Cho đến khi nền kinh tế Tàu lớn mạnh đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ thì Mỹ mới giật mình thấy rằng, vị trí trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu của nó là một lá bài lợi hại. Nếu Mỹ muốn đánh Tàu thì hàng loạt doanh nghiệp Mỹ cũng chịu thiệt hại rất lớn. Điều này được ví như Tàu đang giữ “cái bình quý” của Mỹ vậy, Mỹ muốn đập Tàu thì ông Tàu đưa cái bình quý lên đỡ thế là Mỹ phải nhẹ tay.
Chuyện Tổng thống Trump hăm hở đập Tik Tok, nhưng cuối cùng chấp nhận giải pháp chia sẻ cổ phần Tik Tok với người Mỹ để doanh nghiệp Mỹ hưởng lợi, còn quyền kiểm soát Tik Tok thì vẫn năm trong tay người Tàu. Hay việc điều tra thao túng tiền tệ với Tàu cũng vậy, cuối cùng Mỹ và Tàu cũng đi đến thỏa thuận Mỹ rút tên Tàu ra khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. Nói chung Mỹ muốn đập Tàu, nhưng khi thực hiện thì có phần nương nương tay cũng bởi Tàu có “cái bình quý”.
Câu hỏi đặt ra là cái bình quý của Mỹ nằm trong tay Tàu nằm ở đâu? Đó chính là thị trường 1,44 tỷ dân. Nếu Trung Cộng không xây dựng sức tiêu thụ nội địa lớn mạnh thì khối 1,44 tỷ dân của họ cũng chẳng hấp dẫn được gì với các doanh nghiệp đa quốc gia. Thực tế sức tiêu thụ nội địa của Tàu so với Mỹ còn rất xa, nhưng so với những nước đang phát triển thì nó tiến bộ đáng kể. Năm 2019 Tàu xuất khẩu ra thế giới là 2500 tỷ đô trong khi đó GDP của Tàu là 14400 tỷ đô. Tính ra tỷ số xuất khẩu/GDP của Tàu là 17%, trong khi đó tỷ số này của Việt Nam là lên đến 196% (với xuất khẩu là 514 tỷ đô và GDP là 262 tỷ đô). Như vậy nếu tính theo tỷ lệ thì nước Tàu xuất ra thế giới ít hơn Việt Nam rất nhiều. Tại sao như vậy?
Để giải thích cho hiện tượng này thì chúng ta bắt đầu từ chuỗi cung ứng. Chuỗi này đượ phân thành 6 công đoạn gồm: 1-Lập kế hoạch, 2-mua sắm, 3- làm, 4-chuyển, 5- phân phối, 6-bán. Nếu xây dựng được sức tiêu thụ nội địa mạnh các thì thị trường Trung Quốc sẽ nuốt gọn hết 4 đoạn trong chuỗi cung ứng gồm “làm – chuyển –phân phối – bán”. Chuỗi có 6 mắt xích mà thị trường nội địaTrung Cộng nuốt hết 4 mắt xích thì trường hợp này người ta gọi là “hội nhập sâu”. Trong khi đó Việt Nam chỉ muốt đúng 1 mắt xích duy nhất, đó là mắt xích “làm” còn các mắt xích còn lại đều phải do nước ngoài đảm nhiệm. Nguyên nhân chính là do sức mua thị trường nội địa của Việt Nam quá kém nên buộc các FDI phải chuyển 3 mắt xích “chuyển- phân phối – bán” quay trở lại nước ngoài và đó là lý do tại sao xuất khẩu Việt Nam cao so với GDP. Được biết trong 514 tỷ USD xuất khẩu thì hết 70% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là của FDI. Rõ ràng trường hợp hội nhập của Việt Nam là quá cạn nên hàng hóa chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài. Hội nhập cạn có bất lợi rất lớn, đó là nếu có biến động chính trị hoặc kinh tế xảy đến với với Việt Nam thì các FDI sẽ dễ dàng nhổ neo mà không phải đắn đo quá nhiều như các FDI đang đầu tư ở Tàu.
Hôm nay ngày 01/11/2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Cứ luẩn quẩn 'con gà, quả trứng', vuột mất cơ hội”, bài báo có đề cập đến hiện tượng ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn cứ dèo đẹt không thể chen chân hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân thì mỗi bên đổ lỗi một kiểu, các FDI thì chê các doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam sản xuất không đạt tiêu chuẩn của họ, còn các nhà sản xuất linh kiện trong nước thì đổ lỗi là đầu tư quá lớn mà đầu ra thì không đảm bảo. Cuối cùng nó như vòng luẩn quẩn không có hồi kết vì nghe bên nào giải thích cũng có lý và kết quả là, cơ hội phát triển và hội nhập cứ để vuột mất. Vậy nguyên nhân do đâu? Tại sao Tàu hội nhập sâu được mà Việt Nam thì cứ luẩn quẩn dậm chân tại chỗ vậy? Câu trả lời là do sức mua thị trường nội địa quá kém. Mà nhiệm vụ vực dậy sức mua của thị trường nội địa nó thuộc về nhiệm vụ của chính phủ chứ không phải là của doanh nghiệp.
Nếu sức mua thị trường Việt Nam lớn thì doanh nghiệp FDI có thể để các khâu “làm – chuyển – phân phối – bán” ngay tại Việt Nam. Vả lại thị trường Việt Nam có tiêu chuẩn khá thấp nên các FDI có thể chấp nhận linh kiện của doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt nam luôn. Và từ đó sẽ có cửa mở cho các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng. Tàu đã làm được, nhưng Việt Cộng thì mãi loay hoay không giải quyết nổi vấn đề này để rồi cả FDI và những nhà sản xuất linh kiện nội địa cứ mãi đổ lỗi cho nhau mà bế tắc vẫn hoàn bế tắc.
Ngay từ năm 2011, thì Việt nam được biết đến là nước có mức thuế cao nhất Châu Á, và từ đó Việt Nam chưa hề giảm thuế, và thậm chí năm 2017 chính quyền này còn muốn nâng VAT lên thành 12% và bị cả xã hội phản ứng nên họ tạm hoãn chờ có dịp thích hợp rồi tăng. Mà như ta biết thuế nào rồi cuối cùng doanh nghiệp cũng cộng vào giá thành sản phẩm. Thuế cáo kéo theo giá cả hàng hóa cao, mà giá cao thì thị trường bị co hẹp. Có thể nói, nếu thuế đánh không hợp lý nó chính là một phần của nguyên nhân gây ra sức tiêu thụ nội địa giảm. Ấy là chưa nói đến vấn đề tham nhũng gây khó dễ cho doanh nghiệp kéo theo doanh nghiệp ngại đầu tư mở rộng sản xuất. Thực chất, mấu chốt của vấn đề hội sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì vấn đề lớn nhất vẫn là chính sách của chính quyền. Khi chính quyền ra chính sách bóp nghẹt cơ hội thì doanh nghiệp cũng chỉ là nạn nhân. Thế thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét