Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

3421 - 3 con ngựa của anh thủ tướng trông như thế nào?



Tăng giảm đầu tư công là cách mà chính phủ thường dùng nó để lèo lái kinh tế đất nước. Tiền ngân sách được dùng để lập nên các dự án. Những dự án này tạo đầu ra cho các nhà thầu. Khi các nhà thầu có dự án thì công nhân có việc, các nhà cung cấp vật tư và thiết bị cũng bán được sản phẩm. Và như thế, thông qua mối quan hệ phức tạp ấy, nó kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Như vậy qua đây chúng ta thấy gì? Ta thấy xuất hiện một chuỗi cung ứng gồm: Chính phủ – nhà thầu – nhà sản xuất vật tư thiết bị – nhà cung cấp nguyên liệu vv.. cái đuôi theo sau sẽ vận hành theo chính phủ.
Nhìn vào chuỗi cung ứng trên, chúng ta thấy rõ ràng là chính phủ đang đóng vai trò như là đầu tàu kéo chuỗi cung ứng này chạy. Với chuỗi cung ứng được chính phủ kéo thì tất nhiên, những toa theo sau đều chạy trơn tru. Thế nhưng có một câu hỏi được đặt ra là, thực tế nền kinh tế đất nước có vô số chuỗi cung ứng như thế, và không phải chuỗi nào cũng có đầu tàu chính phủ kéo, vậy thì làm sao chính phủ có thể đóng vai trò là “động cơ” cho nền kinh tế được? Vâng! Chính phủ tăng chi tiêu, việc ấy không thể đóng vai trò là đầu tàu cho nền kinh tế (chỉ là đầu tàu cho một số chuỗi cung ứng) mà chỉ đóng vài trò “kích thích” mà thôi.

