Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

2067 - Bố già tỉnh Bình Phước (Phần 1)

Phần 1: Dấu răng bố già trong các dự án BOT

Ở tỉnh Bình Phước, Nguyễn Tấn Hưng mà nhận số hai thì không ai dám nhận số một. Từ năm 2000 đến 2016, Nguyễn Tấn Hưng cầm đầu cai trị Bình Phước với nhiều chức vụ như: Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Bí thư tỉnh ủy Bình Phước. Hưng nghỉ hưu từ năm 2016 nhưng quyền lực về chính trị và la liếm “làm ăn” kiểu cướp bóc vẫn là số 1 tại tỉnh này.
Trong 16 năm cầm đầu, Nguyễn Tấn Hưng (1955) đã xây dựng được một hệ thống đàn em, quân lính và gây dựng một hệ thống ảnh hưởng bao trùm tất cả các huyện, các lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn nhỏ tại tỉnh Bình Phước. Thực tế, Nguyễn Tấn Hưng là một ông vua không ngai, một Bố già đích thực ở tỉnh này.
Hẳn quý vị còn nhớ năm 2019, báo chí phản ánh chuyện BOT bao vây Bình Phước. Xin đưa lại vài viết trên báo chí:
– Ngày 10/04/2019, báo Thanh Niên có bài: “Một tỉnh có 9 trạm thu phí BOT”.
– Ngày 01/5/2019, TTXVN có phóng sự: “Bình Phước: 6 trạm thu phí BOT trên cung đường 100km”.
– Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 26/9/2019 có bài: “Nghịch lý tỉnh nghèo lại nhiều trạm BOT”.
– Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 5/4/2019 có bài: “Bình Phước: DN mất hơn 1 tỉ đồng/năm phí BOT cho 60km đường”.
Báo Đầu tư ngày 28/4/2019 có bài: “Vấn đề BOT giao thông dày đặc tại Bình Phước: Thủ tướng yêu cầu tỉnh báo cáo trước ngày 15/5”.

Còn hàng trăm bài viết nói về sự khốn khổ của người dân và doanh nghiệp bị BOT bủa vây và ăn cướp khắp các cung đường ở tỉnh Bình Phước. Câu hỏi đặt ra là ai có thể ngang nhiên làm trái luật, trái quy định, đặt nhiều trạm cướp có dấu đỏ mang danh BOT như vậy? Câu trả lời là: Bố già Nguyễn Tấn Hưng (Hai Hưng), kẻ 16 năm cai trị và làm trùm ở Bình Phước.
Trong tổng số 9 trạm cướp mang danh BOT ở Bình Phước, có 4 trạm do tỉnh quản lý (xây dựng, quản lý, báo cáo và đứng ra thu tiền). 7/ 9 dự án BOT ở Bình Phước được xây dựng và vận hành dưới thởi Nguyễn Tấn Hưng cai trị và cầm đầu tỉnh.
Năm 2016, Công ty CP BOT đường Đồng Phú – Bình Dương triển khai, tuyến đường dài 42 km, rộng 11 m (khởi công ngày 25.4.2016, nối QL14 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước với tỉnh Bình Dương), vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 1.467 tỉ đồng. Dự án này cũng có dấu răng của bố già Nguyễn Tấn Hưng. (Chính con trai đầu của Nguyễn Tấn Hưng là Nguyễn Tấn Hải (30/01/1978) là chủ thầu dự án béo bở này và gia đình Hai Hưng có cổ phần không nhỏ trong dự án đó).
Công ty Cổ phần kinh doanh BOT đường ĐT.741 (gọi tắt là Công ty BOT741) được thành lập ngày 14/09/2004. Thời điểm đó Nguyễn Tấn Hưng là chủ tịch tỉnh Bình Phước. Hai Hưng có cổ phần lớn nhất trong dự án ăn cướp này.
Hiện nay Công ty BOT741 đứng ra thu tiền toàn bộ 4 dự án BOT do tỉnh Bình Phước “tự quản”. Dĩ nhiên số tiền đó phần lớn sẽ chảy vào túi nhà cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Bình Phước Nguyễn Tấn Hưng.
Một điều mà giới doanh nghiệp cùng cán bộ- đảng viên tỉnh Bình Phước đều biết là: Trần Văn Chánh, Giám đốc Công ty BOT741 là anh em thân cận, quan hệ răng môi với Nguyễn Tấn Hưng. Dư luận Bình Phước cũng thừa biết: Trần Văn Chánh chỉ là kẻ đứng ra làm thuê và đứng tên kinh doanh, quản lý tài sản giúp Nguyễn Tấn Hưng. Ông chủ thực sự các BOT ở Bình Phước là bố già Hai Hưng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét