Nike và các thương hiệu khác cho biết họ đang rà soát vấn đề này.
Các nhà hoạt động đã phát động một chiến dịch cáo buộc các công ty "gia cố và hưởng lợi" từ việc bóc lột nhóm thiểu số Hồi giáo này.
Hoa Kỳ cũng đã tăng áp lực kinh tế, cảnh báo các công ty không kinh doanh tại Tân Cương do thực trạng lạm dụng.
Nike và các thương hiệu khác cho biết họ đang rà soát vấn đề này.
Nike cho biết họ đang "tiến hành thẩm định về qui trình của các nhà cung cấp của chúng tôi ở Trung Quốc để xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc làm của người Uighur hoặc các dân tộc thiểu số khác".
Hãng này nói rằng họ không lấy nguồn nguyên liệu trực tiếp từ Tân Cương, khu vực ở phía tây Trung Quốc, nơi tập trung phần lớn dân Uighur của Trung Quốc và nhiều nhà máy được cho là sử dụng lao động.
Apple cũng cho biết họ đã điều tra các cáo buộc. "Chúng tôi đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về lao động cưỡng bức trong dây chuyền sản xuất của Apple và chúng tôi lên kế hoạch tiếp tục theo dõi," công ty này cho biết.
Các chính trị gia và các nhà hoạt động nói rằng các công ty cần phải làm nhiều hơn nếu họ không muốn bị trở thành đồng lõa trong việc vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc.
Chloe Cranston của Anti-Slavery International, một trong số hơn 180 tổ chức liên quan đến chiến dịch này nói: "Các thương hiệu và chuỗi bán lẻ nên rời bỏ từ lâu, nhưng họ chưa và đó là lý do tại sao lời kêu gọi hành động công khai này là quan trọng và cần thiết".
"Đây không chỉ là việc chấm dứt mối quan hệ với một nhà cung cấp. Nó thực sự là về cách tiếp cận toàn diện."
Báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) và Quốc hội Hoa Kỳ, trong số những tổ chức khác nữa, đã phát hiện ra rằng hàng ngàn người Uighur đã được chuyển đến làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc, trong điều kiện làm việc mà báo cáo của ASPI nói là "rất nhiều khả năng là lao động cưỡng bức". Báo cáo này đã liên kết các nhà máy đó với hơn 80 thương hiệu cao cấp, bao gồm Nike, Apple và Gap.
Trung Quốc được cho là đã giam giữ hơn một triệu người Uighur trong các trại lao động ở Tân Cương, và Bắc Kinh mô tả các chương trình của họ - trong đó bao gồm triệt sản cưỡng bức - là đào tạo và giáo dục dạy nghề.
Giới chức Trung Quốc nói họ đang đối phó với rủi ro của chủ nghĩa cực đoan và đã bác bỏ cáo buộc về các trại tập trung là "tin giả".
Omer Kanat, giám đốc điều hành Dự án Nhân quyền Uyghur, cho biết việc ép các công ty chuyển hướng kinh doanh khỏi Tân Cương là rất quan trọng để thuyết phục chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách.
"Cho đến nay, đã có những lời lên án về những gì chính phủ Trung Quốc đã làm nhưng không có bất kỳ hành động nào," ông nói với BBC. "Chính phủ Trung Quốc sẽ không làm gì trừ khi có một số tác động thực sự, do đó, nhắm mục tiêu vào các công ty có ý nghĩa rất lớn."
Các chính phủ đang làm gì?
Lời kêu gọi hành động được đưa ra khi Hoa Kỳ cũng đã tăng áp lực kinh tế đối với vấn đề này.
Trong tháng này, Hoa Kỳ đã trừng phạt các quan chức Trung Quốc quản lý và giám sát khu vực Tân Cương và cảnh báo các công ty không kinh doanh tại Tân Cương.
Các quan chức biên phòng Mỹ cũng đã tịch thu một lô hàng 13 tấn sản phẩm tóc từ khu vực Tân Cương trị giá ước tính 800.000 đô la trong khi Bộ Thương mại liệt kê thêm 11 công ty - nhà cung cấp được cho là làm việc với các công ty như Apple - một động thái hạn chế khả năng của các công ty có thể mua sản phẩm của Hoa Kỳ với lý do là có sự lạm dụng.
Các nhà lập pháp tại Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét luật để cấm công khai nhập khẩu từ Tân Cương, trong khi các chính trị gia ở Mỹ và châu Âu cũng đe dọa ra luật buộc các công ty giám sát vấn đề này chặt chẽ hơn.
"Các công ty trên toàn thế giới phải đánh giá lại hoạt động và chuỗi cung ứng của họ và tìm giải pháp thay thế không khai thác lao động và vi phạm nhân quyền với người Uighur", nghị sĩ Hoa Kỳ James McG McG, người đứng đầu một ủy ban về Trung Quốc cho biết.
Ông Kanat nói ông tin rằng một phong trào quốc tế đang gia tăng, và dẫn chiếu tới những bình luận gần đây của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, người đã cáo buộc Trung Quốc lạm dụng nhân quyền "trắng trợ và nghiêm trọng" và nói rằng không thể loại trừ các biện pháp trừng phạt.
"Điều này là đáng khích lệ," ông nói. "Đó là bước đầu tiên."
Các công ty nói gì?
Chiến dịch của nhà hoạt động tập trung vào các thương hiệu quần áo vì Tân Cương sản xuất 80% bông của Trung Quốc, chiếm khoảng 20% nguồn cung của thế giới.
Các công ty may mặc cho biết họ đang xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.
Nike cho biết sau khi họ đối đầu với một trong những nhà cung cấp của mình, Tập đoàn Taekwang, về vấn đề này, công ty đã ngừng tuyển nhân viên từ Tân Cương tại một trong những nhà máy của họ. Hãng chuyên về đồ thể thao nói rằng Taekwang nói rằng những công nhân đó "có khả năng chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng bất cứ lúc nào".
"Đây vẫn là một vấn đề hết sức quan trọng," công ty này nói. "Chúng tôi đang tiếp tục dựa trên chỉ đạo của chuyên gia và đang làm việc với các hãng về thương hiệu và các bên liên quan khác để xem xét tất cả các phương pháp tiếp cận nhằm để giải quyết một cách có trách nhiệm tình tình này."
Gap cũng cho biết họ có chính sách cấm lao động không tự nguyện trong chuỗi cung ứng của mình và không lấy nguồn quần áo trực tiếp từ Tân Cương.
"Chúng tôi cũng nhận ra rằng một lượng đáng kể nguồn cung bông trên thế giới đã được trồng và xử lý ở đó," hãng này nói thêm. "Do đó, chúng tôi đang thực hiện các bước để hiểu rõ hơn về cách thức chuỗi cung ứng toàn cầu của chúng tôi có thể bị ảnh hưởng gián tiếp."
Các công ty khác không đồng ý việc cho rằng chuỗi cung ứng của họ có vết nhơ.
Adidas cho biết họ chưa bao giờ lấy nguồn nguyên liệu từ Tân Cương và công ty mà báo cáo của ASPI nói là nhà cung cấp là bị trích dẫn sai.
"Các tiêu chuẩn tại nơi làm việc của adidas nghiêm cấm tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và lao động tù nhân và được áp dụng cho tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng của chúng tôi," hãng này nói thêm. "Việc sử dụng lao động cưỡng bức của bất kỳ đối tác nào của chúng tôi sẽ dẫn đến việc chấm dứt hợp tác."
Apple cho biết họ đã không thấy bất kỳ vấn đề nào, mặc dù đã thực hiện một số cuộc kiểm toán bất ngờ với nhà cung cấp lâu năm O-Film - một trong những công ty được Bộ Thương mại Hoa Kỳ nêu tên.
Một số công ty Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức từ công nhân Uighur cũng đã phản bác lại những cáo buộc này.
"Chúng tôi hoàn toàn đã không, đang không và sẽ không bao giờ sử dụng lao động cưỡng bức ở bất cứ nơi nào trong công ty của chúng tôi," Tập đoàn Esquel, một nhà sản xuất áo sơ mi, có trụ sở tại Hong Kong và được cho là một nhà sản xuất cho thương hiệu như Lacoste.
Tập đoàn Esquel nói thêm rằng họ đã "hết sức bất bình" bởi quyết định của Hoa Kỳ về việc đưa họ vào danh sách đen xuất khẩu trong tuần này.
"Chúng tôi đang làm việc với tất cả các cơ quan hữu quan để giải quyết tình hình và chúng tôi vẫn cam kết với Tân Cương vì chúng tôi tự hào về sự đóng góp của chúng tôi trong khu vực trong 25 năm qua."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét