I. Từ sình lầy thành kim cương
Sân golf Phan Thiết với tên gọi chính thức là Sân golf Ocean Dunes, gồm 18 lỗ nằm ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, thuộc tỉnh Bình Thuận. Trước đây, khu vực này là một đầm lầy ven biển, sau đó được cải tạo và xây dựng thành một sân golf lấy tên là Ocean Dunes và ngay cạnh đó là khách sạn nổi tiếng Vĩnh Thủy nhìn ra đại dương, nghe thấy tiếng sóng biển.
Đây là một trong những sân golf đầu tiên ở Việt Nam và nằm trong top những sân golf đẹp nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Sân golf Phan Thiết cấp phép đầu tư năm 1993, đến năm 1997 đi vào kinh doanh, là biểu tượng của hợp tác đầu tư ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ; là dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên của tỉnh Bình Thuận sau khi tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ.
Tháng 6/2009, thành phố Phan Thiết được Thủ tướng công nhận là đô thị loại II; tốc độ đô thị hóa nhanh, trước đó nhiều dự án bất động sản ở vùng ven trung tâm Phan Thiết đã thực hiện và mang lại thành công lớn cho nhà đầu tư.
Từ một làng chài còn đậm chất hoang sơ, phảng phất nền văn hóa Chăm Pa cổ, Phan Thiết thay áo trở thành thủ đô Resort của Việt Nam, là điểm đến lý tưởng của thành phố Hồ Chí Minh, của miền cao nguyên thiếu biển. Lúc này 62 ha Sân golf Phan Thiết tại trung tâm thành phố Phan Thiết trở thành mỏ kim cương, vàng khối trong mắt những nhà đầu tư bất động sản.
Khách đến Phan Thiết tham quan du lịch, ẩm thực, nghỉ dưỡng là chính. Khách chơi gofl vẫn còn hạn chế nên Sân golf Phan Thiết vẫn đang còn kinh doanh thua lỗ.
Năm 2008, sân gofl 18 lỗ Sea Links tại Phan Thiết chính thức đi vào hoạt động, cùng với quần thể Sea Links City, gồm hàng loạt tiện ích bất động sản và dịch vụ kèm theo: Biệt thự với sân vườn, Khách sạn 5 sao nhìn vịnh Mũi Né, Khu căn hộ cao cấp, Nhà hàng, Khu dã ngoại, thám hiểm, … với quy mô hơn 160 ha, của “người anh hùng” Nguyễn Văn Đông đã trực tiếp cạnh tranh làm Sân golf Phan Thiết ngày càng thua lỗ.
Khi nhà nước cấp phép đầu tư Sân golf Sea Links, thì chủ dự án Sân golf Phan Thiết, dư luận và một số cán bộ tỉnh Bình Thuận không đồng tình. Với các lý do: quy hoạch hai sân golf trên cùng một thành phố thuộc tỉnh là không hợp lý, hai sân golf có cách 7km, Sân golf Phan Thiết vẫn đang thua lỗ chưa thu hồi vốn vốn đầu tư,… Tuy nhiên giai đoạn này Nguyễn Văn Đông là chủ đầu tư đầu tư Sân golf Sea Links và cũng là một Anh hùng lao động (2005), làm Đại biểu quốc hội khóa XII tỉnh Bình Thuận (2007-2011) đã “đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân” trực tiếp làm việc với Chính phủ và các Bộ ngành ở Trung ương.
Sau khi hoàn thành quần thể Sea Links City [4.1] thì Sân golf Phan Thiết trở thành một mỏ kim cương, khối vàng thô. Người “anh hùng” Nguyễn Văn Đông suy tính, ấp ủ một kế hoạch làm sao để chiếm quyền khai thác kho tài nguyên này?
II. Những quả đấm thép
Chính phủ nhiệm kỳ trước có những quả đấm thép chấn động dư luận thì người “anh hùng” Nguyễn Văn Đông cũng theo đó cũng có quả đấm thép để tạo ra dư luận. Và “quả đấm thép” của Nguyễn Văn Đông tung ra là “Sân bay Phan Thiết”.
Từ sự thành công Sea Links City, đưa Bình Thuận ngập đầy nắng gió để trở thành thiên đường du lịch, thủ đô resort của Việt Nam, Tập đoàn Rạng Đông quyết định thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư vào dự án Sân bay Phan Thiết. Sea Links City trở thành điểm đến của nhiều quan chức cấp cao ở Trung ương, cùng với quan hệ đã được thiết lập từ khi làm Đại biểu quốc hội khóa XII (2007-2011), Nguyễn Văn Đông trở thành chủ nhà thân thiện tiếp đãi ân cần khách quý với nhiều “tình thương, mến thương”.
Trên website của Tập đoàn Rạng Đông có riêng một chuyên mục ảnh “các vị khách quý tham quan tập đoàn” (đến nay đã gỡ bỏ) là quan chức cấp cao đến thăm, làm việc với Rạng Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là quan chức cấp cao có nhiều hình ảnh chụp với Nguyễn Văn Đông nhất, tuy nhiên đến khi Thủ tướng về “làm người tử tế” thì trên Website của Rạng Đông không thấy còn tấm ảnh nào nữa (!?).
Gia đình Thủ tướng Dũng, nhất là người mẹ đã quá cố, thường ra Phan Thiết nghỉ ngơi ở Sea Links City dài ngày và được Đông nhận làm “mẹ nuôi” (hiện nay mẹ chị Thu ở Quảng Nam cũng được người “anh hùng” nhận làm “mẹ nuôi”).
Đặc biệt là cuộc gặp riêng chỉ có hai người là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và “Anh hùng” Nguyễn Văn Đông vào ngày 19/2/2013 tại phòng President, khách sạn Sealinks do Đông làm chủ. Sau cuộc gặp với lời hứa giúp đỡ của Thủ tướng, Nguyễn Văn Đông càng có quyết tâm thực hiện “quả đấm thép” là dự án đầu tư mạo hiểm với niềm tin “nếu sau này có gì cứ ra gặp trực tiếp Thủ tướng”. Thực tế sau này đúng như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giữ lời.
Ngoài các quan chức Chính phủ, Nguyễn Văn Đông cũng thường xuyên đón tiếp khách của Quốc hội, dù sao Nguyễn Văn Đông cũng là đại biểu quốc hội. Tình cảm ân cần và thân tình đến mức Nguyễn Văn Xuân, em ruột của Nguyễn Văn Đông, khánh thành nhà mới ở mỏ đá Tân Hà, huyện Hàm Tân, Bình Thuận mà cũng được Quý bà Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi quà tặng tân gia.
Còn đối với khách là quan chức cấp cao quê Quảng Ngãi, thì với tình đồng hương được Nguyễn Văn Đông quan tâm đặc biệt như người ruột thịt. Trong số đó có ông Nguyễn Hòa Bình, từ khi còn làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi chuyển qua Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, nay là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
Ông Nguyễn Hòa Bình nhiều lần đưa cả gia đình vào Sea Links City nghỉ ngơi, được Nguyễn Văn Đông đón tiếp hơn anh ruột; con ông Bình được “chú Đông” cử người hướng dẫn chơi golf rất tận tình.
Chính nhờ mối quan hệ với người anh em đồng hương Nguyễn Hòa Bình mà những người khiếu nại về việc chiếm đất hay các tranh chấp dân sự, Nguyễn Văn Đông đều thách thức “cứ ra tòa”.
Người của ba cơ quan hành pháp, tư pháp và cả lập pháp đều có mối quan hệ thân tình, gắn bó mật thiết với Nguyễn Văn Đông, thì việc gì mà làm chẳng được.
III. Dương Đông
“Anh hùng” Nguyễn Văn Đông rất thuộc Tam Quốc Chí, nắm rõ và vận dụng các binh pháp của người Trung Quốc. Phần này đặt tên “dương đông” theo “dương đông, kích tây” là kế sách vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại.
Sau ngày 19/2/2013, cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và “anh hùng” Nguyễn Văn Đông ở khách sạn Sealinks, đến đầu tháng 5/2013 báo chí đưa tin “Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải vừa làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận về quy hoạch sân bay Phan Thiết”. [4.2]
Mặc dù báo chí đưa tin: “Theo kế hoạch, liên doanh Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) và Công ty CP đầu tư bất động sản Thành Đông sẽ đầu tư trên 5.600 tỉ đồng để xây dựng sân bay trong thời gian từ 3-5 năm”, nhưng giới đầu tư tìm hiểu thì biết Công ty Thành Đông chỉ làm bất động sản, còn đằng sau đó là Tập đoàn Rạng Đông cùng nhau hợp tác để đẩy giá đất hàng ngàn hecta xung quanh sân bay lên.
Sáng ngày 05/12/2013, UBND tỉnh Bình Thuận chính thức công bố quy hoạch sân bay Phan Thiết giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tiếp đến là báo chí đưa tin Tập đoàn Rạng Đông đề xuất tham gia đầu tư vào sân bay Phan Thiết.
Hơn một năm sau, ngày 18/01/2015, báo chí đồng loạt đưa tin: Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phát lệnh khởi công xây dựng dự án sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (Bình Thuận)[4.3]. Theo đó “Đây là sân bay lưỡng dụng (phục vụ quân sự và dân sự) do Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng đầu tư hạng mục quân sự theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), Tập đoàn Rạng Đông đầu tư hạng mục hàng không dân dụng bằng hình thức hợp đồng BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao)”. “Anh hùng”, ĐBQH Nguyễn Văn Đông nổi lên vị trí số một trong top đại gia đầu tư sân bay ở Việt Nam (hình 4.2)
Chính thức đầu tư Sân bay Phan Thiết, Anh hùng Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Tập đoàn Rạng Đông sánh danh ngang với Đại tá Phùng Quang Hải (con của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh) là Chủ tịch Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng (hình 4.3) đầy thế lực nổi lên như cồn: Hai nhà đầu tư dự án PPP sân bay đầu tiên Việt Nam.
Tuy nhiên, những nhà phân tích về Rạng Đông nói chuyện với nhau là Nguyễn Văn Đông đang diễn trò. Nhưng với mục đích gì?
Còn lúc đó, một số quan chức tỉnh Bình Thuận còn nói: Rạng Đông chỉ chăm bẳm vào bất động sản thôi; ngay cả đất Trung tâm thương mại đã giao cho Rạng Đông mà Nguyễn Văn Đông cũng trả lại dự án; sau đó tỉnh chuyển Trung tâm thương mại Rạng Đông thành công viên Võ Văn Kiệt hiện nay [4.6].
Vậy Nguyễn Văn Đông vận động, chạy thủ tục và khởi công xây dựng dự án sân bay Phan Thiết với mục đích chính là gì?
IV. Kích Tây
Dự án Sân bay là dự án liên quan an ninh quốc phòng, thuộc thẩm quyền Chính phủ quyết định; Nguyễn Văn Đông thiết lập quan hệ với quan chức cấp cao ở Trung ương là điều bình thường.
Nhiều người nhắc lại chuyện 5 năm trước, “anh hùng” Nguyễn Văn Đông cũng tổ chức “Khởi công xây dựng Bệnh viện quốc tế Chợ Rẫy – Quảng Ngãi”, quy mô lớn nhất khu vực miền Trung Tây nguyên, để rồi sau đó “ngừng triển khai dự án” [4.4] (hình 4.4). Tỉnh Quảng Ngãi bị quả lừa bởi đứa con, mà trước đó quá trình xác minh lý lịch phong anh hùng Đông đã hứa hẹn sẽ đầu tư cho quê hương Quảng Ngãi. [4.5]
Tuy nhiên, theo những người là nhân sự cấp cao của Rạng Đông, người trong gia đình của Nguyễn Văn Đông khẳng định vào giai đoạn đó: Tập đoàn Rạng Đông / Nguyễn Văn Đông không đủ năng lực để thực hiện dự án sân bay. Mục đích chính của Nguyễn Văn Đông là lợi dụng danh nghĩa “dự án sân bay” để tiếp xúc, thỏa hiệp nhằm giảm thiểu rủi ro khi thực hiện dự án “khai thác mỏ kim cương” khác.
1. Giảm thiểu rủi ro pháp lý
Vốn là một Anh hùng, Đại biểu quốc hội, nên Nguyễn Văn Đông hiểu hậu quả pháp lý khôn lường nếu vụ việc không hanh thông.
Cho nên Nguyễn Văn Đông quan hệ với những người của các cơ quan hành pháp như Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng, cơ quan lập pháp là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và cơ quan tư pháp như Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trở thành “người thân” trong nhà.
Còn các cơ quan trong tỉnh Bình Thuận thì đa phần là những người mà nhiều năm nay Nguyễn Văn Đông đã dựng lên và sai khiến được. Thậm chí có những người mà Đông trực tiếp mang quà và đến gặp lãnh đạo cấp cao hơn để “chạy chức” giúp, cũng đã sẵn sàng trả ơn cho Nguyễn Văn Đông.
Nhưng vậy là Nguyễn Văn Đông yên tâm, bởi: Thứ nhất, dự án sẽ thực hiện nhanh “biến thành” sự việc đã rồi. Thứ hai, nếu có dư luận bung ra thì việc lớn sẽ thành việc nhỏ và việc nhỏ sẽ thành không có gì, không truy cứu. Thứ ba, tất cả đều gắn bó lợi ích với nhau.
Vậy là điều kiện cần đã xong, tiếp tục là điều điện đủ để thực hiện.
2. Kế hoạch của “người anh hùng”
Như phần I trình bày, Sân golf Phan Thiết lúc này trở thành một mỏ kim cương, với 620.656m2 đất tại trung tâm của thành phố Phan Thiết, hướng nhìn trực tiếp ra biển Đông, bất kỳ nhà đầu tư bất động sản nào cũng thèm muốn. Tuy nhiên, lúc này nó là đất sân golf – đất thể dục thể thao, cấp cho một dự án đầu tư nước ngoài đến 50 năm, nhà đầu tư Sân gofl Phan Thiết trong tình trạng thua lỗ triền miên, nhưng không đủ sức chạy để chuyển qua đất ở đô thị để kinh doanh bất động sản nhằm giảm lỗ, thu hồi vốn.
Vậy là, Anh hùng Nguyễn Văn Đông ra tay thực hiện kế hoạch “quả đấm thép” thực sự đã được tính toán từ trong một thời gian dài. Gồm các bước:
Bước 1. Cạnh tranh
Như trình bày ở phần I, trong khi Sân golf Phan Thiết đang thua lỗ, thì nhà nước cấp phép đầu tư Sân golf Sea Links cách đó 7km, hoàn toàn không tuân thủ quy hoạch chiến lược, quy luật kinh tế thị trường. Lúc đó Nguyễn Văn Đông là một Anh hùng, Đại biểu quốc hội “đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân” đã “chỉ đạo” tỉnh Bình Thuận thực hiện và trực tiếp làm việc với các cơ quan Trung ương nên được điều chỉnh quy hoạch và cấp phép thuận lợi.
Đến khi Sân golf Sea Links và quần thể Sea Links City[4.1] hoàn thành thì Sân golf Phan Thiết bị cạnh tranh tàn nhẫn – là điều đã thấy trước.
Trong khi Sân golf Phan Thiết lấy doanh thu sân golf là chính thì Sân golf Sea Links chỉ là một dịch vụ hỗ trợ cho Sea Links City. Vì vậy Sân golf Phan Thiết với dịch vụ chơi gofl thì khó phát triển thành viên mới, khách vãng lai ngày khan hiếm, thành viên giảm, chi phí khu trung tâm cao, lỗ dồn lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Bước 2. Thời cơ
Chủ đầu tư Sân golf Phan Thiết nhìn thấy nguy cơ phá sản chỉ là vấn đề thời gian. Muốn chuyển mục đích đầu tư kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, bất động sản cũng không được vì không nằm trong quy hoạch sử dụng dụng đất 10 năm 2010-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2010-2015 của tỉnh Bình Thuận đã được Chính phủ phê duyệt.
Muốn chuyển đổi công năng dự án, cũng không xong, bởi vì bằng các văn bản:
1) Quyết định số 1946/QĐ-TTg, ngày 26/11/2009, thì sân golf Phan Thiết nằm trong quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
2) Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 18/04/2012, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sân golf “… không được sử dụng đất đã cấp cho việc xây dựng sân gôn để xây nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng hoặc sử dụng vào mục đích khác“.
3) Quyết định số 795/QĐ-TTg, ngày 26/05/2014, “Điều chỉnh, bổ sung danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, vẫn giữ sân golf Phan Thiết trong danh mục phát triển đến năm 2020.
Với 3 văn bản do trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký như vậy, thì đố ai dám chống đối để làm ngược lại – tất nhiên chỉ có ngoại lệ là khi chính Thủ tướng cho phép. Còn nói về quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì ngay cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có “giọt nước mắt rơi vào lịch sử” (tra Google) tháng 10/2012, khi đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XI.
Vậy là Chủ đầu tư dự án Sân golf Phan Thiết chỉ có thể chọn: Hoặc tuyên bố phá sản, trả đất thuê hàng năm lại cho nhà nước / Hoặc bán doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bán doanh nghiệp sân golf không phải dễ, bởi vì nhà đầu tư sân gofl khá ít, và cũng không nhà đầu tư nào mua một sân golf đang lỗ để tiếp tục kinh doanh sân golf !
Bước 3. Thâu tóm
Sau cuộc gặp riêng ở khách sạn Sealinks ngày 19/02/2013, cái bắt tay giữa Thủ tướng quyền lực Nguyễn Tấn Dũng và Anh hùng doanh nhân Nguyễn Văn Đông, đã khẳng định niềm tin “nếu sau này có gì cứ ra gặp trực tiếp Thủ tướng”; Thủ tướng sẽ dành cho Nguyễn Văn Đông những ngoại lệ.
Trong các góc khuất nào đó ở thành phố Phan Thiết, đã có những người cộng sản tâm huyết thầm lặng lo lắng cho Bình Thuận, buồn bã gọi là cái “bắt tay ngược giữa ông trùm tham nhũng và đại gia lưu manh” (hình 4.5).
Vậy là Nguyễn Văn Đông xác định là thời cơ đã đến, bí mật tiến hành đàm phán thực hiện thâu tóm Sân golf Phan Thiết.
Về phía ông chủ đầu tư hiện tại của dự án Sân golf Phan Thiết, có người đồng ý nhận chuyển nhượng 100% vốn điều lệ, nhận nợ và các khoản vay; đồng thời hứa sẽ thưởng cho một con số không nhỏ: đối với một doanh nghiệp đang thua lỗ chờ phá sản thì điều đó là … nằm mơ. Vậy là chủ sở hữu của Công ty Golf và câu lạc bộ Golf Phan Thiết chuyển sang Rạng Đông. Người anh hùng Nguyễn Văn Đông đã thâu tóm thành công.
Còn để huy động tiền mặt để mua Sân golf Phan Thiết cũng rất đơn giản. Bởi vì bất kỳ nhà đầu tư nào cũng thấy rõ là: nếu “chạy” được để chuyển Sân golf Phan Thiết sang kinh doanh bất động sản thì là dự án siêu lợi nhuận, nên sẵn sàng góp vốn với Nguyễn Văn Đông. Tuy nhiên, đến khi Dự án được chuyển sang đất ở, không còn chia sẻ rủi ro gì nữa, thì người “anh hùng lanh mưu” Nguyễn Văn Đông đã lật lọng bằng cách đơn phương quyết định trả gấp đôi vốn góp, “đánh bay” họ ra khỏi dự án đã được tính trước, tất nhiên có sự giúp đỡ của đàn em trong các cơ quan nắm quyền lực của tỉnh. (Ghi chú: nội dung này ngoài mục đích của chuyên đề, nên không đề cập nữa – trường hợp bạn đọc yêu cầu thì sẽ có bài viết riêng).
V. Thực hiện kế hoạch
Vậy là kế hoạch lấy sân golf Phan Thiết phân lô bán nền đã thực hiện được một nửa với kế sách “dương đông, kích tây”. Đó là công khai vận động đầu tư dự án BOT sân bay, nhưng âm thầm thâu tóm sân golf đã hoàn thành. Tuy nhiên, còn giai đoạn 2: thực hiện kế hoạch để bán đất thu tiền trong thời gian nhanh nhất, không phải đơn giản.
Giai đoạn tiếp theo là chuỗi những động thái diễn ra cho thấy một “canh bạc” đã được các “tay chơi” dàn xếp trước đó, đến lúc này cần phải “ngửa bài” ra để sớm thu tiền bán đất chia nhau.
Bài viết đã dài, phần này “NGỬA BÀI”, phân tích mối quan hệ: Rạng Đông – Nguyễn Văn Đông, tỉnh Bình Thuận, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và truyền thông – báo chí.
1. Rạng Đông
Ngày 15/11/2013 Sân golf Phan Thiết điều chỉnh lần 4, tỉnh Bình Thuận cho chuyển nhượng vốn và chủ đầu tư mới cho Công ty Cổ phần Rạng Đông. Mặc dù trong Giấy phép chứng nhận đầu tư ghi rõ mục đích là: “Xây dựng và kinh doanh một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế và các công trình phục vụ kèm theo”, người anh hùng chẳng quan tâm, bắt đầu tung ra các thủ tục theo kế hoạch đã tính trước.
Rạng Đông mua Sân golf Phan Thiết mới nửa tháng, đến ngày 02/12/2013 làm văn bản số 810/CV-TH-RĐ đề nghị tỉnh Bình Thuận cho chuyển đổi sang đất ở đô thị: với lý do kinh doanh lỗ.
Ông chủ Rạng Đông đơn phương thông báo đóng cửa sân golf Phan Thiết, chuyển gần 189 hội viên qua Sân golf Sea Links, mặc dù hội viên sẵn sàng hỗ trợ 200.000 USD để duy trì hoạt động. “Người anh hùng” Nguyễn Văn Đông quyết tâm dứt bỏ sân golf và phân lô bán nền bằng được, bởi lợi nhuận bất động sản cao hơn lợi ích của cộng đồng.
2. Tỉnh Bình Thuận
Trong khi Chủ đầu tư trước đó, hơn mười năm trời kinh doanh thua lỗ không thấy tỉnh Bình Thuận nói gì, thậm chí cho làm thêm Sân golf Sea Links. Thì đến khi Nguyễn Văn Đông kinh doanh Sân golf Phan Thiết mới mấy ngày, chưa được một chu kỳ kinh doanh, báo cáo thuế; vừa báo lỗ đề nghị chuyển sang đất ở bán nền, vậy là “cả hệ thống chính trị” của tỉnh vào cuộc ủng hộ Rạng Đông.
UBND tỉnh Bình Thuận có thông báo số 75/TB-UBND ngày 05/03/2014 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý đề nghị của Công ty cổ phần Rạng Đông cho phép Công ty này chuyển đổi mục đích sân golf Phan Thiết sang dự án khu đô thị.
Sau này tỉnh Bình Thuận còn phá luật để thực hiện theo yêu cầu “người anh hùng” với mục đích làm lợi cho Nguyễn Văn Đông rút ruột tài nguyên đất hơn 6.000 tỷ đồng. Chẳng phải quan chức Bình Thuận phục vụ cho “tỉnh Rạng Đông” thì là gì? (xem lại Bài 3).
3. Chính phủ
Còn về phía Trung ương, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã rất biết giữ lời hứa, tất cả các thủ tục liên quan tới các cơ quan thuộc Chính phủ đều được Thủ tướng chỉ đạo xem xét, giải quyết nhanh chóng mà nếu doanh nghiệp bình thường cũng mất vài năm trời. Đó là những thủ tục không phải ai cũng có thể chạy được, để có được một khu đô thị trung tâm quy mô hơn 62 ha. Thậm chí có trường hợp “ỉa vào mồm nhau” như thế này:
– Ngày 23/05/2014, UBND tỉnh Bình Thuận có Tờ trình số 1741/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ, đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Quy hoạch và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang xây dựng khu đô thị.
– Ngày 26/05/2014, theo kế hoạch Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 795/QĐ-TTg [4.7] “Điều chỉnh, bổ sung danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020” vẫn giữ sân golf Phan Thiết trong danh mục dự kiến phát triển đến năm 2020.
– Nhưng đến ngày 28/10/2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành văn bản số 2117/TTg-KTN đồng ý với tỉnh Bình Thuận đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Trong khi nhiều vấn đề như quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chiến lược đô thị, quyền lợi hội viên Sân golf Phan Thiết, … chưa được giải quyết. Ngay chính Văn phòng Chính phủ cũng nhận thấy sự khuất tất của văn bản này, nên “không công khai” (xem bài sau)!
4. Báo chí, truyền thông
Các bất bình thường của dự án Sân golf Phan Thiết trong tiến trình chuyển sang phân lô bán nền: cán bộ lão thành, đảng viên, hưu trí tỉnh Bình Thuận và nhân dân đều biết. Vậy báo chí có biết không?.
Nói thẳng là báo chí đều biết, thậm chí là biết khá rõ.
Bằng chứng: các bạn có thể tra cứu trên Google từ khóa “Sân Golf Phan Thiết” thì thấy năm 2014 hàng loạt các bài báo đưa tin những nghi vấn có nhóm lợi ích, tiêu cực trong việc chuyển sân golf thành đất đô thị, nhưng đến 2015 thì im bặt. Đầu năm 2019, một số ít lác đác các báo thăm dò đưa tin tiếp.
Một ví dụ: tờ nhiều bạn đọc như Tuổi Trẻ, dành một tag về “Sân Golf Phan Thiết”, trong năm 2014 hơn 10 bài viết về “Sân Golf Phan Thiết”, rồi im lặng suốt hơn 4 năm, đến đầu năm 2019 mới tiếp tục.
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả báo chí, với hàng trăm tờ báo đều im lặng trong một khoảng thời gian khá dài. Cỏ vẻ chỉ như chỉ có một ông Tổng biên tập (?).
***
Bài này đã khá dài, chúng tôi sẽ tiếp tục phần V này ở các bài tiếp theo sẽ là “LẬT TẨY” ván bài mang tên “Sân golf Phan Thiết”.
Đón xem bài 5: Người trong cuộc chơi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét