Đại dịch virus corona làm mối quan hệ Trump-Tập tồi tệ hơn - Reuters
Rõ ràng đây không phải là thời gian thuận lợi cho thế giới và cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Tổng thống Trump nhắc đi nhắc lại cụm từ 'virus Trung Quốc', trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo thì chọn cụm từ 'virus Vũ Hán', điều khiến TQ giận giữ.
Cả tổng thống và ngoại trưởng Mỹ đều chỉ trích Trung Quốc vì những thất bại trong xử lý dịch từ bước đầu. Nhưng người phát ngôn của Trung Quốc bác bỏ mọi ý kiến cho rằng họ không minh bạch về những gì đang diễn ra.
Trong khi đó, mạng xã hội ở Trung Quốc lan truyền những câu chuyện rằng đại dịch được gây ra bởi một chương trình chiến tranh virus của quân đội Hoa Kỳ; tin đồn đã đạt được sự chú ý đáng kể. Các nhà khoa học chứng minh rằng cấu trúc của virus này có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên.
Nhưng đây không chỉ là một cuộc chiến ngôn từ, một cái gì đó sâu sắc hơn đang diễn ra.
Đầu tháng này, khi Mỹ tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới với khách du lịch từ nhiều quốc gia EU, bao gồm cả Ý, chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng họ đang gửi các đội ngũ y tế và thiết bị đến Ý, quốc gia hiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch virus corona. Trung Quốc cũng đã gửi trợ giúp cho Iran và Serbia.
Đó là một thời khắc mang tính biểu tượng. Và đó là một dấu hiệu của cuộc chiến thông tin đang diễn ra ở hậu trường, với Trung Quốc háo hức nổi lên từ cuộc khủng hoảng này với tư cách là một lãnh đạo toàn cầu.
Thật vậy, đó là một trận chiến mà Mỹ - vào lúc này - đang thua cuộc. Và việc Mỹ muộn màng gửi một trạm y tế di động nhỏ của Không quân Hoa Kỳ đến Ý hầu như không làm thay đổi điều này.
Đây là thời điểm mà hệ thống hành chính và chính trị của tất cả các quốc gia đang bị thử thách căng thẳng hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo sẽ bị thử thách hơn hết. Các nhà lãnh đạo hiện nay cuối cùng sẽ được đánh giá bằng cách họ nắm bắt thời điểm này như thế nào; sự rõ ràng trong đối thoại; và việc họ sắp xếp hiệu quả các nguồn lực của đất nước để đối phó với đại dịch.
Đại dịch xảy ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đã đi xuống. Một thỏa thuận thương mại không triệt để không đủ hàn gắn căng thẳng thương mại giữa hai nước. Cả Trung Quốc và Mỹ đang tái vũ trang, công khai chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng trong tương lai ở châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã nổi lên, ít nhất là về mặt khu vực, với tư cách là một siêu cường quân sự theo đúng nghĩa. Và Trung Quốc hiện đang mong muốn vị thế rộng lớn hơn mà họ tin rằng vị thế quốc tế của mình đòi hỏi.
Đại dịch cũng đe dọa đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào một giai đoạn thậm chí còn khó khăn hơn. Điều này có thể có một ý nghĩa quan trọng đối với bản thân cuộc khủng hoảng này và đối với một thế giới mới này sinh từ khủng hoảng. Khi đại dịch qua đi, sự hồi sinh kinh tế của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp xây dựng lại nền kinh tế toàn cầu đang tan vỡ.
Nhưng hiện nay, sự trợ giúp của Trung Quốc là rất cần thiết trong việc chống lại virus corona. Dữ liệu y tế và kinh nghiệm cần phải tiếp tục được chia sẻ. Trung Quốc cũng là nhà sản xuất thiết bị y tế khổng lồ và các mặt hàng dùng một lần như mặt nạ và đồ bảo hộ, rất cần thiết trong điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm bệnh, cũng như các mặt hàng đỏi hỏi số lượng lớn.
Trung Quốc trên nhiều phương diện là xưởng sản xuất y tế của thế giới, có khả năng mở rộng sản xuất theo cách mà ít quốc gia khác có thể. Trung Quốc đang nắm bắt cơ hội, còn theo nhiều nhà chỉ trích của ông Trump thì chính ông là người đang làm vuột mất cơ hội.
Chính quyền Trump ban đầu đã không thừa nhận mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này, coi đây là một cơ hội khác để khẳng định "Nước Mỹ trước tiên" và cái được cho là hệ thống ưu việt của họ. Nhưng những gì đang bị đe dọa bây giờ là vị thế lãnh đạo toàn cầu.
Hai chuyên gia về châu Á, Kurt M Campbell - người từng làm trợ lý bộ trưởng ngoại giao về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Obama - và Rush Doshi, lưu ý trong một bài báo gần đây cho Bộ Ngoại giao Mỹ:
"Vị thế của Hoa Kỳ như một nhà lãnh đạo toàn cầu trong bảy thập kỷ qua đã được xây dựng không chỉ dựa trên sự giàu có và quyền lực mà còn quan trọng, về tính hợp pháp trong quản trị đất nước, cung cấp hàng hóa cho toàn cầu, khả năng và tính sẵn sàng để điều phối và phối hợp một phản ứng toàn cầu đối với khủng hoảng. "
Đại dịch coronavirus, họ nói, "đang thử thách cả ba yếu tố nói trên của lãnh đạo Hoa Kỳ. Cho đến nay, Washington đang thất bại trong thử thách này. Khi Washington chùn bước, Bắc Kinh đang nhanh chóng tiến lên và khéo léo tận dụng cơ hội do những sai lầm của Mỹ tạo ra, lấp đầy khoảng trống để thể hiện mình là lãnh đạo toàn cầu trong ứng phó với đại dịch. "
Điều này rất dễ bị hoài nghi. Nhiều người có thể tự hỏi làm thế nào Trung Quốc có thể tìm kiếm lợi thế vào thời điểm này - Campbell và Doshi gọi đó là "tinh thần Chutzpah " - dựa trên việc đại dịch này dường như đã bắt nguồn tại chính Trung Quốc. Phản ứng ban đầu của Bắc Kinh đối với cuộc khủng hoảng ở Vũ Hán vẫn là bí mật. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc đã sắp xếp các nguồn lực khổng lồ một cách hiệu quả và ấn tượng.
Như Suzanne Nossel, Giám đốc điều hành của tổ chức tự do báo chí PEN America, viết trong một bài báo trên trang web của Foreign Policy:
"Sợ rằng sự chối bỏ và cách quản lý sai lầm thời kỳ đầu đại dịch có thể gây ra bất ổn xã hội, Bắc Kinh hiện đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền trong nước và toàn cầu để thúc đẩy cách tiếp cận hà khắc của mình đối với dịch bệnh, làm nhẹ đi vai trò của mình trong việc gây ra dịch bệnh toàn cầu, và đi ngược lại những nỗ lực của phương Tây, đặc biệt là của Hoa Kỳ.''
Nhiều nhà bình luận phương Tây thấy Trung Quốc trở nên độc đoán và chủ nghĩa dân tộc hơn và sợ rằng những xu hướng này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn do tác động của đại dịch và khiến nền kinh tế bị chậm lại. Nhưng tác động lên vị thế toàn cầu của Washington có thể còn lớn hơn.
Các đồng minh của Mỹ đang lưu ý. Họ có thể không chỉ trích chính quyền Trump một cách công khai, nhưng nhiều nước có sự khác biệt rõ ràng trong thái độ đối với Trung Quốc; tính bảo mật của công nghệ Trung Quốc (vấn đề Huawei nhiều tranh cãi); về Iran và các vấn đề khu vực khác.
Trung Quốc đang sử dụng khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu của mình trong đại dịch để cố gắng thiết lập các thông số cho một mối quan hệ khác trong tương lai - một mối quan hệ mà Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành "sức mạnh quan trọng". Việc Trung Quốc liên kết chống dịch virus corona với các nước láng giềng gần - Nhật Bản và Hàn Quốc - và cung cấp các thiết bị y tế quan trọng cho EU, có thể đang nằm trong xu thế này.
Campbell và Doshi, trong bài báo viết cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đưa ra một so sánh về thất bại của Anh Quốc. Họ nói rằng kế hoạch chiếm kênh đào Suez của Anh thất bại vào năm 1956 "đã làm suy yếu quyền lực của Anh và đánh dấu sự kết thúc của triều đại Vương quốc Anh như một cường quốc toàn cầu".
"Hôm nay," họ nói, "các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ nên nhận ra rằng nếu Hoa Kỳ không vươn lên để đáp ứng thời điểm này, đại dịch corona có thể đánh dấu một 'khoảnh khắc Suez' khác."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét