Khi ông Nguyễn Phú Trọng mới lên làm tổng bí thư thay cho Nông Đức Mạnh ở đại hội 10 năm 2011. Lúc đó vị thế của Trung ương đảng đang lép vế so với chính phủ vì sau bao nhiêu năm Nông Đức Mạnh bất tài để cho Nguyễn Tấn Dũng lấn lướt. Khi mới tiếp quản ghế tổng bí thư, việc đầu tiên là ông Trọng củng cố lực lượng để giành lại vị thế cho văn phòng trung ương đảng.
Chính vì vậy mà Trọng kéo Vương Đình Huệ từ Bộ tài Chính về làm trưởng ban kinh tế, và kéo Nguyễn Bá Thanh đang là bí thư Đà Nẵng về làm trưởng ban nội chính để lập vây cánh.
Để tăng quyền lực cho 2 đứa đàn em, ông Nguyễn Phú Trong quyết định đưa Thanh và Huệ vào Bộ Chính Trị nhân dịp hội nghị trung ương 6 diễn ra vào tháng 5 năm 2013. Tuy nhiên khi đó, phe Trọng gặp cản lực lớn nên Huệ và Thanh bị đánh bật ra khỏi đề cử và thay vào đó là Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân trúng cử, cả 2 đều là người miền nam. Có lẽ vì thế mà Huệ biết rằng, lúc đó chưa phải là lúc để ra mặt mà cần phải ẩn mình chờ thời.
So với Vương Đình Huệ, thì Nguyễn Bá Thanh thích thể hiện hơn, có máu anh hùng và ăn ngay nói thẳng không hề biết ngán ai. Ở Đà Nẵng Thanh là vua, nhưng ra Trung Ương thì Thanh đã nhầm, Vua vẫn là người đứng đầu phủ thủ tướng chứ chưa phải là ông chủ văn phòng trung ương đảng. Trò chơi chính trị là con dao hai lưỡi, nếu đánh giá sai thời cuộc thì sẽ dễ “đổ ruột” như chơi. Nghĩ rằng thời cơ đã chín muồi, Thanh mạnh dạng xung phong lên tuyến đầu đấu với thế lực Ba Dũng. Lúc đó Thanh rất mạnh miệng hô xung phong bằng câu nói mà chẳng ai dám nói lúc bấy giờ “Hốt liền không nói nhiều”. Kết quả là Thanh đã phải... xanh cỏ. Rõ ràng “chữ “Thanh” liền với chữ “xanh” một vần”. Sống dưới chế độ CS mà không biết luồn cúi thì sẽ bị cho “chết đứng như Từ Hải” ngay.
Vương Đình Huệ là con người thâm trầm quan sát kỹ trước khi hành động, biết lựa thời, biết câm mồm ẩn mình, biết chọn chủ mà theo. Với con người như vậy thì khó có chuyện ông ta “phù suy” để tỏ “lòng trung thành” với Trọng được, mà ắt hẳn lúc đó ông ta có thể đã thấy cái thịnh sắp tới của Trọng. Để lật Dũng không dễ, lúc đó Dũng có nhiều tiền hơn Trọng, thực quyền của Dũng cũng mạnh hơn Trọng, vậy làm sao Trọng lật được Dũng? Trừ khi... có trợ lực rất lớn từ bên ngoài. Có lẽ vì thế mà Huệ đã chấp nhận “phù suy” trong thời điểm đó để chờ đến lúc thịnh thì vương vai.
Thực tế là từ ngày mà Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh bị đánh bật ra khỏi đề cử vào Bộ Chính Trị cho đến khi Trọng làm chủ cuộc chơi hoàn toàn thì chưa đầy 3 năm. Đến đại hội 12 năm 2016, Huệ chính thức vào Bộ Chính Trị và nắm ghế phó thủ tướng trong khi đó Nguyễn Bá Thanh đã an giấc ngàn thu. Sau cột mốc đại hội 12 là lúc Huệ vung cánh tung bay. Ngay đầu năm 2020 khi Hoàng Trung Hải bị loại , Huệ đã được đưa về thay thế. Chỉ chưa đầy một năm, Huệ lại nhảy vào tứ trụ. Con đường quan lộ của Huệ giờ phải nói rộng thênh thang.
Huệ và Thanh, hai mẫu người với hai tính cách khác nhau. Kẻ ăn ngay nói thẳng tất bị thiệt, đó là bài học nên tránh cho những ai muốn tồn tại trong thế giới quyền lực của CS, để luồn sâu và leo cao không ai lại làm như Thanh cả. Hệ thống chính trị này nó mặc định như vậy, phải hèn, phải nịnh, phải biết mơn trớn kẻ làm chủ cuộc chơi và quan trọng là phải biết kiên nhẫn chờ thời. Chỉ có những kẻ biết tuân thủ luật chơi đó mới có thể đỏ ngực, còn dám chơi dại chống lại quy luật đó như Nguyễn Bá Thanh thì chỉ có xanh cỏ chứ không có kết cục tốt đẹp. Có lẽ từ bây giờ, trong ĐCS sẽ tồn tại rất nhiều người kém năng lực nhưng biết luồn cúi, nhưng sẽ không còn ai có năng lực mà nghĩ dại như Nguyễn Bá Thanh nữa. CS nó bắt mọi con người của nó phải như thế và từ đó nó hình thành nên một chính quyền khốn nạn không có điểm dừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét