyện có tin đồn đổi tiền, anh Uy tôi bảo nếu đổi thì đổi chứ có sao. Đến chiều cùng ngày, lại thêm ông em họ bên vợ tôi từ An Giang lên Sài Gòn, ôm một đống tiền để mua đinh, mua sắt thép, nhà nó có sạp hàng kim khí ở chợ Mỹ Luông, thị trấn huyện Chợ Mới.

Người thứ ba nghe tôi bật mí chuyện đổi tiền là nó. Nó, cậu Tư Trung lo lắng bảo chỉ mong sao sáng mai em mua hàng, trả hết tiền hàng xong, về đến quê thì hãy đổi. Cả nhà tôi, cả ký túc xá 43-45 Nguyễn Chí Thanh quận 5 nơi tôi ở, sống trong tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng lo sợ, cứ như chuẩn bị đón cơn bão lớn.

Cũng như lần trước, nhà nước đánh úp dân, quyết cướp tiền mồ hôi nước mắt của dân. Không có cách nói nào chính xác hơn. Họ đổi tiền cốt nhắm điều ấy chứ không có mục đích nào khác. Tất cả mọi lý do họ đưa ra đều là lừa dối. Đổi tiền chỉ có dân chết bởi phần lớn dân chúng luôn sẵn lòng tin vào nhà nước.

Đám xì thẩu người Hoa lần này bình chân như vại. Sáng sớm 15.9, loa phát lệnh, giống như thiết quân luật, ai ở đâu ở yên đó để nghe nhà chức trách thông báo. Việc đổi tiền sẽ chính thức tiến hành từ 6 giờ sáng 15.9. Loa nói rằng nhà nước đang tiến hành cải cách kinh tế để đưa nền kinh tế đất nước tiến lên vững chắc theo con đường xã hội chủ nghĩa, cụ thể sẽ làm cuộc cách mạng về giá – lương – tiền. Đổi tiền để đảm bảo giá trị của đồng tiền ngân hàng nhà nước, giá cả sinh hoạt, giá trị đồng lương. Lần này đảng và nhà nước sẽ kéo đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng, đẩy lùi những khó khăn, thiếu thốn. Đồng bào hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước. Hãy thực hiện đổi tiền trong trật tự, theo đúng quy định, v.v..

Theo đúng quy định, nghĩa là kỳ này 1 đồng tiền mới ăn 10 đồng tiền cũ, mỗi cá nhân chỉ được đổi 100 đồng mới (tôi nhớ đồng tiền này màu nâu). Hộ có 3 người như gia đình tôi được đổi tối đa 250 đồng, hộ đông người như nhà chú Thăng được đổi tối đa 500 đồng. Để có được 250 đồng mới, tức là nhà tôi phải có 2.500 đồng, gớm, có mà ăn cướp ngân hàng cũng chả kiếm đâu ra số tiền lớn như thế. Chỉ có điều, lần này chị em cái Thu dưới phố cũng không thấy lên nhờ vả, mà có nhờ tôi cũng chẳng dám nhận bởi còn bọc tiền quỹ mà ông anh đang giữ, lỡ có bề nào anh ấy nhờ thì mình phải giúp. Và nhất là tiền mua đinh mua sắt của cậu Tư Trung, phải giúp nó, chứ không thì gay. Khốn nạn nhất trong lần đổi này là thứ quy định tỷ lệ 1 ăn 10, ngang nhiên trắng trợn công khai cướp không 9 đồng bạc của dân.

Ngoài điểm đổi tiền, cũng vẫn chỗ cũ, trụ sở UBND phường 9, quận 5 trên đường Nguyễn Tri Phương, tiếng loa ra rả thông báo cuộc đổi tiền bắt đầu từ 6 giờ sáng, kê khai đến 12 giờ trưa, lượng tiền được đổi… Như đã nói, ghê nhất là 1 ăn 10, và chỉ được đổi tối đa lấy 100 đồng tiền mới, có bao nhiêu cũng mặc lòng. 100 đồng ấy cho nhận ngay. Số còn lại, sẽ căn theo bản kê khai, nếu xét thấy hợp lý thì về sau sẽ trả tiếp, còn không thì tịch thu. Phải nói, đó là cuộc ăn cướp có bài bản, được nhà nước và pháp luật bảo trợ. Đang có 10 đồng, tự dưng chỉ còn 1 đồng, mất tiêu 9 đồng, dù nhà nước khuyến cáo rằng 1 đồng mới có giá trị bằng 10 đồng cũ nhưng thị trường đâu có chấp nhận sự duy ý chí ấy.

Thực tế cho thấy chỉ khoảng vài tháng sau (tôi nói vài tháng là hơi nhiều), đồng tiền mất giá xuống nhanh như tên bắn, lại gần trở về mốc lạm phát cũ. Vài tháng đầu sau đổi tiền còn bị hiện tượng hiếm tiền lẻ, đi ăn bát phở bình dân, đi cúp cái tóc, đưa tờ 50 đồng màu xanh hoặc tờ 100 màu nâu ra, người ta lắc đầu quầy quậy bởi không có tiền thối (trả lại), có khi phải nhịn đói mà về. Hồi đó người ta ưu tiên cho 2 đối tượng “tiền lẻ, thẻ thương binh”. Tuy nhiên, chỉ vài tháng, đồng tiền mệnh giá 100 đồng còn giá trị phân nửa, và cứ xuống đến tận đáy trong một nền kinh tế èo uột thảm hại, do khan hiếm hàng hóa, vốn là thứ để bảo đảm giá trị đồng tiền.

Ông anh tôi đeo cái túi đựng tiền của cơ quan ra điểm đổi tiền, xếp hàng giữa muôn trùng người chen lấn, mồ hôi đầm đìa. Cậu Tư Trung em vợ tôi cũng vậy. Tôi đứng ngoài nhìn vào mà chịu, chả làm sao giúp được. Hai vị ấy đến gần 12 giờ mới kê khai xong, nhà chức việc hẹn ngày mai ra giải quyết tiếp. Về đến nhà, ông nào ông nấy khướt như cò bợ, chán nản mệt mỏi chả muốn ăn uống gì. Ông Uy còn phát hiện chiếc túi xà cột đựng tiền (túi bằng da đem từ Liên Xô) về bị rạch một đường rõ dài, sắc lẻm. May mà nó có nhiều lớp, tiền để phía trong nên không mất đồng nào.

Đổi tiền, về nguyên lý, là để cứu nền kinh tế khi đồng tiền bị mất giá, lạm phát quá cao (ngoài trường hợp thay đổi chế độ thì dĩ nhiên đồng tiền phải đổi) nhưng thực chất chỉ đánh vào người dân, người làm ăn chân chính. Nó là cuộc cướp bóc trắng trợn, nhưng cũng đầy thủ đoạn, không cần biết gì đến thiệt hại của dân chúng. Nhiều người, nhất là người về hưu, người già, dành dụm hoặc được con cháu cho ít tiền, đem gửi tiết kiệm lấy tiền lãi sống qua ngày, đến khi đổi tiền bị mất gần hết, 10 đồng chỉ còn 1, rồi tiền mất giá thì coi như mất hết.

Sau cuộc đổi tiền 1985, hàng triệu người bị rơi vào bi kịch tán gia bại sản ấy. Người ta hay kể với nhau chuyện ai đó bán con bò, đem tiền gửi tiết kiệm, tiền mất giá, sau đổi tiền chỉ còn mua được vài ký thịt. Cười ra nước mắt. Tôi có đọc đâu đó, nhà văn Ma Văn Kháng kể ông được in cuốn tiểu thuyết (cuốn gì tôi quên tên bởi đã lâu), nhà xuất bản trả tiền nhuận bút đủ mua căn nhà tầng rộng rãi. Người bán đã đồng ý nhưng hơi bị vướng chuyện anh em trong nhà tranh chấp nên phải đợi họ dàn xếp. Chưa xong, đùng phát đổi tiền. Văn sĩ Ma Kháng ấm ức đi đổi, vài tháng sau tiền ấy chỉ đủ mua vài mét vuông. Nhà không được mà tiền cũng mất. Đau hơn hoạn. Trường hợp bị cướp như bác Kháng nhiều lắm, ai oán lắm.
Sau này, người ta cứ đổ qua đổ lại thất bại của chính sách giá – lương – tiền, của cuộc đổi tiền năm 1985 "đêm trường dạ tối tăm trời đất" cho ông Tố Hữu, nhà thơ làm kinh tế. Đành là ông Tố Hữu cũng có trách nhiệm bởi ông ấy làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng (tức Phó thủ tướng thứ nhất) chuyên trách về kinh tế, nhưng trút hết rác rưởi vào ông nhà thơ là hành vi tầm thường, tiểu nhân của đám cầm đầu. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) khi đó là ông Phạm Văn Đồng, Tổng bí thư là ông Lê Duẩn, rồi còn đám ông Đỗ Mười, Phạm Hùng, Trường Chinh, bao nhiêu ông thét ra lửa, cuối cùng chạy tội, né tránh cả. Đến đại hội 6 vào tháng 12.1986, ông Tố Hữu bị đá văng ra, và người ta xoa tay coi như đã làm hả hê lòng dân chúng khi trị tội một kẻ đã đẩy nền kinh tế của đất nước, cuộc sống của mấy chục triệu người đến bờ vực thẳm. Cũng chỉ là trò Tào Tháo mượn đầu quan coi lương Vương Hậu để yên lòng quân sĩ thời Tam Quốc mà thôi.

Những kẻ tham quyền cố vị, dốt nát, chỉ cốt bảo toàn đường lối chính trị, khi chúng làm kinh tế, ắt chúng sẽ phá nát nền kinh tế. Một xã hội cứ đổi tiền xoành xoạch, đủ biết tài cán làm kinh tế của những kẻ cai trị đến mức nào. Đồng tiền thấm bao nhiêu mồ hôi, nước mắt con người, in dấu số phận con người, trong tay những kẻ ấy, cũng chả khác chi tờ giấy lộn. Cho nên, cứ nhớ đến chuyện đổi tiền lại rùng mình khiếp đảm.
Đổi tiền ở xứ này là hành vi tội ác, cướp bóc, nằm trong một loạt hành vi ghê gớm tàn bạo mà họ đã gây ra trên đất này, tất cả đều trút xuống đầu dân chúng và những người tốt. Đó là các vụ: cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa, hợp tác xã, Z30, tịch thu nhà cửa của nhà giàu, đổi tiền... Gây ra biết bao khốn đốn cho đất nước, dân tộc, nhân dân, nhưng cho tới giờ họ vẫn chưa chính thức có một lời xin lỗi.

7101 - Người Việt ở Campuchia: Ai sinh ra “khúc ruột thừa”?

Tony Phạm (California)

Người Việt ở Campuchia: Ai sinh ra “khúc ruột thừa”?Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 4/10/2019
Báo chí quốc tế không hề phóng đại khi khái quát, sau nhiều thập niên cưỡng đoạt, cả trên thực tế lẫn tưởng tượng, Việt Nam vẫn là “ông kẹ” chính của chủ nghĩa dân tộc Campuchia. Tuy nhiên, ván bài mà Việt Nam đã và đang “đánh” bao đời nay trên xứ Chùa Tháp, giờ đây đang đang trở thành game “bước nhảy Kangaroo” đầy phiêu lưu và nguy hiểm.

7100 - Nhật ký phong thành (số 2): Chuyện cách ly

Tuấn Khanh



(10-7-2021) Ngày thứ hai cấm cửa dân Sài gòn, xảy ra đầy những chuyện tréo ngoe. Sáng sớm, ngoài đường cũng như trên các trang mạng đầy những hình ảnh dân chúng đi lại, bị các thành phần dân quân tự vệ, cảnh sát, trật tự phường… chận lại, hỏi gắt về sự “chính đáng” và “thiết yếu” của quyền ra phố. Người hoa tay múa chân giải thích, người có đưa giấy tờ cũng không xong, và có người bị rơi vào hoàn cảnh bị phạt đủ thứ tiền, tịch thu cả xe đến méo miệng.

Nhưng để đó, từ từ cho kỳ sau, vì nó cũng dài dòng, đáng để buồn và cười lắm. Tạm thời, cứ ghi lại chuyện cách ly, như lời hẹn đã.

Dân Sài Gòn bị đưa đi cách ly, chuyện không là mới, chỉ mới ở chỗ là nhiều điều trong khu cách ly đến giờ mới biết, gây bất ngờ không ít cho dân tình.

Hồi cuối tháng 5-2021, một người đi cách ly thoát ra, đưa lên mạng, cho coi tờ tính tiền 14 ngày cách ly, cộng các chi phí xét nghiệm đưa đón, là gần 6.500.000 VNĐ (khoảng 300 USD, gần bằng một tháng lương của người làm công nhật). Nhiều người giật mình, nói nếu cả gia đình 4 người đi cách ly, kiểu này thì tiêu, không biết có tiền đâu mà trả. Cũng có người nói cầu may, biết đâu là phiếu cách ly này là tính tiền cho người nước ngoài về, chứ không phải cho người Việt Nam.



Đầu tháng 7, một anh phụ hồ đi làm mỗi ngày từ Đồng Nai vô Sài gòn, bị chận lại xét nghiệm đến 734.000VNĐ, trong khi công việc chưa tới 500.000VNĐ/ngày. cầm tờ biên lai tính tiền, anh hét lên trong bản video đăng trên tiktok “bóp cổ dân, giết dân hay để an toàn đây?”

Giống như giọt nước tràn ly, nhiều chỗ cách ly bắt đầu gửi tin ra ngoài, nói cho biết các khu cách ly của họ giống như những trại giam lỏng: chỉ có nhân viên bảo vệ, không y tá, bác sĩ chăm sóc, không thuốc men, không xét nghiệm… thậm chí có nơi không có điện, quạt trong thời tiết nóng bức của mùa hè Việt Nam.

Trong một nhóm trò chuyện của người bị cách ly (hơn 300 người) và bác sĩ tại một khu cách ly có tên H2, ở Sài Gòn, người ta chuyển ra một tin nhắn đến rợn người. Nội dung gửi đến vị bác sĩ tên Thuấn – có lẽ là người phụ trách ở khu đó: “Bác sĩ thông cảm cho chúng tôi, chúng tôi cách ly đến giờ phút này là đã 45 ngày rồi. 45 ngày không biết đến gia đình ngoài kia như nào nữa, mà bây giờ bảo chúng tôi phải chờ, chờ đến khi nào nữa bác sĩ?”

Không thấy vị bác sĩ đó trả lời, mặc dù bên dưới vẫn còn lời van nài về việc trả họ về nhà. Thật khó hiểu. Có cái gì đó đang diễn ra rất mù mờ về chuyện cách ly. Có nơi là thí điểm tuyên truyền, được giới thiệu trên báo, đầy lạc quan và đáng tin cậy. Nhưng có không ít nơi đang có tiếng chòi đạp của người bị đưa đi cách ly như một kiểu đưa vào ghetto Do Thái thời Đệ nhị Thế chiến, để kiểm soát đầy mệnh lệnh chính trị, hơn là để chăm sóc sức khỏe.


Trong một tin nhắn khác, được tải lên các trang mạng, cho thấy những phần ăn 80.000VNĐ/ngày ở khu cách ly tại Củ Chi không thể nào nuốt nổi, bị bỏ và thùng rác. Những người trong nơi cách ly nói họ chỉ còn trông mong vào thức ăn gia đình gửi vào.

Một bạn tên H, cho biết bị cách ly đến ngày thứ 10 ở khu chung cư đang xây dang dở tại Thử Đức. Phòng của bạn chứa 3 người, nguyên khu đó chắc cũng 300-400 người. Bạn kể là người cùng phòng trọ nhiễm covid, nên bạn bị gom đi cách ly luôn. Sẳn đang ốm yếu và có lao phổi (tức có bệnh nền), bạn H. sốt nặng, khó thở và lo liên tục trong ngày đầu. Gọi bác sĩ theo số được cho, thì lúc bị ngắt máy, lúc bận máy, lúc reo không ai nghe. Nhắn tin cũng không trả lời.

Ngày hôm sau lại gọi, may mắn đầu dây bên kia có tiếng đáp. Khi nghe kể về tình trạng bệnh, sốt, bác sĩ trả lời đơn giản là “Ở đây chỉ là khu cách ly, nếu bị sốt hay gì thì kêu người nhà gửi thuốc vào uống. Lúc nào chuyển biến nặng thì gọi báo bác sĩ sẽ đưa đi, chứ không lên khám được”.

Bạn H. cho biết chị gái của bạn, bị cách ly gần đó thì được đối xử có vẻ tử tế hơn. Khi sốt quá, người ta có cho 2 viên thuốc cảm panadol, rồi thôi.

Nghe mà bần thần. Hầu hết những người bị đưa đi cách ly ở Sài Gòn, bị coi là có nguy cơ lây nhiễm loại virus chết người, và có thể bị chết vì loại virus đó. Nhưng kiểu đưa đi cách ly trong những tháng gần đây, cho thấy giống như là gom dân bị nghi là lây nhiễm vào một chỗ, rồi phó mặc cho định mệnh sinh tồn Việt Nam. Quan trọng là giữ yên họ trong đó, không cho thoát ra. Bạn H. gửi một mặt cười vào tin nhắn, và nói đành “tự sinh, tự diệt” vậy.

Thật khó tin được với nhiều lời kể khác nhau, đang lan nhanh trên mạng xã hội, khi một phía là hình ảnh trên báo chí, rùng rùng nhân viên mặc đồ bảo hộ y tế, tay cầm đủ loại dụng cụ và hết sức tận tâm, chuyên nghiệp. Một phía khác thì nhếch nhác và ơ thờ. “Họ kêu sẽ tự hết, có đề kháng trong người”, bạn H. lại cười.

Bạn H. trải qua 10 ngày “tự sinh tự diệt” như vậy, sống lại và bắt đầu liên lạc khắp nơi để đối chiếu tình trạng của mình, rồi thấy ai cũng như mình nên ngậm ngùi im lặng. Chẳng phải chính phủ đang kêu gọi chung tay chống dịch sao? Im lặng chấp nhận giờ đây cũng là một loại chung tay vậy.

Trương mục của chị Hạnh Quỳnh Lê trên facebook, đưa lên video mô tả khu cách ly của chị tại Trường Trung học Cơ sở Phú Lợi, quận 8, Sài Gòn, cho thấy rác ngập ở nhiều góc, người cách ly nằm đất la liệt và không có gì ăn. “nhiều người sốt, có ca em bé sốt 40 độ mà gọi bác sĩ không ai đến”, chị Hạnh Quỳnh Lê nói trên trang của mình. Trong ngày 10-7, bản video này như nước tràn vào khắp cánh cửa nhà của người đang còn chưa bị đưa đi cách ly. Nhiều người coi hình ảnh – gọi là phương pháp cách ly – để mặc những người nhiễm covid nằm chỏng trơ ở mọi nơi, và phó mặc cho số mạng, ai nấy đều giật mình.

Trong những câu chuyện về dịch bệnh từ thời hàng ngàn năm trước, có nghe kể rằng thổ dân châu Mỹ, khi đối mặt với dịch bệnh, bắt gặp có người bị bệnh, họ lôi ra khỏi làng, và đưa đến một hẻo lánh, bỏ nằm đó. Nếu đủ sức vượt qua, người đó sẽ được trở về nhà theo thời gian một con trăng tròn, tháng sau đó. Còn không thì đành chịu chết, và bị lãnh quên.

Nghe có giống như những trại cách ly hôm nay không?

À quên, ngay cả thời mông muội thổ dân ấy, cũng có điều giống hơn nữa. Là nếu tù trưởng hay chức sắc trong làng bị nhiễm bệnh, họ được đặc quyền không cần phải đi ra khỏi làng, mà mọi nguồn lực cúng bái tà ma, mọi thầy mo được triệu tập đến để mong chữa cho họ mau khỏi. Để lại làm người lãnh đạo.


https://nhacsituankhanh.com/2021/07/11/nhat-ky-phong-thanh-so-2-chuyen-cach-ly/

7099 - Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

7098 - Facebook gỡ bỏ một số tài khoản của Lực lượng 47- tín hiệu tích cực cho người dùng Việt Nam?

Giang Nguyễn

Facebook gỡ bỏ một số tài khoản của Lực lượng 47- tín hiệu tích cực cho người dùng Việt Nam?Một trang của một nhóm trên Facebook có tên Đồng hành cùng Lực lượng 47
Facebook cho biết công ty công nghệ khổng lồ hôm 8 tháng 7 đã tháo gỡ một số tài khoản xuất phát từ Lực lượng 47, tên gọi của lực lượng 10.000 quân do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo. Lực lượng này được xây dựng từ năm 2016 để tuyên truyền cho Đảng Cộng sản.

7097 - Khi luật pháp chưa phải là tối thượng

Lê Văn Hòa

Ảnh: FB tác giả

Anh em Luật sư chụp kỷ niệm tại trụ sở Tòa án cấp cao tại Hà Nội lúc 21h ngày 10/7/2018, sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi 2009).

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

7096 - Tại sao người chích ngừa vaccine COVID-19 cần biết rõ sẽ được chích vaccine nào?

Nguyễn Hồng Vũ

Hôm nay, mình được biết là Việt Nam mới cho vận hành “Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19”. Đây là một trang web của chính phủ, người dân có thể lên đây để đăng ký chích ngừa vaccine COVID-19 với 4 bước rất logic:

7095 - Việt Nam: Cơn ác mộng mới chỉ bắt đầu

Tân Phong


Sụp đổ về hệ thống y tế và những thảm họa nhân đạo chực chờ

Việt Nam đã ghi nhận số ca lây nhiễm Covid-19 vượt mức 1000 ca/ngày kể từ hôm 5 tháng Bảy. Không có dấu hiệu gì cho thấy cơn ôn dịch được kiểm soát sau những khẩu hiệu “đao to búa lớn” của giới chức CSVN. Thành Hồ sau tuyên bố không áp dụng Chỉ Thị 16 trên hệ thống truyền thông ngày 6 tháng Bảy thì tới ngày mồng 9 đã đột ngột phong tỏa thành phố.

7094 - Đảng Cộng hòa muốn “18 tháng hỗn loạn” để kết thúc nền dân chủ Mỹ?

Việt Linh

Dân biểu Chip Roy của tiểu bang Texas, thành trì đỏ của đảng Cộng hòa, đã nói ra điều đó một cách thẳng thắn, công khai, chẳng chút e dè, vì kế hoạch của đảng Cộng hòa không có gì bí mật cả, đó là: “Đưa nền dân chủ đi vào bế tắc, sau đó chấm dứt nó“.

7093 - Hoa Kỳ lo ngại về kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc

Thanh Phương
Ảnh minh họa: Tên lửa DF-41 của Trung Quốc trong kỳ lễ diễu binh mừng 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 01/10/2019.
 AP - Mark Schiefelbein

Trung Quốc đang xây dựng hơn 100 hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa, đó là tiết lộ của báo chí Mỹ trong tuần qua và thông tin này khiến Hoa Kỳ thêm lo ngại về kho vũ khí hạt nhân mà Bắc Kinh đang phát triển.

7092 - Giới chức lãnh đạo Sài Gòn bị chê ‘yếu kém’ về chống COVID-19

SÀI GÒN, Việt Nam (NV)

Hôm 10 Tháng Bảy, theo báo mạng Zing, giới chuyên gia dịch tễ dự báo Sài Gòn có khả năng ghi nhận thêm 10,000 ca COVID-19 trong năm ngày tới. Đáng lưu ý thời điểm đó, lệnh “giãn cách xã hội,” tức phong tỏa tại thành phố này vẫn đang có hiệu lực. Nếu dự báo này thành sự thật, lượng bệnh nhân COVID-19 sẽ mau chóng vượt qua 20,000 ca.

7091 - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cần vượt qua nỗi lo sợ bất ổn

Washington Post - Tác giả: Fareed Zakaria

Vũ Ngọc Chi, dịch

Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chờ trực thăng vận chuyển ở Afghanistan vào ngày 2/7/2009 2009. Nguồn: Manpreet Romana / AFP / Getty Images

Câu hỏi: Khi nào và tại sao Anh chiếm đóng Sudan? Câu trả lời là, vào năm 1899, sau một thập niên rưỡi chiến đấu, các lực lượng của Anh đã chống lại các dân quân Sudan tập hợp lại dưới ngọn cờ của một nhà lãnh đạo Hồi giáo lôi cuốn, người tự phong cho mình là Mahdi, là người mà người Anh coi là một kẻ khủng bố cuồng tín.

7090 - Nhật ký phong thành (tập 1): “Ai đang giỡn mặt nhân dân?”

Từ trưa ngày 8-7, dân chúng đột ngột túa ra đường nhiều hơn mọi ngày. Ai nấy chạy vội vàng đến các cửa hàng gần nhà, đến các nơi có bán thực phẩm dự trữ, nhằm kịp mua ít gì đó cho gia đình cầm cự trong 2 tuần lễ phong toả, theo lệnh từ chính quyền.

7089 - Ấn Độ-Thái Bình Dương trong chiến tranh lạnh thế kỷ 21 với Trung Quốc

Thuỵ My
Các trực thăng hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm trong cuộc tập trận Malabar của Hải quân các nước Bộ Tứ (Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc) ngày 17/11/2020, trong khuôn khổ sáng kiến khu vực nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.
 AP

"Chiến tranh lạnh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương", đó là tựa đề bài xã luận của Nicolas Baverez trên Le Point. Tác giả nhận định trục chính này của thế kỷ 21 sẽ giúp thế giới tránh khỏi chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc, với điều kiện phải thỏa thuận được với nhau xung quanh một chiến lược thực sự.

7088 - Đội quân "dư luận viên" của Việt Nam tiến hành cuộc chiến thông tin trên Facebook như thế nào?

Reuters - Tác giả: James Pearson

Trúc Lam chuyển ngữ

– ‘Lực lượng 47’, một đơn vị có hàng ngàn người, chống lại ‘quan điểm sai trái’

– Truyền thông nhà nước tiết lộ mạng lưới các nhóm Lực lượng 47 trên Facebook

– Việt Nam đe dọa chặn Facebook vì yêu cầu kiểm duyệt

– Facebook xóa nhóm ‘Lực lượng 47’ sau cuộc điều tra của Reuters

– YouTube nói, họ đã xóa chín kênh, qua chính sách spam

7087 - THẤY GÌ TỪ BÀI PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ 4 T VỀ “BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VN”?

Hương Khê



Nhân dịp Kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí CM VN (21/6/1925 – 21/6/2021), Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu với đại diện báo giới cả nước, được VietNamNet đăng tải ngày 8/7/2021 với tựa đề:

“Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về báo chí cách mạng Việt Nam”.

7086 - Tôi đánh giá chính quyền TP Hồ Chí Minh yếu kém

Đoàn Bảo Châu

Một điểm hỗ trợ người khó khăn vì dịch. Ảnh trên mạng

Từ yếu kém ở đây là tạm bỏ qua những vụ cướp đất của dân lành ở Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, nói về những việc ấy sẽ cần từ khác.Không có một thành phố nào “kì lạ” đến mức mà người dân phải tự tổ chức các nhóm hiệp sỹ đường phố để bắt cướp, một thành phố mà khách du lịch hãi hùng, thò điện thoại ra là bị cướp.

7085 - Vài nhận định bước đầu

Thái Hạo


Sau 1 tuần ở bệnh viện và quan sát, mình có vài kết luận cá nhân, ít nhất là đối với những môi trường mình đã tiếp xúc trực tiếp.
1. Ngành Y “nát” hơn giáo dục. Vì sự xấu hổ gần như đã biến mất hoàn toàn, sự sỗ sàng và cục súc đã trở thành hành xử bình thường, thản nhiên. Câu hỏi của mình lúc này là Quân Đội và Công An thì thế nào?

7084 - 5 câu hỏi trong quyết định phong tỏa thành phố Hồ Chí Minh

Yên Khắc Chính


Tối 7/7/2021, các tờ báo trong nước đồng loạt đăng thông tin chính quyền TP. HCM “quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống COVID-19”.