Xe ô tô cứ đứng lì một chỗ, đề không nổ. Nếu tất cả mọi bộ phận không hư gì trừ ắc quy hết điện. Thì lúc đó chỉ cần một số người đẩy cho xe lăn bánh, trên xe tài xế chỉ gần gài số là xe nổ máy và lăn bánh. Sau đó xe sẽ tự sạc lại ắc quy và cứ như thế xe lại hoạt động trở lại bình thường. Thế nhưng giả sử như xe này không hư ắc quy mà hư động cơ thì sao? Thì cho dù bạn có đẩy xe gài số thế nào cũng vô tác dụng, xe thì cũng chẳng tự lăn bánh được. Lúc đó chỉ có thể đại tu mà thôi.
Nền kinh tế đất nước cũng vậy. Khi nó đứng yên một chỗ không tiến lên được. Việc tăng chi tiêu công của chính phủ nó tương tự như việc dùng sức người đẩy xe vậy, nó chỉ có tác dụng kích cho động cơ của cỗ xe nền kinh tế nổ máy mà thôi. Nếu dùng sức quá nhiều mà động cơ vẫn không khởi động được thì kết quả, người đẩy chỉ sẽ bị kiệt sức chứ chẳng có ích gì. Vậy nên, không phải bao giờ chính phủ tăng chi tiêu công mà nền kinh tế có thể tăng trưởng trở lại được đâu. Nó tùy thuộc vào căn bệnh của nền kinh tế đó nữa.
Đầu tư, xuất khẩu, và tiêu dùng là 3 yếu tố tạo nên tăng trưởng GDP cho nền kinh tế. Người ta ví von nền kinh tế như là “cỗ xe tam mã” là vậy. Hôm 21 tháng 7, trên báo VietnamFinance có đăng bài viết “Trong cỗ xe tam mã, chỉ một con ngựa kéo được tăng trưởng”. Trong đó PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng trong “cỗ xe tam mã” kéo GDP tăng trưởng năm nay thì chỉ có đầu tư công là khả thi nhất. Mà như ta biết, trong con ngựa đầu tư thì bao gồm 2 phần, đầu tư công và đầu tư tư nhân. Như vậy chỉ có “đầu tư công” là khả thi nhất thì có thể nói, con ngựa “đầu tư” của Việt Nam hiện nay cũng là con ngựa què chứ chẳng hề khỏe.
Ngày 20 tháng 7 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Tiền đang rẻ nhưng lại bí đầu ra”. “Đồng tiền rẻ” trong bài bao đấy mang ý nghĩa gì? Đó là tiền vay với lãi suất thấp. Mà như ta biết, lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Lãi suất cao doanh nghiệp có xu hướng ít vay tiền và ngược lại, lãi suất thấp doanh nghiệp vay nhiều tiền hơn. Ấy vậy mà hiện nay, lãi suất đã giảm rất thấp mà sức vay của xã hội vẫn giảm. Nguyên nhân là do đâu?
Đơn giản thôi, doanh nghiệp có nội lực nhưng thiếu tiền thì khi hạ lãi suất họ sẽ vay rất mạnh. Để chi? Để đầu tư. Còn nếu doanh nghiệp đã mất nội lực tức không có dự án đầu tư, hoặc doanh nghiệp bị chết thì họ không còn nhu cầu vay tiền nữa cho dù lúc đó lãi suất đã xuống thấp. Hay nói cách khác, kênh đầu tư tư nhân của Việt Nam hiện nay rất yếu. Như vậy qua đây chúng ta thấy con ngựa “đầu tư” là con ngựa khỏe nhất trong 3 con, nhưng nó cũng chỉ là con ngựa què. Nó què ở 2 chân “đầu tư tư nhân”.
Con ngựa “đầu tư” thì là con ngựa què rồi, vậy còn 2 con ngựa còn lại thì sao? Với con ngựa xuất khẩu thì rõ ràng nó đang bị liệt, vì sao? Vì Covid-19 mà đơn hàng bị hủy rất nhiều. Tương tự vậy, con ngựa “chi tiêu” cũng là con ngựa liệt nốt. Bởi đơn giản, trong chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thì chính người tiêu dùng đóng vai trò quyết định sự vận hành của chuỗi. Hiện nay thất nghiệp cao, gói an sinh 62.000 tỷ hỗ trợ dân thì chỉ trên giấy, chẳng có bao nhiêu người nhận được. Mà khi dân không nhận được thì tất họ hạn chế chi tiêu tối đa để tồn tại. Như vậy, việc triển khai gói an sinh kém cỏi đã góp phần tạo nên bệnh bại liệt cho con ngựa “tiêu thụ”.
Hãy nhìn sang nước Mỹ và Canada xem? Gói an sinh của chính phủ được vào túi người dân tức thì, không hề bị rơi vãi bởi những trò ăn chặn của bọn quan chức địa phương như ở Việt Nam. Chính vì thế những quốc gia này đã duy trì được con ngựa “tiêu thụ” vẫn còn đủ khỏe mà đứng được. Trong khi đó gói an sinh 62.000 tỷ mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bơm xuống thì gần như người dân cần nó không thể bắt lấy được, mà nó rơi vào túi tham của một nhóm thiểu số quan chức. Chính vì tham nhũng tầng tầng lớp lớp như thế mà gói này chẳng thể nào nuôi con ngựa “tiêu thụ” đứng vững.
Về chính sách đối phó với khủng hoảng thì Nguyễn Xuân Phúc có thể bắt chước những nước tiến bộ, nhưng về tính hiệu quả thì không thể nào bắt chước. Ấy vậy mà ngày 2 tháng 7, Nguyễn Xuân Phúc còn oang oang rằng “Thúc đẩy “cỗ xe tam mã” tạo động lực phát triển đất nước”, trong khi đó chuyên gia kinh tế như PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo thì tỏ ra bi quan, chỉ có “kênh đầu tư công là khả thi nhất”. Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, một ông thủ tướng nắm quyền điều hành nền kinh tế quốc gia lại chỉ biết làm “cán bộ tuyên giáo” chuyên dùng mõm để nổ nhằm phục vụ công tác tuyên truyền thay vì chứng tỏ mình là nhà quản trị thực sự. CS mà, thiến lợn còn nắm chính phủ được thì còn gì để nói nữa đâu?! CS là thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét