Khai phóng là tiêu chí của nền giáo dục Việt Nam phía Nam vĩ tuyến 17 giai đoạn 1954 – 1975. Nền giáo dục này chỉ mới phát triển trong vòng 21 năm ngắn ngủi. Tuy ngắn ngủi thế nhưng nó cũng tạo ra những lớp trí thức có tư duy thoát ly khỏi khuôn khổ cũ và tiếp cận với tinh hoa trên toàn cầu bằng một thái độ của người có đạo đức.
Đầu óc được khai phóng cộng thêm đạo đức được rèn luyện bởi một nền giáo dục nghiêm túc, người trí thức Miền Nam thời ấy thường tìm đến cái riêng, cái tự sáng tạo chứ không bao giờ ăn cắp của người khác làm của mình. Những người có đạo đức thì chẳng thà họ không có gì còn hơn là dùng thứ ăn cắp của người khác. Đấy là đạo đức tối thiểu mà con người có giáo dục nào cũng có chứ không cần phải “học cao hiểu rộng. Giáo dục VNCH một thời đã tạo ra những lớp người như thế, và nền giáo dục đó cũng đã từng tạo ra một xã hội trên nền tảng như vậy, nền tảng mà ngay nay Người Thái lan đang có.
Năm 1975 quân ở phía bắc vào và đánh đổ hoàn toàn di sản của chế độ cũ. Họ tự đặt hành động phá hoại của họ là “giải phóng” cho nhân dân Miền Nam. Để hiểu giá trị của cái gọi là “giải phóng” thì rất đơn giản, hãy nhìn vào xã hội Việt Nam hiện nay thì sẽ biết, nó kém đạo đức hơn và ác hơn với hiện tượng trộm cắp đầy đường, con người không tin nhau và xã hội ngày một bất an.
Giáo dục là cái nôi nặn ra đạo đức xã hội, ấy vậy mà sau 46 năm Miền Nam được “giải phóng” trường Đại học quốc gia TP. HCM lại bể ra một ung nhọt mà bao lâu nay nó tồn tại song hành cũng với nền giáo dục. Đấy là cả hệ thống gồm giảng viên, lãnh đạo trường đại học KHXH & NV thuộc Đại học quốc gia TP. HCM đã xuất bản một tác phẩm ăn cắp có tên "Báo chí và truyền thông - những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại" của tác giả Hoàng Xuân Phương - Vũ Mộng Lân. Thật ra đây chỉ là phần nổi của tảng băng, ai mà không biết nền giáo dục đại học Việt Nam đầy rẫy chuyện sao chép luận văn, mua điểm, mua bằng chứ?
Để con người thò tay ăn cắp trí tuệ người khác thì rõ ràng nền giáo dục XHCN đã không tạo ra sự sáng tạo cho con người, và đồng thời nó cũng không thể giáo dục đạo đức con người được. Một nền giáo dục sau 46 năm với bao nhiêu lần đổi mới nhưng cuối cùng, sản phẩm của nó là những con người thiếu đạo đức và kém sáng tạo.
Để có xã hội tốt thì trước hết phải có nền giáo dục sạch. Khi mà người thầy dám lấy cắp của người khác làm của riêng mình để dạy lại bao thế hệ sinh viên thì làm sao Việt Nam có một xã hội trong sạch cho được? Người trí thức XHCN khó mà có được lòng tự trọng “thà ta không có gì chứ không thèm của ăn cắp” như nền giáo dục khai phóng trước kia đã làm đâu? Tại Việt Nam cứ hễ để xe khuất mặt là mất, cứ cầm điện thoại hớ hênh là bị giật thì điều đó cho thấy nền giáo dục XHCN nó như thế nào rồi?! Phải khẳng định một điều rằng, giáo dục XHCN tạo ra con người trí thức của nó có khi còn thua cả người bình thường của nền giáo dục khai phóng.
Đại họa của giáo dục XHCN xuất hiện là bởi một con người, đấy là Hồ Chí Minh. Một con người nổi tiếng về “nghề đạo văn”. Ông ta ở tù từ năm 1942-1943 mà viết tập thơ “Nhật ký trong tù” lại ghi 29.8-1932-10.9-1933. Ông là người Việt nhưng lại viết thơ bằng tiếng Tàu cho người Việt đọc. Có vô lí không? Có lẽ ông Hồ Chí Minh mà bị Pháp bắt bỏ tù thì chắc ông ta cũng phù phép ra tập thơ tiếng Pháp cho người Việt đọc, hoặc nếu ông ta bị Mỹ bắt bỏ tù thì chắc ông cũng phù phép ra tập thơ Tiếng Anh cho người Việt đọc. Ngoài việc đạo văn của người đương thời, ông ta cũng đạo luôn cả văn chương cổ nhân, trong đó câu “Vì lợi ích mười năm, trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, trồng người” là ví dụ. Với người đạo đức như vậy thì làm sao nền giáo dục với tiêu chí học theo đạo đức ông ta mà tạo nên con người có đạo đức đây? Rất khó!
Để có cái gọi là “giải phóng” ấy, ngoài 3 triệu sinh mạng phải chết vô ích thì di chứng của nó đến nay vẫn còn rất nghiêm trọng. Nền giáo dục XHCN nó loại bỏ yếu tố khai phóng và yếu tố đạo đức và vì thế nó đã tạo ra một xã hội bệnh hoạn và bất an. Di chứng này là không thể khắc phục, ít nhất là 50 năm hậu CS. Nói đến hai từ “giải phóng” của CS nó đáng sợ thế đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét