Lạm phát là đồng tiền mất giá, hay nói cách khác là hàng hóa lên giá. Nếu dư tiền mà nhốt tiền vào két sắt thì theo năm tháng, đồng tiền sẽ mất giá và tài sản cũng bị vơi đi. Chính vì thế nên nhiều người sẽ ôm tiền gởi ngân hàng, tuy nhiên khi mà tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất ngân hàng thì tài sản cũng vơi như thường. Ngân hàng được gọi là một “nơi trú ẩn” cho những đồng tiền nhàn rỗi.
Thực tế, ngân hàng không phải là nơi trú ẩn duy nhất mà còn có nhiều nơi trú ẩn khác. Nơi trú ẩn được nhiều người dân Việt ưa chuộng nhất ấy là mua bất động sản. Có người mua đất đầu tháng, cuối tháng sang tay lời 50%, khoản lời này nếu gởi ngân hàng thì sẽ cần rất nhiều thời gian. Giả sử với lãi suất 7%/năm thì phải mất 6 năm mới có khoản lời bằng với đầu tư bất động sản như thế. Nói thế để mọi người hiểu tại sao kênh đầu tư bất động sản vẫn rất hấp dẫn. Ngoài bất động sản thì người ta còn tìm những nơi trú ẩn khác như chứng khoán, tiền ảo vv...
Ở quốc gia nào cũng vậy, cứ gặp khủng hoảng kinh tế là nhà nước bơm tiền kích cầu. Tuy nhiên bơm là một chuyện nhưng tiền chảy vào đâu mới là quan trọng. Nếu tiền chảy vào sản xuất nhiều thì quá tốt, ngành sản xuất luôn tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tuy nhiên với nền sản xuất còn nhỏ như Việt Nam thì tiền nhàn rỗi sẽ tìm nơi trú ẩn khác chứ ngành sản xuất ăn không hết. Cứ mỗi lần nhà nước bơm tiền thì dân sợ lạm phát và họ ôm tiền đổ vào nơi trú ẩn nào mà họ cho là an toàn. Thông thường người ta sẽ chọn đầu tư bất động sản.
Theo nguyên tắc tiền chảy vào nơi nào quá nhiều thì hàng hóa đó tăng giá. Khi tiền đổ vào bất động sản quá nhiều thì bất động sản sẽ tăng giá đó là điều không thể tránh khỏi. Ngành sản xuất tiếp nhận không hết tiền thì tiền đổ bào bất động sản và hiện nay sốt đất đã và đang diễn ra khắp nơi. Khi bơm tiền, bất động sản sốt thì đó nó thuộc về bản chất nền kinh tế, không thể sửa trong ngắn hạn được. Dòng tiền đang đổ vào bất động sản mạnh đến nỗi ngày 19/4 ông Phạm Minh Chính phải cho biết, ông đang tìm mọi cách hạn chế dòng tiền đổ vào đây. Tuy nhiên việc hạn chế này rất khó vì nếu thắt chặt tín dụng để bất động sản đón nhận ít tiền hơn thì sản xuất vẫn bị ảnh hưởng vì chính sách điều tiết cho vay là chính sách chung. Đấy là chưa nói đến các doanh nghiệp sân sau của Bộ Chính Trị hầu hết là doanh nghiệp bất động sản thì bóp sao được? Hóa ra “quân ta bóp cổ quân mình” sao?
Hôm nay ngày 28/4/2021 các báo đồng loạt đưa tin về bộ trưởng xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đang có chính sách riêng cho Bộ Xay Dựng. Ông ta sẽ ưu tiên phát triển nhà “vừa túi tiền”. Ông Nghị cho rằng cần phát triển nhiều hơn nữa giá nhà 25 triệu/m2 tức là 2,5 tỷ đồng cho căn nhà 100m2 tương đương 110 ngàn đô một căn. Hiện nay nhà 2,5 tỷ/căn 100m2 ở Việt Nam được gọi là “rẻ” trong khi nhà rẻ ở Mỹ cũng tầm giá đó. Được biết, mức thu nhập bình quân đầu người của Mỹ gấp khoảng 25 lần người dân Việt Nam. Như vậy giá nhà mà ông Nghị cho là ‘rẻ” thì nó vốn là quá cao so với mức trung bình của người dân Việt. Chắc là rẻ so với sự giàu có của ông Nghị thôi chứ dân làm lương vài chục triệu/tháng thì giá nhà 2,5 tỷ/căn còn xa tầm tay lắm. Tuy nhiên giá này sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục bị đẩy lên giá cao hơn nữa trong vòng 5 năm tới. Vì sao?
Như đã nói ở những bài trước, tiền bơm vào nền kinh tế, ngành sản xuất của Việt Nam rất yếu không tiếp nhận hết thì tất yếu tiền sẽ chảy vào bất động sản. Đó là quy luật tự nhiên không cản được vì vậy rất khó để ông Phạm Minh Chính chặn dòng tiền rót vào bất động sản. Mà ông Chính chặn dòng tiền vào bất động sản không thành công thì chính sách “nhà giá rẻ” 2,5 tỷ/căn 100m2 của ông Nghị bị phá sản. Năm nay ông dự toán nhà 2,5 tỷ là rẻ thì năm sau giá căn đó bị đẩy lên 3 tỷ hay 3,5 tỷ/căn thì dù đó được gọi là rẻ nó cũng vượt quá xa tầm tay của người dân có mức sống trung bình ở Việt Nam. Đấy là viễn cảnh.
Ở rất nhiều bài viết tôi nói rất nhiều về việc “đồng bộ chính sách” điều mà những chính phủ các quốc gia tiến bộ làm rất tốt nhưng chính phủ CS Việt Nam chưa bao giờ làm được. Để chính sách của ông Nguyễn Thanh Nghị áp cho Bộ Xây Dựng thành công thì ông Phạm Minh Chính phải chỉ đạo ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính điều hành dòng tiền sao cho thúc đẩy nền sản xuất tăng chứ đừng để nó rót quá nhiều vào bất động sản. Nếu Phạm Minh Chính không thực hiện tốt việc đồng bộ chính sách để hỗ trợ Nguyễn Thanh Nghị thì tất chính sách của ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ bị phá sản. Để thực hiện chính sách thành công, một mình Nguyễn Thanh Nghị không làm nổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét