Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

5147 - LỰC LƯỢNG DUY NHẤT ĐƯỢC “PHẠM PHÁP MỘT CÁCH HỢP PHÁP”



Hôm nay ngày 17/11/2020, bài viết “Mỗi tỉnh có từ 3.000-4.000 công an chính quy, có quá nhiều?” trên báo Tiền Phong có nói về lực lượng công an như sau “Liên quan đến bộ máy, đại biểu cho rằng, việc cơ cấu 1,5 triệu người tham gia lực lượng này có vẻ như đang áp dụng cho “tình trạng khẩn cấp” thời chiến, gấp nhiều lần quân thường trực, có cần thiết hay không?”.

Với 1,5 triệu người, số lượng công an của chính quyền này tương đương quân số của quân đội Hoa Kỳ. Mà như ta biết, lực lượng quân đội Hoa Kỳ đủ để rải quân khắp các nơi trên thế giới. Nói như thế để ta thấy cảnh sát ở Việt Nam đông như thế nào? Rất bất thường.
Với dân số khoảng 100 triệu dân thì tính ra mật độ khoảng 1 ngàn 500 cảnh sát cho 100 ngàn dân. Một tỷ lệ rất cao, có thể nói cao vào hàng top đầu của thế giới. Trang World Population Review cho biết 10 quốc gia có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới nhưng không có tên Việt Nam. Đáng chú ý là New Guinea là quốc gia có tỉ lệ tội phạm đứng nhì thế giới nhưng họ chỉ có 65 cảnh sát trong 100 ngàn dân; Nam Phi là quốc gia có tỷ lệ tội phạm cao thứ 3 nhưng họ chỉ có 345 cảnh sát cho 100 ngàn dân; Trinidad and Tobago tỷ lệ tội phạm đứng thứ 6 thế giới nhưng họ chỉ có 481 cảnh sát cho 100 ngàn dân; Brazil quốc gia có tỷ lệ tội phạm đứng thứ 7 thì họ chỉ có 211 cảnh sát trong 100 ngàn dân vv.. Như vậy với 1 ngàn 500 cảnh sát cho 100 ngàn dân thì Việt nam có mật độ cảnh sát vượt rất xa những quốc gia có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Nguyên do nào vậy?
Công an hay cảnh sát trên danh nghĩa là lực lượng chấp pháp, nghĩa là họ nhân danh luật pháp bảo vệ sự bình yên cho người dân. Theo lý mà nói, nơi nào có tỷ lệ tội phạm cao thì nơi đó cần mật độ cảnh sát cao. Thế nhưng thực tế không phải vậy, Việt Nam có tỷ lệ tội phạm không cao nhưng mật độ cảnh sát rất cao. ĐCS biên chế rất nhiều công an là có mục đích. Nếu giả sử như công an CS mà thực hiện đúng chức năng “chấp pháp” thì cao lắm chỉ cần 1/3 số lượng công an như hiện nay là đủ. Vậy còn 2/3 số lượng công an (tức khoảng 1 triệu người) dư ra kia làm nhiệm vụ thừa thãi ư? Đúng! Công an Việt Nam không hẳn là họ “chấp pháp” mà họ còn… phạm pháp. Có thể nói công an Việt Nam là lực lượng duy nhất ở đất nước này có thể “phạm pháp một cách hợp pháp”, tức họ phạm pháp có sự bảo kê của đảng và nhà nước. 3 năm công an giết 226 mạng người khi tạm giam mà không hề bị truy tố người nào thì đó là một dạng “phạm pháp một cách hợp pháp”.
Thực tế, nói đến lực lượng công an CS thì không ai không căm ghét lực lượng này. Công an quá đông nên họ cóp thể giả dạng côn đồ tấn công người bất đồng chính kiến, đây không phải là phạm pháp còn gì? Để làm giàu, công an giành quyền bảo kê cho các dịch vụ phạm pháp như cờ bạc, mại dâm, ma túy vv… đây không hành động phạm pháp là gì? Hành động phạm pháp của công an không phải lúc nào cũng lén lút mà có khi là công khai và đầy thách thức với toàn dân. Vào rạng sáng ngày 09/01/ 2020, lấy lý do “cưỡng chế đất”, chính quyền Hà Nội đã xua khoảng 3.000 cảnh sát cơ động và các lực lượng tại địa phương xông vào nhà dân ở xã Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội giết người rồi mang xác đi phanh thây phi tang vết đạn. Đây rõ ràng là hành động phạm pháp, loại phạm pháp có tổ chức được lên kế hoạch từ trung ương. Và họ đã huy động rất đông công an để làm điều đó. Tại Việt Nam, công an cần phải đông để vừa thực hiện chức chấp pháp vừa thực hiện chức năng phạm pháp theo yêu cầu của đảng.
Nhà nước công an trị là vậy, họ dùng công an làm công cụ đe dọa toàn dân. Chấp pháp thì cần ít người, và nhiệm vụ đe dọa toàn dân thì 1,5 triệu người chưa chắc gì đủ. Gieo rắc sự sợ hãi thường trực trong mỗi người dân để đảm bảo đảng tự tung tự tác là mục đích cai trị của ĐCS xuyên suốt 75 năm qua. Cho nên, họ cần có một lực lượng công an đông đảo là vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét