Hội đồng quản trị thuê CEO có năng lực là việc làm rất bình thường, bởi đây là một cách tận dụng nguồn chất xám có chất lượng ngoài xã hội để đưa doanh nghiệp phát triển. Nói rộng ra thì quốc gia cũng cần có cơ chế để tìm kiếm những “CEO” như thế thì đất nước mới có có hội phát triển.
Tuy nhiên trong chính trị nếu trao quyền lực cho người ngoài đảng thì ĐCS sẽ không chấp nhận, vậy nên họ phải luôn bám vào chính sách “hồng hơn chuyên” bao lâu nay như là một giải pháp để duy trì quyền lực cho ĐCS. Thà huy sinh quyền lợi quốc gia chức dứt khoát không hy sinh quyền lợi của đảng.
“Hồng hơn chuyên” là một thành trì không ai có thể phá vỡ. Nguyên tắc đặt quyền lợi ĐCS lên trên quyền lợi quốc gia đã làm cho ĐCS không dám tự tin chọn người tài trong 92 triệu người ngoài đảng. Người CS không thể gột bỏ tính tham lam, ích kỷ bởi vì nó thuộc về đặc tính “di truyền” của đảng. Người CS nhìn các chức vụ trong bộ máy nhà nước họ thấy ngay một miếng bánh ngon chứ họ không bao giờ xem đó là nơi để để họ cống hiến tài năng cho đất nước. Trong nội bộ đảng, người CS còn đánh nhau đến chết để giành ghế thì làm sao họ chia sẻ ghế ấy cho những người ngoài đảng được? Sẽ không bao giờ có chuyện đó.
Với 92 triệu dân thì có thể nói đó là nơi cung cấp nhân tài cho đất nước rất tuyệt vời, sẽ không thiếu người giỏi để quản trị quốc gia tốt. Tuy nhiên ĐCS không muốn dùng những tài năng đó vì sợ họ sẽ làm lu mờ hình ảnh người đảng viên và từ đó vị trí của ĐCS không còn vững nữa. Thà chấp nhận đảng viên phá nát đất nước này còn hơn là để những kẻ ngoài đảng xây dựng đất nước tốt đẹp. Đảng không nhìn ra đó là điều tốt cho đất nước mà đảng chỉ nhìn thấy mối nguy cho mình thôi. Với một bộ máy nhà nước toàn là những cậu ấm cô chiêu có lý lịch đỏ, tự bên trong nó sẽ kéo bè kết cánh tạo nên các nhóm lợi ích như là điều tất yếu. Một bộ máy như vậy tự nó sẽ loại bỏ thành phần ngoài đảng nào nếu lỡ chân bước vào.
Năm 2016, chính quyền CS Sài Gòn phá rào bổ nhiệm tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam – ông Lê Nguyễn Minh Quang làm Trưởng ban quản lý dự án đường sắt đô thị. Một chức vụ ngang bằng với giám đốc sở dành cho người ngoài đảng. Tưởng rằng đây là một tín hiệu tốt, nhưng không, sau 2 năm ông Quang đã phải đệ đơn từ chức vì không thể sống nổi trong môi trường làm việc này. Ở đây cho thấy, bộ máy chính quyền CS nó là nơi không thể dung nạp những nhà kỹ trị có năng lực, có tâm, có tầm. Nếu muốn tồn tại trong bộ máy ĐCS, những người ấy hoặc tự ra khỏi bộ máy hoặc phải vứt bỏ những giá trị sẵn có để tiếp thu những thủ đoạn, những thói gian manh của người CS. Bộ máy chính quyền CS nếu muốn dung nạp được những tài năng ngoại đảng, thì tự đảng phải thay đổi còn buộc những tài năng đó thay đổi thì bản thân họ đã đánh mất mình và biến thành kẻ phá hoại đất nước như những người CS khác mà thôi.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh đã nhìn ra rào cản này của ĐCS. Vì vậy ông đã có đề nghị với Nguyễn Văn Linh có chính sách cởi mở hơn, cần phải mời những người ngoài đảng vào tham gia quản trị đất nước. Tuy nhiên lời đề nghị này đã bị từ chối. Năm 1999, trong một lần trả lời với Reuters, tiến sĩ Oánh đã cho biết, việc cải cách đã gặp bế tắc. Lúc đó lời nói này chỉ mang tính tiên đoán, nhưng cho đến hôm nay nó đã trở thành sự thật. Như mọi người thấy, năm 2006 tại đại hội IX, ĐCS đề ra mục tiêu “năm 2020 Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp phát triển”. Và kết quả thì sao? Mặc dù năm nào đảng cũng nói “Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu mà đảng đề ra”, thế nhưng cộng toàn bộ những năm “hoàn thành suất sắc chỉ tiêu” ấy là Việt Nam đã phải đắng cay thừa nhận mục tiêu năm 2020 thất bại.
Nền móng tạo nên sự vững vàng cho ngôi nhà. Nếu xây nhà đẹp trên một nền móng yếu, tất căn nhà đó sẽ nhanh xuống cấp và sớm đổ nát. Tương tự vậy, thể chế chính trị là nền tảng xây dựng nên nền kinh tế đất nước. Với bộ máy bảo thủ cố hữu như hiện nay của ĐCS thì sẽ không có một chính sách kinh tế nào có thể đưa đất nước này bứt phá được. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng lập nên tổ tư vấn, nhưng chính phủ do ông ta lèo lái đã bức phá được gì? Chính vì vậy, những nghiên cứu về các chính sách tế của ông PHạm Minh Chính về bản chất nó cũng sẽ chẳng tạo nên được bước đột phá nào cho đất nước cả, vì đơn giản nó đang xây dựng nên nền chính trị vừa thối nát vừa bảo thủ.
Khi nào ĐCS còn xem “cải cách chính trị” là cấm kỵ, thì khi đó nỗ lực đưa kinh tế đất nước bức phá lên là điều không thể. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh đã khẳng định rồi, và thực tế đã chứng minh lời nói của ông là đúng rồi, nếu các nhà nghiên cứu đời sau cứ cố né tránh cụm từ “cải cách chính trị” thì các nghiên cứu đó cũng sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì nhiều. Đừng tin vào các nghiên cứu kinh tế khi mà thể chế chính trị vẫn không gì đổi thay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét