Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

3531 - Việt Nam rớt khỏi nhóm 20 nước đi đầu về phục hồi kinh tế hậu Covid


Việt Nam không còn nằm trong số 20 nước đi đầu trên thế giới về khả năng phục hồi kinh tế sau dịch Covid nhưng vẫn còn trên nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh và Hoa Kỳ.

3530 - Tại sao ông Trump chống đối hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện?

LTS: Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố, ông ta muốn hoãn cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm nay, với lý do đưa ra rằng “không chính xác và gian lận”, các nghị sĩ Cộng hòa bác ý tưởng hoãn bầu cử của ông. Bỏ phiếu qua đường bưu điện có phải “không chính xác và gian lận” như tuyên bố của ông Trump? Sau đây là bài tổng hợp của cô Mai Vũ Phạm, một cựu quân nhân Mỹ và là một cộng tác viên thường xuyên của Tiếng Dân.

3529 - Tạp chí Nhân quyền do Hà Nội phát hành chục năm qua, ai đọc?


Tạp chí Nhân quyền Việt Nam.

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ Việt Nam vào ngày 30/7 đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ra Tạp chí Nhân quyền Việt Nam số đầu tiên.
Theo tin VOV loan đi, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam được xem là tạp chí chuyên ngành hàng đầu về quyền con người ở Việt Nam với nhiều bài viết phản ánh thành tựu đảm bảo quyền con người ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó đã góp phần tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội, làm cho bạn bè quốc tế hiểu đúng hơn về tình hình nhân quyền Việt Nam.

3528 - Bọt xà-bông

Hồi-ký BÌNH-NGUYÊN LỘC


Tôi đang bóp trán để nhớ một tích xưa chuyện cũ hầu viết bài cho mục báo nầy thì một người mặc áo dài bằng xuyến Bắc đến trao cho tôi một bì thơ, không đề tên ai và không niêm phong.



Tôi mở thơ ra xem thì ra đó là thiệp mời cúng Kỳ-Yên của đình làng Nhơn-Hòa.



Các bạn có biết làng Nhơn-Hòa ở đâu không? Đó là một vùng chạy dài từ Cầu Ông Lãnh đến Cầu Kho, và cái đình ấy đã bị biến thành rạp hát từ trên 50 năm rồi, rạp Cầu Muối. Làng đã mất-tích, vậy mà ban cúng cầu-an, cứ còn tồn-tại thì đủ biết cái đình đã ăn sâu vào tâm-não của dân ta đến như thế nào và chắc-chắn việc thờ thành-hoàng là tôn-giáo đặc-biệt Việt-Nam, nên ta mới bám níu vào lễ cúng Kỳ-Yên đến như thế.



Theo tài-liệu của Trương-Vĩnh-Ký thì cuộc đất mà nay là thành-phố Sàigòn nguyên ngày xưa là 40 làng bao quanh thành Phan-Yên tức thành Gia-Định, tương-đối rất nhỏ, nằm lối nhà thương Đồn Đất ngày nay.



Đó là bốn chục làng ngoại-ô phụ-cận của kinh-đô của trấn Nam-Kỳ mới thành-hình. Trong 40 làng ấy có hai làng rất danh-tiếng là làng Chợ Quán của Trương-Vĩnh-Ký và làng Nhơn-Hòa quê-hương của Tôn-Thọ-Tường. Trong quyển „Sàigòn năm xưa“ cụ Vương-Hồng-Sển có kể rõ các đình làng xưa còn lại, nhưng đã quên mất cái đình Nhơn-Hòa rất danh-tiếng nầy, danh-tiếng vì đó là đình làng của Tôn-Thọ-Tường, và danh-tiếng vì tánh-cách kỳ-lạ của rạp Cầu Muối (xin xem bài „Hát hai xuất“).



Đình làng của Trương-Vĩnh-Ký nay cũng còn, mà còn đến hai cái (làng nầy có 3 ấp, 3 đình) mà một là đình Tân-Kiểng, cũng đã biến thành rạp hát cá kèo từ lâu rồi.



Cầm tấm thiệp mời, tôi bâng-khuâng rất lâu mà nghĩ đến những người già-cả, họ bám níu vào một làng cổ bị thành-phố bao bọc và nuốt mất đi. Năm ba năm nữa các cụ trong ban tổ-chức ngày nay qui-tiên rồi thì không còn dấu-vết cỏn-con nào của cái làng của Tôn-Thọ-Tường nữa cả.



Cách đây 10 năm, xem lại tài-liệu cổ tôi đã đi tìm dấu nền nhà của Tôn-Thọ-Tường tại dốc Cầu Ông Lãnh. Nơi đó, lúc bấy giờ là một tiệm buôn đồ gốm Lái-Thiêu, cũng có vẻ cổ-kính lắm, nhưng di-tích Tôn-Thọ-Tường vẫn không thấy đâu.



Rồi ông Đô-trưởng dưới thời ông Diệm đuổi hiệu buôn ấy cho rộng chơn cầu thì sự mất-mát lại còn to lớn hơn. Sau ngày 1 tháng 11 năm 1963, thiên-hạ lại tràn tới chiếm nơi đó và ngày nay, chỗ ấy bẩn và hổn-loạn không thể tưởng-tượng được.



Sau khi ra đầu Tây, Tôn-Thọ-Tường đã than:



Lặng-lẽ chuông quen cơn bóng xế
Tò-te kèn lạ mặt trời chiều
Những tay rượu-thánh thơ-thần cũ
Trông cảnh bao nhiêu tiếc bấy nhiêu!



Họ Tôn tiếc bao nhiêu thì ta cũng ngậm-ngùi bấy nhiêu, mà ngậm-ngùi nhứt là khi tôi hình-dung ra các cụ trong ban tổ-chức Kỳ-Yên đình Nhơn-Hòa.



Tôi đang sống giữa làng Nhơn-Hòa, họ không biết tôi, nên không đề địa-chỉ, nhưng họ cứ mời, mời từng nhà một, cầu may có gặp bạn tri-kỷ hay là không. Thương quá!



Thưa các cụ, tôi là tri-kỷ của các cụ đây, nhưng tôi không đi dự đám cúng Kỳ-Yên là vì tôi đã đi một lần, đã thấy một con chuột cống thật bự chạy tự-do trong đình rồi chui vào lỗ của thùng đàn của một cây ghi-ta của ban nhạc đình. Tôi kinh-sợ quá nên không dự nữa.



Nhưng tôi nằm nhà mà cứ là tri-kỷ của các cụ hơn bất-kỳ ai, bởi vì tôi đã biết một thành-phố Sàigòn mấy mươi năm từ trước, đã hơi-hơi nhớ thành-phố ấy, nên rất cảm-thông với các cụ là những người đã nhớ một Sàigòn xưa hơn, đã nhớ một làng Nhơn-Hòa chứa-chấp ngôi nhà của Tôn-Thọ-Tường, khít vách một ngôi nhà khác danh-tiếng hơn nhiều: đó là dinh của đại-sứ Việt-Nam Nguyễn-Thành-Ý, người đại-diện cho triều-đình ta bên cạnh kẻ xâm-lăng, thuở mà Huế còn chủ-quyền, chỉ mới mất Sàigòn thôi.


www.binhnguyenloc.de/pages/TruyenNgan/ThoiThe/BotXaBong/T...

3527 - Tại sao Việt Nam không thể bỏ Trung Quốc?


Trong suốt thời gian từ năm 1972 đến nay chưa bao giờ thế giới chứng kiến việc Hoa Kỳ thẳng thừng lên án Trung Quốc như thời gian vừa qua.

Bắt đầu bằng cuộc chiến thương mại giữa hai nước do Mỹ phát động đến việc cấm Huawei hoạt động trên đất Mỹ sau đó chuyển sang kết án Bắc Kinh đã cố tình im lặng phát tán virus Corona làm cho nước Mỹ và EU ngập chìm trong chết chóc, hỗn loạn dẫn tới quyết định nhanh chóng trước việc Hong Kong bị thủ tiêu chính sách “một quốc gia hai chế độ” và lần đầu tiên Mỹ lên án nặng nề việc chính quyền Trung Quốc giam giữ, hành hung, triệt sản hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và lập tức cấm vận những công ty, cán bộ chóp bu người Trung Quốc tại Tân Cương cho thấy Mỹ không còn do dự vì mối quan tâm đến việc trao đổi thương mại với Trung Quốc như xưa nay nhiều người nhận xét.

3526 - Việt Nam làm được gì trong chuỗi cung ứng toàn cầu


Trước khi Đà Nẵng phát hiện ra một số ca nhiễm, dẫn đến cơn dịch Coronavirus bùng phát đợt 2 tại Hà Nội, Sài Gòn trong mấy ngày vừa qua, chính sách chống dịch đợt 1 từ tháng Ba kéo dài đến tháng Năm, phải nói là thành công. Dịch bệnh Covid-19 không những lắng đọng mà kéo dài hơn 100 ngày không có ca nào lây nhiễm xảy ra, trong khi nhiều quốc gia vẫn còn đang vất vả đối phó sự lây lan của dịch bệnh.
Trong bối cảnh đó, dù kinh tế còn lâm vào cảnh lao đao, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hàng chục ngàn công ty ngừng hoạt động hay hoạt động chờ thời, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hô hào các địa phương lót ổ sẵn sàng đón đại bàng.
Mặt khác cũng do nhận thức được sự yếu kém của Việt Nam khi tranh đua với nước ngoài, Thủ Tướng Phúc không quên đốc thúc đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong mục đích thu hút các công ty đầu tư FDI. Điều khôi hài hơn là mới đây truyền thông quốc doanh đồng loạt loan tin rằng thế giới ghen với Việt Nam, khi loan tin rằng sẽ có 15 công ty Nhật Bản sẽ chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Thật ra đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số 87 công ty được trợ cấp vốn của chính phủ Nhật Bản để di dời nhà máy mà ông Hirai Shinji, Trưởng Văn Phòng Tổ Chức Xúc Tiến Ngoại Thương Nhật Bản tại Sài Gòn nói: “không phải những công ty nói trên đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc dời đi các nước khác” mà 15 công ty này đều đang có nhà máy sản xuất ở Việt Nam được chính phủ Nhật khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất. Việt Nam đang mừng hụt vì cho đến nay chưa có công ty tầm cỡ nào của Âu, Mỹ chính thức công bố dọn tiệm sang Việt Nam.
Vả chăng cho dù có bao nhiêu công ty nước ngoài vào Việt Nam, đó cũng chỉ vì Việt Nam có khối lao động rẻ, giá thành sản xuất thấp, nhà sản xuất sẽ hưởng lợi nhiều hơn chứ không vì lý do gì khác. Đây là cách nhìn nhận thực tế nhất khi người ta nghe chính phủ rêu rao Việt Nam đang lôi cuốn các công ty Mỹ, Nhật vào lót ổ lâu dài tại Việt Nam.
Từ trước đến nay, đầu tư FDI vẫn tìm đến làm ăn ở Việt Nam, một nước chậm phát triển sau thời kỳ chiến tranh kéo dài. Đó là điều cần thiết của chủ nhà cần giải quyết việc làm cho lao động, góp phần phát triển kinh tế. Nhưng đó không phải là điều đáng ngạc nhiên khi các chủ tư bản chỉ cần nơi nào còn lạc hậu, giá nhân công ở mức thật thấp mới bỏ tiền vào kinh doanh.
Ở Việt Nam cái đáng ngạc nhiên hơn hết chính là khả năng tiếp nhận và đóng góp được gì cho cái gọi là sự dịch chuyển của các công ty nước ngoài vào Việt Nam. Khi dịch bệnh bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó lan nhanh khắp thế giới, các nước Tây phương lâu nay yên tâm với nguồn cung ứng dồi dào từ các xưởng máy sử dụng công nhân Trung Quốc. Nhưng nay, trong khi bị con virus corona hành hạ, họ mới cay đắng nhận ra rằng mình gần như hoàn toàn phụ thuộc vào một “công xưởng thế giới” ở một đất nước xa xôi, cai trị bởi một chính quyền tàn bạo. Họ phải đi tìm một nguồn cung ứng an toàn hơn và các nước nhỏ ở Á Châu là đích nhắm đầu tiên trong số đó có Việt Nam.
Việt Nam coi việc đón đại bàng như một cơ hội phát triển và kiếm tiền trong hoàn cảnh khốn khó hiện nay là một điều đúng. Nhưng Hà Nội quên một điều quan trọng mà ít ai ngờ, đó là trình độ nhân công Việt Nam sau nhiều thập niên tham gia kinh tế thị trường vẫn không cải tiến được bao nhiêu về kỹ thuật và năng suất. Cái gọi là cuộc cách mạng “khoa học kỹ thuật là then chốt” do Tổng Bí Thư Lê Duẩn rao giảng rốt cuộc không hơn một khẩu hiệu tuyên truyền. Tại Việt Nam kinh tế gia công là chính trong khi vẫn có công ty như VINGROUP bỏ tiền mua chi tiế từ nước ngoài về lắp ráp và tung hô Việt Nam “sản xuất được ô-tô.”
Thực trạng đó nói lên điều gì về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam? Báo Vietnamnet số ra ngày 25 tháng Bảy, ghi lại ý kiến của bà Đào Thị Thu Huyền, Phó Giám Đốc văn phòng Công ty Canon Việt Nam “trong số hàng trăm nhà cung cấp cho Canon Việt Nam, chỉ có 20 nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam.” Cũng theo bà Thu Huyền “trong số các doanh nghiệp của Việt Nam trở thành nhà cung ứng số 1 cho các doanh nghiệp FDI, chủ yếu là các doanh nghiệp làm nhựa, bao bì đóng gói…”
Như vậy có thể nói hiện nay Việt Nam đang hối hả chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu bằng các doanh nghiệp làm thùng carton, bao nylon, đồ nhựa cung ứng cho những đại công ty như Apple, Microsoft, Samsung, Toyota… Đón đại bàng FDI mà chỉ loay hoay với những món ai làm cũng được, rõ ràng khả năng quá thấp kém so với cao vọng của Thủ Tướng Phúc! Nó cũng cho thấy sự đóng góp của các công ty Việt Nam là rất hạn chế và quá khiêm nhường đến mức không thể hiểu nổi đối với mọi người.
Câu hỏi đặt ra là tại ai? Tại TV, tại báo chí phổ biến reo hò hay tại chính phủ quá kiêu ngạo nên cứ sống trong mơ với những đầu tư bất hợp lý. Nếu vậy Việt Nam chừng nào mới cất cánh nổi để trở thành rồng vào năm 2045.

3525 - Covid-19 : Mỹ đẩy mạnh cuộc săn lùng gián điệp Trung Quốc



Ảnh minh họa. Các nhà nghiên cứu của Mỹ về virus corona đã được chính quyền cảnh báo về nguy cơ tin tặc, gián điệp Trung Quốc. © REUTERS - POOL
Gián điệp Trung Quốc là chủ đề được báo chí Pháp nhắc đến nhiều trong những ngày qua, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao Mỹ - Trung đặc biệt gia tăng trong tuần trước

3524 - Chuẩn bị cho những gì tệ nhất

Nước “bạn” tiềm ẩn nhiều khả năng xấu mà có thể xuất hiện kịch bản hàng chục ngàn người ùa sang Việt Nam một lúc tránh bão lũ, tránh dịch, tránh… đói khi mất mùa toàn diện. Đó là một thách thức có thật.

3523 - Bố con nhà quan


Nói không vướng quy định nào – như lời ông Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Ninh, là không chính xác. Vụ việc “bố chỉ định con”, thực chất là sự lợi dụng, tận dụng công tác tổ chức một cách láu cá, “khôn mà không ngoan” làm lợi cho lợi ích cá nhân mình, cho gia đình mình. Vụ việc đó chả lẽ không vướng quy định cấm “cả họ làm quan”, cấm hiện tượng “gia đình trị” mà ông Tổng Chủ đã nói rất thẳng thắn trước kỳ chuẩn bị ĐH 13 sắp tới?

3522 - Phản ứng của người Mỹ gốc Việt trước việc ông Trump muốn hoãn bầu cử



President Trump
GETTY IMAGES
Tranh cãi sôi nổi đã bùng lên ngay sau khi Tổng thống Trump gửi tweet nói rằng bầu cử tổng thống tháng 11 nên được tạm hoãn, vì bỏ phiếu qua bưu điện có thể tạo ra lừa đảo và kết quả sai.

3521 - Covid-19: Thêm nhiều ca nhiễm mới trong ngày, Việt Nam có hai ca tử vong đầu tiên!

BTV Tiếng Dân
Diễn biến dịch bệnh ở Việt Nam thay đổi theo chiều hướng phức tạp. Có lẽ bây giờ Việt Nam mới thật sự chống dịch sau khi phát hiện ca nhiễm cộng đồng ở Đà Nẵng hôm 25/7. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hôm nay Việt Nam có nhiều ca nhiễm nhất kể từ khi dịch Covid-19 vào Việt Nam. Bộ Y tế thông báo, thêm 45 ca mắc COVID-19 tại Đà Nẵng, Việt Nam có 509 ca bệnh.

3520 - Những Người Hữu Sản


image001_54.png

Từ xưa tới nay Tổ quốc bao giờ cũng do người áo rách giữ gìn và bị những người giàu bán rẻ. - Paul Claudel

Tác giả câu danh ngôn thượng dẫn là một thi sỹ, kiêm kịch tác gia (lừng lẫy) đã hơn chục lần được đề cử giải Nobel văn chương. Tiếc là ông đã không có cơ hội biết đến những cự phú ở Việt Nam đã hy sinh tài sản, để “giữ gìn” tổ quốc của họ ra sao, và bị cái thứ “tổ cò” này “bán rẻ’ đến cỡ nào?

3519 - Tổ chức bảo vệ động vật phát hiện hàng chục động vật quý hiếm tại rừng cao nguyên Kon Plông


Ảnh minh họa: Chà vá chân xám hiếm, một loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, ngày 6/72007.
Ảnh minh họa: Chà vá chân xám hiếm, một loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, ngày 6/72007. AP

Tố chức Bảo tồn động vật hoang dã Quốc tế, FFI, phát hiện hàng chục quần thể động vật quý giá được phát hiện tại khu rừng Kon Plông, tỉnh Kontum, Việt Nam.
Truyền thông trong nước đưa tin ngày 29 tháng 7 và cho biết những phát hiện này có giá trị lớn đối với nỗ lực bảo tồn sinh học. Theo đó, qua những cuộc khảo sát tại rừng Kon Plông, 121 loài động vật được phát hiện, trong đó có quần thể cầy vằn, một loại động vật được xếp hạng nguy cấp theo Danh mục đỏ (IUCN), Liên Minh Quốc Tế Bảo vệ Thiên nhiên.

3518 - Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào?




Getty Images
GETTY IMAGES
Cũng như Cái chết Đen lây lan theo các tuyến đường thương mại dọc theo xương sống của lục địa Á-Âu hồiThế kỷ 14, Covid-19 xuất hiện ở Trung Quốc và lây lan cực nhanh chóng dọc theo Con đường Tơ lụa hiện đại: các đường bay xuyên lục địa.

3517 - Thế giới hôm nay: 31/07/2020



GDP của Mỹ giảm 32,9% trong quý hai so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số tăng trưởng GDP tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới cũng tăng lên 1,43 triệu  vào tuần trước. Hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết số ca nhiễm covid-19 tăng đang bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế một lần nữa.

3516 - Chuyện tên đường Sài Gòn

Sau năm 1975, hầu hết bảng tên những con đường mang tên các nhân vật lịch sử có liên quan đến chính quyền Nguyễn Ánh, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… như Phan Thanh Giản, Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Trương Tấn Bửu, Trương Minh Giảng, Đỗ Thành Nhân, Petrus Ký, thậm chí cả Phan Đình Phùng đều bị tháo gỡ xuống, thay vào đó là tên những nhân vật đương đại…

Tên đường trong lịch sử Sài Gòn xưa và nay

Từ cái thời các anh Tây mũi lõ chưa xâm chiếm nước ta, thành phố Sài Gòn xưa đã có một hệ thống đường sá ngang dọc trong một khu vực giới hạn bởi sông Sài Gòn và các con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng ngày nay.
Không rõ ông bà xưa có đặt tên đường không, để mỗi lần viết thư kể lể tình yêu thì có cách mà nhắc nhau những kỷ niệm ban đầu. Chỉ biết rằng khi Pháp mới chiếm Sài Gòn thì trong những năm đầu thập niên 1860, Sài Gòn có 26 con đường mang số thứ tự từ 1 đến 26. Năm 1865, Thống đốc Pháp De La Grandière mới lấy tên người hay tên những chiếc tàu tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chiếm Sài Gòn để đặt tên cho từng con đường một.


Chuyện tên đường Sài Gòn
Bức ảnh “La Route de Saigon” chụp ảnh con đường dẫn từ Chợ Lớn ra Bến Nghé, nay là đường Nguyễn Trãi, quận 5. Vào năm 1901, đây còn là một con đường đất nằm giữa hai hàng cây, hai bên chưa có nhà ở. (Dẫn từ sách “150 năm hình bóng Sài Gòn” (1863-2013) – Tam Thái (NXB Trẻ, 2015)

Sang thế kỷ 20, nhất là từ sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, tên đường được Việt hóa dần, phần lớn lấy tên các danh nhân trong lịch sử. Đường Bonard thành đường Lê Lợi, đường Charner thành đường Nguyễn Huệ, đường Catinat thành đường Tự Do, đường Espagne thành đường Lê Thánh Tôn… Sau ngày 30/4/1975, trong việc điều hành thành phố, chưa bao giờ người Sài Gòn nhìn thấy một cuộc “cách mạng” triệt để trong việc đặt tên đường như thế. Hầu hết bảng tên những con đường mang tên các nhân vật lịch sử có liên quan đến chính quyền Nguyễn Ánh, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… như Phan Thanh Giản, Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Trương Tấn Bửu, Trương Minh Giảng, Đỗ Thành Nhân, Petrus Ký, thậm chí cả Phan Đình Phùng đều bị tháo gỡ xuống, thay vào đó là tên những nhân vật đương đại mà rất nhiều dân Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định không biết họ là ai. Điều này phản ánh một cái nhìn chật hẹp, đầy thiên kiến về lịch sử, về các nhân vật lịch sử, làm xáo trộn sự hiểu biết về lịch sử của lớp trẻ và làm đảo lộn một cách không cần thiết các sinh hoạt của người dân thành phố lúc bấy giờ. Ngày nay, sau gần 40 năm, vẫn chưa có gì hứa hẹn một sự xem lại những việc làm vội vã vào một thời điểm có quá nhiều việc phải làm sau 30/4/1975.


Trường nữ Trung học Gia Long nằm trên đường Phan Thanh Giản trước 1975. Nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai nằm trên đường Điện Biên Phủ.

Nhiều cuộc hội thảo phản ánh những cái nhìn rộng rãi, hợp tình, hợp lý, hợp đạo nghĩa hơn đối với các nhân vật lịch sử như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký… đã được các tổ chức có liên quan ít nhiều đến chính quyền, chủ yếu là Hội Sử học, tổ chức, song nhiều mặt của đời sống, trong đó có chuyện tên đường, vẫn còn nguyên sức ỳ của chúng. Ngày 4/2/2008, tượng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt cao 2,65m, nặng 3 tấn được đặt tại lăng Ông trong một buổi lễ trang trọng, nhưng cái tên đường Lê Văn Duyệt quen thuộc chạy ngang lăng Ông vẫn còn nằm ở một chân trời viễn tưởng nào. Tại Cần Thơ, trường Phan Thanh Giản đổi thành Châu Văn Liêm sau 30/4, nay đã trở về tên cũ, song đường Phan Thanh Giản xa xưa tại Sài Gòn-TP.HCM nay vẫn là Điện Biên Phủ.


Chuyện tên đường Sài Gòn
Đường Paul Blanchy, được chụp vào năm 1906. Sau năm 1955, đổi tên thành đường Hai Bà Trưng. (Dẫn từ sách “150 năm hình bóng Sài Gòn” (1863-2013) – Tam Thái (NXB Trẻ, 2015)

Còn có một sự tắc trách đáng phê phán nữa của Ủy ban đặt tên đường cấp thành phố vốn dĩ gồm những nhân tài có bằng cấp cao, có tiếng tăm trong xã hội. Đó là hiện tượng đặt tên đường bằng tên những “danh nhân” không có trong lịch sử. Chuyện này đã có lần nói rồi, chỉ xin nhắc lại một cách sơ lược. Đó là ít nhất hai con đường Trần Khắc Chân, một ở khu Tân Định, quận 1, và một ở quận Phú Nhuận, chạy ngang tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Vì trong lịch sử, tự cổ chí kim, không có nhân vật nào tên như thế cả, chỉ có Trần Khát Chân và Trần Khắc Chung thôi. Trong lịch sử, cũng không có nhân vật nào tên Trương Quốc Dung (quận Phú Nhuận) hết, chỉ có Trương Quốc Dụng. Đường Sương Nguyệt Anh, lúc trương bảng ban đầu, ghi là Sương Nguyệt Ánh, ít lâu sau chỉnh lại cho đúng, song cũng khá muộn, nên ngày nay hầu hết các cơ quan nằm trên con đường này đều in tên Sương Nguyệt Ánh trên các giấy tờ giao dịch của họ.

Tên tộc, niên hiệu, hay miếu hiệu?

Với những con đường mang tên các vì vua nổi bật trong lịch sử, việc đặt tên khá tế nhị. Giới nho sĩ xưa thường có tên hiệu, nhưng vua chúa ngoài tên tộc khi nhỏ, còn có niên hiệu đặt ra khi vừa lên ngôi, thụy hiệu do triều thần đặt ra khi vừa nằm xuống, và miếu hiệu đặt ra để thờ trong Thế miếu.


Đại lộ Bonnard, nay là đường Lê Lợi (Q.1). Bên phải là hành lang Eden và một hàng cây cổ thụ. Eden nay trở thành tòa Vincom B còn hàng cây xanh bị chặt bỏ. (Dẫn từ sách “150 năm hình bóng Sài Gòn” (1863-2013) – Tam Thái (NXB Trẻ, 2015)

Hiện nay, tên các vị vua này được đặt cho các đường phố không theo một quy chuẩn nào. Ở Gò Vấp có đường Quang Trung là niên hiệu của Nguyễn Huệ, song giữa trung tâm Sài Gòn lại có đường Nguyễn Huệ, mang tên tộc của ông. Đường Lý Thái tổ ở quận 10 đặt theo miếu hiệu, còn đường Lê Lợi ở quận 1 lại lấy theo tên tộc. Như vậy nên đổi Lê Lợi thành Lê Thái tổ theo cách đặt cho Lý Thái tổ hay đường Lý Thái tổ nên đặt là Lý Công Uẩn cho phù hợp với cách đặt của tên đường Lê Lợi? Đến nay, cách đặt tên theo nhiều kiểu này vẫn chưa có ai nghĩ đến việc thống nhất hóa chúng.

Về tên đường Trần Hưng Đạo

Nói chuyện này cũng giống như ngồi trên chiếc thuyền độc mộc chèo ngược dòng thác bạc đang đổ ầm ầm về phía mình. Vì có dịp đi từ Nam chí Bắc, ta không khó nhận ra các đền thờ mang tên Trần Hưng Đạo. Ai cũng biết đó là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, một trong những danh tướng có công lớn nhất trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông trước và trong thập niên 1280. Song gọi ông là “Trần Hưng Đạo” có hợp lý, hợp quy luật về cách đặt tên, phong tước hay không, đó là chuyện chúng ta “tản mạn” một chút khi trà dư tửu hậu.


Chuyện tên đường Sài Gòn
Đường Boulevard Galliéni năm 1931 – con đường huyết mạch nối Sài Gòn với Chợ Lớn – nay là đường Trần Hưng Đạo. (Ảnh dẫn từ flickr Manhhai)

Trước hết xin lược qua cách phong tước, đặt tên trong lịch sử để các bạn trẻ (và bạn già nữa) yêu sử có chút ý niệm về chuyện này. Dưới thời quân chủ, tại ít nhất hai nước Trung Hoa và Việt Nam, việc phong tước dựa vào 6 tước chính là vương, công, hầu, bá, tử, nam. Trong mỗi tước, có sự phân biệt cao thấp, chẳng hạn thời Trần, tước Đại vương cao hơn tước vương, thời Nguyễn, tước “nhất tự vương” (một chữ vương, ví dụ Tuy Lý vương), cao hơn tước Quận vương (Tuy Lý Quận vương), tước công từ cao xuống thấp có Quốc công, Quận công, Hương công… Cách dùng chữ đặt tên cho tước cũng khác nhau tùy thời. Thời Trần, Lê, triều đình giở sách tìm những từ Hán có nghĩa hay đẹp để phong tước cho các công thần, ví dụ dùng từ “Hưng Đạo” để đặt cho tước vương của Trần Quốc Tuấn, thành Hưng Đạo vương, dùng chữ Chiêu Văn cho Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, dùng chữ Chiêu Minh cho Chiêu Minh vương Trần Quang Khải…
Thời Nguyễn định cách đặt tên phong tước khác hẳn. Triều Gia Long, phần đông công thần được phong tước Công thì lấy tên mà phong, ví dụ Duyệt Quận công (Lê Văn Duyệt), Thành Quận công (Nguyễn Văn Thành)… Đến các triều sau Gia Long, việc đặt tên phong tước lại theo một cách khác nữa. Triều Thiệu Trị định rằng tước Quốc công, Quận công thì lấy tên phủ mà đặt, tước Hầu lấy tên huyện, tước Bá lấy tên tổng, tước Tử lấy tên xã, và tước Nam lấy tên thôn. Thí dụ ở trường hợp Vĩnh Lại Quận công Nguyễn Hữu Đệ thì hai từ Vĩnh Lại là tên của một phủ.
Dù việc đặt tên, phong tước có theo cách nào thì trong một tước hiệu, như tước vương, từ cốt lõi là từ “vương”, chứ không thể là từ nào khác. Những từ Hưng Đạo, Chiêu Minh, Chiêu Văn … chỉ có tác dụng làm đẹp cho tước hiệu, phân biệt tước này với tước kia, tự chúng không thể thay thế toàn bộ tước hiệu được. Ví dụ với Bình Định vương Lê Lợi, ta không thể tách bỏ từ vương của ông để rồi ghép vào tên ông thành Lê Bình Định, hay với Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, không thể gọi là Nguyễn Bắc Bình. Vậy mà với Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, không biết tự bao giờ, chúng ta đã ngắt bỏ chữ vương trong tước hiệu của ông rồi ghép vào tên thành “Trần Hưng Đạo”. Ta nhìn thấy tên này, nghe tên này nhiều quá thành quen, song nếu suy cho cùng đối với vấn đề đặt tên, phong tước, ta sẽ thấy đây là trường hợp độc nhất vô nhị, không có trước mà cũng chẳng có sau. Không rõ các bậc thức giả có cách giải thích nào cho việc này không?
Lê Nguyễn
25.1.2014

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

3515 - Reuters: Tin tặc Trung Quốc tấn công hãng bào chế vắc-xin Moderna




Các tin tặc có liên hệ với chính phủ Trung Quốc trong năm nay đã nhắm mục tiêu vào công ty công nghệ sinh học Moderna, công ty chuyên nghiên cứu phát triển vắc-xin chống virus corona hàng đầu có trụ sở tại Mỹ, để đánh cắp dữ liệu có giá trị, Reuters loan tin, dẫn nguồn là một quan chức an ninh Mỹ chuyên theo dõi hoạt động xâm nhập tin tặc của Trung Quốc.

3514 - Đồng thuận mới tại Biển Đông cần biến thành hành động thực tế: GS Carl Thayer


Tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Úc và tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ  ở Biển Đông hôm 18/4/2020
Tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Úc và tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông hôm 18/4/2020. Ảnh Reuters

Giang Nguyễn: Vào ngày 28 tháng 7, Mỹ và Úc có cuộc họp 2+2 giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước, và một trong các vấn đề được bàn đến là việc Biển Đông. Chúng ta có thể mong chờ gì từ cuộc họp này? Khả năng liên minh mới có thể thay đổi cục diện hiện nay hay không?

3513 - Trật tự kinh tế thế giới: Trung Quốc đã kết thúc toàn cầu hóa như thế nào?

Spiegel - Tác giả: Henrik Müller 
Biên dịch: Vũ Ngọc Yên
Trong thương mại quốc tế không chỉ nói đến sự trao đổi hàng hóa, mà còn bàn luận về sự tín nhiệm và các giá trị.
Lịch sử toàn cầu hóa đặc biệt cho đến nay là một lịch sử về Trung Quốc và giờ đây câu chuyện lịch sử này có lẽ đã kết thúc – vì Trung Quốc.

3512 - CƠN ĐẠI DỊCH “GIA ĐÌNH TRỊ” TRONG ĐCS BẮT ĐẦU TỪ BAO GIỜ?

Đỗ Ngà
Hình thức kết bè lập nhóm dựa vào quyền lợi riêng hoặc quan điểm hẹp hòi thì người ta gọi đó là chủ nghĩa bè phái. Những quan điểm hẹp hòi có thể kể ra như: sự định kiến; sự phân biệt đối xử; sự hận thù. Quyền lợi riêng cũng có thể là chính trị hoặc quyền lợi kinh tế. Như vậy qua đây chúng ta thấy có 5 yếu tố có thể tạo nên chủ nghĩa bè phái thì trong hệ tư tưởng của CS đều có đủ cả.

3511 - Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?



Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020.

3510 - Những cái “Nhất” của Hà Nội




Trong cuộc họp với thành ủy, UBND Hà Nội hôm 14 tháng Bảy vừa qua, ông Thứ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Lê Xuân Định đã đề cập tới lợi thế “Ba cái nhất” của thành phố Hà Nội đang nắm giữ là “Hạ tầng mạnh nhất, nhiều trung tâm khoa học, nghiên cứu và nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất, đóng góp tỷ lệ cao nhất trong tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia …cũng như các nguồn tài nguyên lịch sử, văn hóa, truyền thống to lớn khác.”

3509 - “Việt Nam bị thất bại nếu không có kinh tế thị trường”


Quang cảnh Tọa đàm "Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam", ngày 29/7/2020.Quang cảnh Tọa đàm "Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam", ngày 29/7/2020.

Nên tách “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa”

Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề "Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam", diễn ra vào sáng ngày 29/7, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng với Ban Kinh tế Trung ương (MASEI) và Viện Fraser của Canada đồng tổ chức.

3508 - Có phản chủ, phản quốc không?

Từ điển Chính tả tiếng Việt Nguyễn Văn Khang hướng dẫn viết “Xa trường”, “Khinh xa thục lộ”, “Kiêu xa” và khuyến cáo: không viết “Sa trường”, “Khinh sa thục lộ”, “Kiêu sa”.

3507 - Cờ Vàng và Formosa


    Trong tháng Năm này, tuy mới đi qua được hơn 2/3 thời gian của tháng nhưng ở Việt Nam đã có rất nhiều sự kiện lớn, dậy sóng cộng đồng mạng và dư luận xã hội. Có thể nói, đó là những sự kiện gây sốc, lần đầu tiên xảy ra, và tính chất côn đồ, man rợ vượt ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Vẫn biết là trong chế độ cộng sản, bất kể điều gì cũng có thể xảy ra, thường là kỳ quái, nhưng sự việc xảy ra vừa qua thực sự là cú sốc đối với nhiều người. Đầu tiên là việc một phụ nữ, cô Lê Mỹ Hạnh, từ Hà Nội vào Sài Gòn với mục đích cá nhân thông thường, đã bị một nhóm người ập vào phòng nghỉ đánh đập dã man cùng hai người bạn. Điều đáng nói là những kẻ hành hung người đã quay video clip lại cảnh đánh đập dã man đó và đưa lên mạng xã hội facebooks, cùng với những lời lẽ đe dọa, cảnh cáo hết sức mất dạy. Kẻ đưa lời cảnh cáo bằng hình ảnh, có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Sự việc đánh người tại nhà, tại phòng của họ, rồi quay phim xuất hiện trong clip đưa ra lời cảnh báo của nhóm côn đồ là điều chưa từng xảy ra. Trước đây những vụ an ninh, công an trực tiếp đánh người đấu tranh, hoạt động đều phải che mặt, mặc thường phục và nếu có sai côn đồ hành hung cũng phải che dấu tung tích của những kẻ côn đồ đó. Nhưng vụ việc này lại khác hẳn

3506 - Đại dịch Covid-19 và lỗ hổng an ninh biên giới




1. Mối đe dọa an ninh biên giới

Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng chống dịch Covid-19 cho đến tháng 6/2020. Nhưng lỗ hổng biên giới đã đưa Việt Nam rơi vào một tình trạng lây lan virus corona Vũ Hán mới vào cuối tháng 7/2020, rộng hơn và nguy hiểm hơn tất cả các đợt lây lan trước đây.

3505 - Tầm nhìn "China 2025" hay bản chỉ dẫn đánh cắp công nghệ ?




Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, ngày 24/07/2020. Chính quyền Donald Trump cáo buộc nơi này là một ổ gián điệp, REUTERS - ADREES LATIF
Leo thang căng thẳng Mỹ - Trung bước sang một nấc mới : « Cuộc chiến lãnh sự ». Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tuần qua ra lệnh đóng cửa các tòa lãnh sự lẫn nhau : Một của Trung Quốc tại Houston và một của Mỹ tại Thành Đô. Hoa Kỳ đặc biệt tố cáo Bắc Kinh gia tăng các hoạt động gián điệp, đánh cắp công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu « Tầm nhìn Made in China 2025 » đầy tham vọng.