Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

1512 - Sân golf Phan Thiết – Bài cuối: Câu hỏi còn để ngỏ…


Tiếp theo bài 1 — bài 2 — bài 3 — bài 4 — bài 5 — bài 6
I. Câu hỏi còn để ngỏ…
1. Nội dung, đối tượng thanh tra
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu thanh tra lần thứ hai làm rõ 4 nội dung theobáo Tuổi trẻ và Pháp luật [7.1]:
i) Khi chuyển mục đích sử dụng đất, tỉnh Bình Thuận đã chuyển từ hình thức cho thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để giao cho Rạng Đông có đúng quy định pháp luật đất đai không?
ii) Xem xét nội dung phản ánh về việc xác định giá đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị có phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường và bảo đảm không gây thất thoát tài sản nhà nước không?
iii) Căn cứ pháp luật để tỉnh Bình Thuận không bố trí 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án KĐT du lịch biển Phan Thiết mà giao cho Rạng Đông kinh doanh bất động sản?
iv) Kiểm tra có hay không việc lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Rạng Đông trong Khu du lịch biển Phan Thiết?
Bốn nội dung trên cũng cần thiết, nhưng chưa đủ và đó cũng chỉ là phần ngọn chứ và chưa thể giải quyết được gốc rễ của vấn đề để bảo đảm có công lý cho xã hội. Đó là:
1) Cần phải thanh tra, điều tra dự án Sân golf Phan Thiết có phải là âm mưu của nhóm lợi ích đã thỏa hiệp, được tính toán lên kế hoạch từ trước khi Nguyễn Văn Đông nhận chuyển nhượng Sân golf Phan Thiết.
2) Đối tượng thanh tra chỉ trong phạm vi tỉnh Bình Thuận là chưa đủ, bởi vì có nhiều thủ tục cần phải có ý kiến, quyết định của các cơ quan trực thuộc Chính phủ;
– Nếu tỉnh Bình Thuận tự thực hiện toàn bộ, lạm quyền thì đã vi phạm pháp luật hình sự, cần phải truy tố.
– Nếu tỉnh Bình Thuận có xin ý kiến Chính phủ, các Bộ thì nội dung thanh tra cần phải thực hiện đối với các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ trước để xác định rõ: ai, làm gì? trách nhiệm như thế nào?
3) Mục tiêu dự án Sân golf Phan Thiết là Nguyễn Văn Đông mua đất vàng của nhà nước với giá rẻ không qua đấu giá, về bản chất hoàn toàn không khác Phan Văn Anh Vũ mua nhà đất, công sản ở Đà Nẵng.
Vậy mà Thượng tá Vũ “nhôm” bị truy tố, còn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Đông không chịu trách nhiệm gì là hoàn toàn bất bình đẳng?
4) Cần phải nhìn nhận sự thất thoát tiền của nhà nước là quan chức cố tình để Nguyễn Văn Đông chiếm đoạt tài nguyên đất đai, chứ không phải quan chức tỉnh Bình Thuận thiếu năng lực, trách nhiệm. Và, con số được tính toán ở mức thấp là 6.000 tỷ đồng (xem Bài 5. Phần II.4 tài chính).
5) Về bản chất Nguyễn Văn Đông móc ngoặc hạ thấp giá trị đất để chiếm đoạt hơn 6.000 tỷ đồng từ tài nguyên đất đai Sân golf Phan Thiết, hoàn toàn giống với Phạm Nhật Vũ móc ngoặc, nâng khống giá AVG để chiếm đoạt hơn 7.000 tỷ đồng.
Trong khi cư sĩ Phạm Nhật Vũ phải hoàn trả lại tiền và thi hành án tù, thì “Anh hùng” lao động Nguyễn Văn Đông lại không hề hấn gì, rõ ràng pháp luật không nghiêm.
6) Với con số 6.000 tỷ đồng từ việc đồng lõa rút ruột giá trị tài nguyên đất đai thì ai cũng tính được và chắc chắn Nguyễn Văn Đông không thể chiếm giữ một mình. Vậy thì dòng tiền 6.000 tỷ đồng này đã chảy đến những đâu, dưới hình thức nào, để thu hồi về cho nhà nước như vụ AVG.
7) Nếu xác định lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Rạng Đông trong Khu du lịch biển Phan Thiết.
– Trường hợp chuyển nhượng theo giá thấp: có truy cứu đó là hối lộ, tham nhũng không?
– Trường hợp chuyển nhượng theo giá thị trường: có yêu cầu phải giải trình nguồn gốc tiền mua đất không (lương 10-20 triệu thì làm sao mua đất)?
– Hoặc các trường hợp như: người thân đứng tên; chuyển nhượng xong rồi bán, nhận chuyển nhượng ở chỗ khác, … thì làm gì nhau?
8) Cuối cùng khẳng định luôn là cơ quan Thanh tra Chính phủ sẽ không thể độc lập, không thể khách quan và cũng không đủ thẩm quyền để thanh tra toàn diện dự án (xem thêm phân tích Bài 5. Phần III.3. Thanh tra).
Nói thẳng là: Ủy ban kiểm tra Trung ương vào cuộc mới bảo đảm được tiến trình thanh tra, kiểm tra và điều tra không bị giới hạn bởi phạm vi, đối tượng, quy mô tác động của dự án. Mới bảo đảm: tính nghiêm minh, khả năng răn đe, không có vùng cấm và không có ngoại lệ theo như lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nói.
2. Dự báo kết quả thanh tra
Xuyên suốt toàn bộ 6 bài viết, chúng tôi trình bày về bản chất dự án Sân gol Phan Thiết và sơ bộ chân dung ông chủ của Dự án. Với những quan hệ gắn bó lợi ích mật thiết, hữu cơ của Nguyễn Văn Đông đã thiết lập với các thế lực hiện hữu từ nhiều năm nay, buộc những thế lực này bằng mọi giá phải đồng hành bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại cho ông chủ của “tỉnh Rạng Đông” (xem Bài 3. “Tỉnh Rạng Đông”).
Qua kết luận thanh tra lần thứ nhất theo Báo cáo số 892/BC-TTCP ngày 04/06/2019 về “Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết sang khu đô thị”; cho thấy Thanh tra Chính phủ:
– Chưa làm rõ bản chất thực sự của việc chuyển nhượng quyền sở hữu sân golf;
– Không đi thẳng vào cốt lõi, bản chất các khuất tất trong tiến trình thực hiện dự án;
– Né tránh đề cập đến mối quan hệ cộng sinh giữa Nguyễn Văn Đông là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận và các Sở ngành trong tỉnh.
– Đặc biệt là không làm rõ trách nhiệm cá nhân ở các cơ quan Trung ương. v.v…
Nếu chưa có kết luận thanh tra thì người ta chỉ nghi ngờ…
Sau khi có Báo cáo 892/BC-TTCP thì càng có lý do để khẳng định chính cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng có dính dáng đến băng nhóm Sân gon Phan Thiết từ trước đây, nên bây giờ cố tình bao che, giảm nhẹ tính chất vụ việc, bít thông tin, không minh bạch. Bằng chứng là chính Báo cáo thanh tra 892/BC-TTCP cũng không công khai trên các cổng thông tin của Thanh tra hay Chính phủ (xem lại Phần II.3).
Nên nhớ: dự án Sân golf Phan Thiết là dự án bất động sản của tư nhân, không phải dự án an ninh quốc phòng hay có yếu tố cần giữ bí mật quốc gia. Cho nên việc công khai thông tin là cần thiết đối với một Chính phủ minh bạch, kiến tạo, công nghệ 4.0.
Không đồng tình với kết luận Thanh tra, ông Đinh Trung tiếp tục gửi “Đơn phản biện” ngày 30/09/2019; “Đơn tố cáo và đề nghị (lần thứ hai)” ngày 28/11/2019. Buộc Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phải giao Thanh tra Chính làm việc lần thứ hai.
Quá trình thanh tra lần 1, có khả năng chủ dự án đã dùng lợi nhuận kếch xù bịt những lỗ hổng, đánh bùn sang ao làm loãng ra, kéo dây dưa cho qua Đại hội XIII rồi chìm xuồng. Qua kết luận thanh tra lần thứ nhất, có thể dự báo kết luận thanh tra lần thứ hai như sau:
– Các bên sẽ thỏa hiệp cho Nguyễn Văn Đông “nôn ra” để hoàn trả cho nhà nước số tiền là 1.200-2.000 tỷ đồng và … kết thúc vụ “Sân golf Phan Thiết”.
– Về phía tỉnh Bình Thuận, một số lãnh đạo sẽ phải kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc và hạ cánh an toàn; có thể một vài cán bộ đương chức sẽ bị kỷ luật ở mức độ khiển trách.
– Còn với các cơ quan chính phủ, các bộ ngành thì nhắc nhở rút kinh nghiệm.
Nói chung, với các lợi nhuận từ chính sách, cơ hội và hiệu quả đầu tư; tổng lợi nhuận dự án Sân golf Phan Thiết thực tế hơn 10.000 tỷ đồng, anh hùng “lanh mưu” Nguyễn Văn Đông biết cách phân bổ để tất cả các đồng chí từng gắn bó với “tỉnh Rạng Đông” cùng nắm tay nhau “dung dăng dung dẻ” hát bài “kết đoàn”. Nếu như Thanh tra Chính phủ toàn quyền quyết định!
3. Hệ quả
Dự án Sân golf Phan Thiết để lại nhiều di chứng cho xã hội, giải quyết di chứng này như thế nào sẽ tiếp tục để lại các hệ quả tiếp theo cho thời gian sau nữa.
Thứ nhất. là môi trường đầu tư
Cùng nhau xẻ thịt Sân golf Phan Thiết bán đất nền là sự biến tướng chính sách vĩ mô tác động rất xấu đến niềm tin đầu tư. Từ hơn 6 năm nay đã tạo dư luận rất tiêu cực cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nếu những người lãnh đạo quốc gia giải quyết vụ Sân golf Phan Thiết của “anh hùng” Nguyễn Văn Đông không nghiêm minh, bình đẳng, đúng pháp luật; không công khai, minh bạch thì môi trường đầu tư ở Việt Nam rất khó được cải thiện.
Dù có làm hàng trăm cái TỔ thì cũng chỉ đón những con CÚ VỌ phương bắc đến nằm, còn ĐẠI BÀNG phương tây thì bay đi nơi khác. Không có ĐẠI BÀNG nào dám đặt niềm tin vào môi trường đầu tư đầy bất trắc, ở đó có những kẻ lưu manh được phép tồn tại luôn tìm cách săn đại bàng!
Thứ hai là niềm tin của người dân
Đó là niềm tin của người dân vào thể chế chính trị, vào nhà nước pháp quyền, vào lãnh đạo đất nước. Từng hành vi, chính sách vĩ mô sẽ làm tăng hay giảm lòng tin từ đó làm thịnh vương, suy vong đất nước. Ví dụ: dịch Covid-19, Chính phủ đặt sức khỏe, tính mạng người dân trên lợi ích kinh tế đã được người dân đồng thuận, tin tưởng.
Dự án Sân golf Phan Thiết và vấn đề “Anh hùng” của Nguyễn Văn Đông sẽ được đặt ở đâu trong bối cảnh đảng, nhà nước cần phải lấy lại niềm tin đang suy giảm của người dân.
Những câu hỏi vẫn còn để ngỏ:
1) Tại sao về bản chất là như nhau, nhưng vụ Mobifone mua AVG của Phạm Nhật Vũ bị đưa ra ánh sáng; còn dự án Sân golf Phan Thiết của Phạm Văn Đông lại muốn cho chìm trong bóng tối.
2) Tại sao Phan Văn Anh Vũ mới can thiệp tới chính quyền Đà Nẵng thì bị truy tố, còn Nguyễn Văn Đông lũng đoạn tỉnh Bình Thuận hơn 15 năm trời vẫn bình yên.
3) Tại sao những đại gia, đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga giả mạo lý lịch, làm lợi cho bản thân thì bị truất quyền; còn đại gia, đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Đông vẫn củng cố thế lực đề làm giàu.
4) Tại sao “anh hùng” như Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh cũng bị truy tố trước pháp luật, còn “anh hùng” Nguyễn Văn Đông lại được quyền đàm phán khắc phục hậu quả.
5) Tại sao hơn 15 năm nay, những đơn khiếu nại về việc phong Anh hùng và vào Quốc hội của Nguyễn Văn Đông vẫn không cơ quan nào trả lời thỏa đáng:
i) Nguyễn Văn Đông có giả mạo lý lịch không?
ii) Nếu Nguyễn Văn Đông không giả mạo lý lịch, thì ai, cơ quan nào đã đồng ý để phong Anh hùng và đưa vào Quốc hội một kẻ cơ hội, lưu manh, lừa đảo di truyền?
iii) Nguyễn Văn Đông có xứng đáng là anh hùng, đại biểu nhân dân không? khi bất chấp đạo lý, pháp luật đã chiếm đoạt tài nguyên đất đai, tài sản công dân cho bản thân.
iv) Nguyễn Văn Đông có xứng đáng là anh hùng dân tộc, khi chính ở Mộ Đức:
– Ông, cha của Nguyễn Văn Đông là những kẻ bán nước cầu vinh, xây lăng mộ hoành tráng, còn người hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc từ trước năm 1945 vẫn lặng im trong lòng đất Mẹ, không có được tấm bia, ngôi mộ tử tế.
– Trong khi thanh niên Nguyễn Văn Đông trốn lính để lo cho bản thân, thì bạn bè cùng lứa phải làm nghĩa vụ của người thanh niên với Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, chiến trường Campuchia. Có người thân xác vẫn chưa được về được quê nhà.
v) Nguyễn Văn Đông có xứng đáng là anh hùng lao động của dân tộc không?
– Khởi nghiệp từ tiền của cha mẹ lừa đảo người dân Quảng Ngãi,
– Giàu có từ lợi dụng thế lực để chiếm đoạt tài nguyên của người dân Bình Thuận.
Thứ ba, mất lòng tin là mất tất cả
Dư luận tỉnh Bình Thuận và đơn thư gửi đến cấp cao nhất từ nhiều năm nay về Nguyễn Văn Đông đã điều hành chính quyền tỉnh Bình Thuận, thâu tóm đất đai, cướp đất dân lành; đỉnh điểm là hô biến 62 ha đất công thành đất tư để phân lô bán nền, nhưng không cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra nào trả lời thỏa đáng.
Điều đó càng làm tăng thêm tính xác thực của các thông tin đồn thổi: mẹ chị Trần Nguyệt Thu (vợ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) là mẹ nuôi anh Đông; anh Đông là em kết nghĩa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; chú Đông đỡ đầu cho những đứa con ông Nguyễn Hòa Bình – người anh em đồng hương, hiện là Bí thư trung ương đảng, Chánh án tòa tối cao (nghe đâu chuẩn bị kiêm nhiệm Trưởng ban Nội chính Trung ương) v.v…
Mất lòng tin là mất tất cả. Ông Phúc, bà Ngân, ông Bình nếu chính danh, trong sạch, khách quan thì cần lên tiếng về các thông tin không chính thống nhưng hợp lý này đang tác động xấu đến dư luận và kết quả thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử …!
(Chưa nói đến luồng dư luận là ông Hoàng Trung Hải – gốc Hoa, giới thiệu đối tác từ phương Bắc đến gặp Nguyễn Văn Đông để chuyển nhượng, hợp tác đầu tư các dự án ven biển với hơn 10.000 ha đất của riêng Đông ở tỉnh Bình Thuận).
II. Kết luận
1. Lời tri ân
Để Chính phủ phải cho thanh tra Sân golf Phan Thiết lần hai, có sự đóng góp rất lớn của những người đã âm thầm, kiên trì đeo đuổi vụ việc; họ vượt qua cám dỗ vật chất, chấp nhận sức ép từ nhiều phía, thậm chí là đe dọa của các thế lực ẩn mặt, chúng tôi xin gửi lời tri ân đến họ. Phần này, chúng tôi đưa ra danh tính và điều họ lên tiếng (nguyên văn) của vài người đã công khai; cộng đồng hãy cảm ơn, đồng hành và ủng hộ họ trong giai đoạn tiếp theo.
a) Ông Đinh Trung (hình 7.1) cựu Ủy viên Trung ương, Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận: “Kính xin đề nghị các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và lãnh đạo các ban, ngành chức năng của Trung ương:
1) Xem xét lại nội dung báo cáo và trách nhiệm của đoàn thanh tra do ông Đỗ Duy Phúc làm Trưởng Đoàn trong thời gian tiến hành thanh tra tại Bình Thuận và người ký báo cáo số 892/BC-TTCP ngày 04/6/2019 là Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huấn.
2) Tính lại giá thu tiền sử dụng đất để làm rõ và kết luận việc thất thu lớn Ngân sách nhà nước do việc định giá rẻ mạt tiền sử dụng đất khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

7.1 Ông Đinh Trung. Ảnh: Khải An, Báo Tuổi trẻ và Pháp luật

3) Yêu cầu chủ đầu tư giao lại 20% quỹ đất (7,2 ha) xây dựng nhà ở xã hội trong dự án để tỉnh tổ chức bán đấu giá thu tiền cho quỹ phát triển nhà ở xã hội. Chỉ tính riêng diện tích 7,2 ha này chủ đầu tư đã bỏ túi trên cả ngàn tỷ đồng. Đã làm sai thì phải sửa sai, khắc phục hậu quả, không thể dùng quyền lực để áp đặt, hợp pháp hóa, tiếp tục sai phạm.
4- Đề nghị giao vụ sân golf Phan Thiết chuyển thành Khu đô thị sang Cơ quan Điều tra Bộ Công an để điều tra kết luận dấu hiệu vi phạm pháp luật; xác định có tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” hay không; không giao cho Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Bình Thuận”.
b) Ông Võ Minh Triều (hình 7.2), cựu chiến binh thành phố Phan Thiết
Phó bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng khi tiếp xúc cử tri cho rằng: Dự án Sân golf Phan Thiết được “sự đồng thuận của nhân dân”. Ông Võ Minh Triều đã hỏi thẳng “… Sự đồng thuận của nhân dân là dựa trên cơ sở khoa học nào? Có biên bản cuộc họp tổ dân phố, thôn chưa? Có trưng cầu dân ý không? Chỉ vài 3 người lên sóng truyền hình, báo địa phương rồi nói: Chủ trương cho phép Rạng Đông chuyển đất ở đô thị là SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA NHÂN DÂN… Tôi cho là mị dân?

Hình 7.2: Ông Võ Minh Triều. Nguồn: Facebook

2. Kết thúc chuyên đề
Những người viết chuyên đề Sân golf Phan Thiết này đều là con dân nước Việt, có trách nhiệm với đất nước; không phải “ba que – Cộng hòa”, cũng chẳng phải búa liềm – cộng sản; cờ vàng, cờ đỏ đều tôn trọng như nhau. Vì một Việt Nam hòa bình và phát triển, cùng đấu tranh cho môi trường trong sạch, xã hội minh bạch và nhà nước pháp quyền, bình đẳng.
Chúng tôi cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian xem chuyên mục Sân golf Phan Thiết. Chúng tôi sẵn sàng trả lời, diễn giải cho rõ thêm các nội dung liên quan đến bài viết. Vẫn đồng hành với bà con yêu quý thành phố biển Phan Thiết, Bình Thuận; tiếp tục theo dõi các cơ quan chức năng giải quyết như thế nào. Nếu cần sẽ tiếp tục lên tiếng.
Ghi chú:
[7.1] Dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết – Bài 7: Phó Thủ tướng yêu cầu TTCP rà soát lại việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/du-an-kdt-du-lich-bien-phan-thiet-bai-7-pho-thu-tuong-yeu-cau-ttcp-ra-soat-lai-viec-chuyen-doi-san-golf-phan-thiet-44201.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét