Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

4240 - Điều gì xảy đến tiếp theo cho Trump - Chủ nghĩa Trump?

  • Anthony Zurcher
  • Phóng viên Bắc Mỹ
Graphic showing Donald Trump and Melania Trump

Donald Trump đã lên chiếc không lực Air Force One lần cuối cùng vào thứ Tư với một cái vẫy tay chào. Khi bài hát My Way của Frank Sinatra vang lên trên các loa phóng thanh tại Joint Base Andrews, Trump, người sắp sửa thành cựu tổng thống đã rời đi để đến nơi ở mới của mình ở Florida.

Dù ông chỉ vừa mới hoàn tất lời hứa hẹn với một nhóm nhỏ những người ủng hộ rằng ông sẽ trở lại "dưới một hình thức nào đó", tương lai của Trump - và phong trào chính trị mà ông lèo lái để giành chiến thắng vào năm 2016 - khá mù mờ.

Chỉ hai tháng trước, ông dường như chễm chệ trở thành thế thế lực quyền thế nhất trong chính trường Mỹ ngay cả sau thất bại vào tháng 11. Theo các cuộc thăm dò dư luận, ông vẫn được các đảng viên Cộng hòa yêu quý, được các chính trị gia của đảng phái kính sợ và coi trọng và được gần một nửa người Mỹ đánh giá tích cực.

Sau đó, Trump đã bỏ ra hai tháng trời truyền bá những cáo buộc không có cơ sở về gian lận bầu cử, gây thù chuốc oán với các quan chức ở các bang chiến trường, thất bại trong cuộc vận động cho hai thượng nghị sĩ đương nhiệm của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử ở Georgia và kích động đám đông ủng hộ viên của ông trở thành những kẻ tấn công vào Điện Capitol của Mỹ.

Ông bị luận tội (một lần nữa) trong cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng tại Hạ viện và có thể, nếu bị kết tội tại Thượng viện, ông sẽ bị cấm vĩnh viễn việc chạy đua cho chức vụ trong chính quyền.

Trong sự nghiệp chính trị kéo dài 5 năm của mình, Trump đã bứt ra khỏi tình thế chính trị cam go vốn có thể nhấn chìm hầu hết những kẻ khác. Ông ta đã bị tuyên bố "chết" nhiều lần hơn cả Freddy Krueger. Nhưng ông ta không bao giờ chìm; một chiếc tàu ngầm trong thế giới thuyền chèo.

Cho đến bây giờ.

Bị tước bỏ quyền lực tổng thống và bị mạng xã hội bịt miệng, ông Trump đối mặt với những thách thức kinh khiếp, cả về pháp lý lẫn tài chính. Ông ta có thể mưu tính cho việc tái xuất chính trường thành công? Liệu những tháng ngày xa lánh quyền lực ở Mar-a-Lago có là Elba hay St Helena của ông ta? Và hàng triệu người Mỹ đã ủng hộ ông ta sẽ quay sang ủng hộ ai?

Một cát cứ Maga vững chắc

Trong những ngày sau cuộc bạo động ở Điện Capitol của Mỹ, đánh giá tổng thể về sự tán thành của công chúng dành cho Trump đã giảm xuống giữa chỉ số 30 - mức thấp nhất trong toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thoạt tiên, những con số sẽ cho thấy tiền đồ chính trị trong tương lai của ông ta đã nguy khốn.

Trump speaks before boarding Air Force One for the last time
GETTY IMAGES

Tuy nhiên, phân tích sâu xa hơn sẽ vẽ nên một bức tranh đỡ tàn khốc hơn cho cựu tổng thống. Trong khi các đảng viên Dân chủ, đảng viên độc lập và một số đảng viên Cộng hòa ôn hòa đang chống lại ông, cát cứ đảng Cộng hòa trong tay ông dường như vẫn bất di bất dịch.

Clifford Young, chủ tịch phụ trách các vấn đề công chúng của Mỹ tại Ipsos nói: "Tôi không nghĩ những gì chúng ta đang thấy gợi lên rằng ông ấy mất đi sự tương thích và cộng hưởng chính trị. "Bất cứ ai nói điều đó chỉ đang đùa cợt với chính mình. Ông ấy có một cát cứ đáng kể."

Nhiều ủng hộ viên của Trump hoàn toàn tin vào sự quả quyết của Trump rằng cuộc bầu cử đã bị đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đánh cắp khỏi ông ở quy mô trên nhiều tiểu bang. Họ đã nhìn thấy bài báo trên các phương tiện truyền thông bảo thủ nói cuộc tấn công vào Điện Capitol là do những người cánh tả chống phát xít giật dây và bác bỏ những bằng chứng có sức nặng hơn vốn là cơ sở cho việc bắt giữ nhiều kẻ chiến đấu thuộc cánh hữu và các nhà hoạt động ủng hộ Trump.

Gary Keiffer là một cựu đảng viên Đảng Dân chủ 67 tuổi từ Beckley, Tây Virginia, ông đã bỏ phiếu cho Trump vào năm 2016 và 2020. Ông nói rằng cựu tổng thống đã đúng khi đặt ra các nghi vấn về cuộc bầu cử, ông nghi ngờ các nhà hoạt động cánh tả là kẻ đứng sau cuộc tấn công Điện Capitol, ông vẫn toàn tâm toàn ý ủng hộ cựu tổng thống và ông hy vọng Trump sẽ tái tranh cử sau 4 năm nữa.

Keiffer nói: "Ông ấy đã làm biết bao điều cho đất nước chúng tôi. Tôi chưa bao giờ thấy một vị tổng thống nào làm được nhiều như ông ấy đã làm và rồi lại thua một cuộc tái tranh cử - và ông ấy đã không thất bại trong cuộc bầu cử."

Trump có thể gặp phải rất nhiều vấn đề, nhưng lòng trung thành của cát cứ mà ông xây dựng - những người dân ở những cuộc mít tính và mua cờ cùng biển ngữ Maga - không nằm trong số đó.

Đảng phái chia rẽ

Donald Trump tranh cử tổng thống với tư cách là một kẻ ngoại đạo đã thách thức Đảng Cộng hòa. Các nhà lãnh đạo đảng và các đối thủ cạnh tranh sự đề cử trong đảng cũng là một phần của thứ mà ông gọi một cách đầy nhạo báng "đầm lầy" như đảng Dân chủ.

Với chiến thắng của mình, ông trở thành nền tảng của Đảng cộng hòa và gần như cả trường hợp ngoan cố nhất - các người theo Trump sau rốt đã phục tùng ý chí của ông ta.

Theo Liam Donovan, một nhà vận động hành lang của đảng Cộng hòa và cựu chiến lược gia chiến dịch ở Thượng viện nói họ đã khuất phục, bởi vì đó là thế mà đảng đã đặt họ vào. Trump đã dàn xếp nhân sự hàng đầu của đảng, như Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa Ronna McDaniel. Ở cấp tiểu bang và địa phương, các quan chức đảng Cộng hòa là những môn đồ chân chính của Trump.

Donovan nói: "Các lãnh đạo đảng ở tiểu bang là nhà hoạt động, không phải là những người nổi bật hàng đầu. Những thành viên bình thường lại là những nhân vật chủ chốt của đảng Cộng hào là ủng hộ Trump cứng cựa. Ông ta hoàn toàn có thể cải đổi họ."

Khi các vụ việc gây tranh cãi nổ ra - bạo lực sau cuộc tuần hành theo chủ nghĩa dân tộc của người da trắng ở Virginia, các đoạn ghi âm trẻ em nhập cư khóc than vì chính sách chia cắt gia đình của chính quyền, việc sử dụng hơi cay và vũ lực đối với những người biểu tình Black Lives Matter gần Nhà Trắng, bản luận tội về việc gây sức ép với tổng thống Ukraine để giúp đỡ về mặt chính trị và bất kỳ tweet nào không đúng mực - phản ứng kiểu mẫu của các chính trị gia đảng Cộng hòa là ngồi sộp xuống và chờ cơn bão qua đi.

Tuy nhiên, những tuần cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, những rạn nứt đã bắt đầu hiển lộ.

President Donald Trump speaks with Senate Majority Leader Mitch McConnell (left)
GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Donald Trump nói chuyện với Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Thượng viện Mitch McConnell (trái)

Trước khi một đám đông ủng hộ Trump tấn chiếm Điện Capitol của Mỹ vào ngày 6 tháng 1, Lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện lúc đó là Mitch McConnell đã cảnh báo những công sức của tổng thống nhằm gây suy giảm niềm tin vào kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 có nguy cơ đưa nền dân chủ Mỹ vào "vòng xoáy tử thần". Sau vụ bạo lực, các phụ tá của ông McConnell nói ông "hài lòng" với việc Hạ viện ra tay để luận tội tổng thống vì đã kích động cuộc nổi loạn - một cuộc bỏ phiếu mà 10 thành viên đảng Cộng hòa, có cả một người nằm trong dàn lãnh đạo đảng Cộng hòa, đã chia rẽ với đảng để ủng hộ việc luận tội.

Đầu tuần này, McConnell đã đưa ra những bình luận trực tiếp nhất về cuộc bạo động, nói rằng đám đông đã bị Trump và những người quyền thế khác "mớm những điều dối trá" và "kích động".

Các động thái của McConnell là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy ít nhất một số đảng viên Cộng hòa đang tìm cách phân định rạch ròi giữa đảng của họ và Trump.

Tuy nhiên, những người khác - chẳng hạn như 138 đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện, những người đã bỏ phiếu để thách thức kết quả của cuộc bỏ phiếu tổng thống của bang Pennsylvania sau cuộc bạo động ở Đồi Capitol hoặc 197 người đã bỏ phiếu chống lại việc luận tội Trump - lại vẫn gắn bó với cựu tổng thống.

"Tổng thống Trump vẫn là lãnh tụ của Đảng Cộng hòa và phong trào 'Nước Mỹ trên hết' ", Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Matt Gaetz ở Florida, người một lòng trung thành ủng hộ Trump, đã tweet hôm thứ Năm.

Donovan nói, nếu có gì, thì các đảng viên Cộng hòa ở Hạ viện phản ánh tốt hơn trọng tâm của đảng vì không như Thượng viện, họ phải ứng cử hai năm một lần. Nếu McConnell và lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng hòa muốn đoạn tuyệt với Trump, điều đó có thể khiến đảng tan rã.

Cuộc nổi dậy của các công ty

Trong nhiều thập kỷ, đảng Cộng hòa đã vận hành như một sự kết hợp giữa những người bảo thủ xã hội và lợi ích doanh nghiệp. Nhóm thứ hai cần đảng Cộng hòa ủng hộ việc giảm thuế và giảm những quy định, đồng thời bao dung với sự ủng hộ của nhóm đầu đối với lệnh cấm phá thai, các sáng kiến về ​​tự do tôn giáo, quyền sử dụng súng và các vấn đề về chính trị nổi cộm khác.

Nhiệm kỳ tổng thống của Trump, và những nỗ lực của ông nhằm mở rộng liên minh đảng Cộng hòa để thu hút cả những người da trắng thuộc tầng lớp lao động thông qua các chính sách chống nhập cư và chống mậu dịch, đã tạo ra áp lực lên đồng minh này. Vào năm 2018, người sống ở vùng ngoại ô - những người làm việc và điều hành các doanh nghiệp mà ủng hộ Đảng Cộng hòa - có xu hướng nghiêng về phe Dân chủ.

Và rồi, sau cuộc bạo động ở Đồi Capitol, tức nước vỡ bờ. Một loạt các công ty lớn - bao gồm Walmart, JPMorganChase, AT&T, Comcast và Amazon - đã thông báo rằng họ sẽ tạm ngừng các khoản đóng góp chính trị cho đảng hoặc các chính trị gia Đảng Cộng hòa cụ thể đã cổ súy cho những thách thức của Trump đối với kết quả bầu cử tổng thống.

Presentational grey line

Donovan nói, các doanh nghiệp lớn có thể trở lại nhịp điệu hoạt động thông thường một khi mặt hồ chính trị tĩnh lặng, hoặc có thể quyết định rằng lợi ích của họ không còn phù hợp một cách rõ nét với đảng Cộng hòa đối với Trump.

Donovan nói: "Điều này đã tích tụ thời gian dài. "Chúng ta đã vượt qua thời điểm mà doanh nghiệp sẽ dành sự độc quyền cho các đảng viên Cộng hòa."

Các khoản đóng góp của các doanh nghiệp chỉ là một phần quỹ của đảng Cộng hòa, nhưng tốc độ và mức độ nghiêm trọng của sự dịch chuyển này khiến nhiều người bảo thủ kinh ngạc. Và những động thái mới nhất có thể kích động các nỗ lực nhiều hơn nữa bởi các nhà lãnh đạo đảng - những người quan tâm đến tiền và nguồn tiền - sẽ bác bỏ các chính sách của Trump và kiểu cách chính trị của ông ta.

Cuộc sống không Trump

Tất nhiên, có khả năng Trump - bất chấp tất cả những cam đoan và hứa hẹn của ông - sẽ biến mất khỏi chính trường. Cuộc thảo luận về các đảng chính trị mới, đế chế truyền thông mới và các chiến dịch tranh cử tổng thống mới có thể lắng dần xuống.

Hoặc, có lẽ ít nhất 17 thành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện có thể bắt tay với 50 đảng viên Dân chủ để kết tội cựu tổng thống về các cáo buộc tội kích động nổi loạn, làm cho ông tuyệt đường tái tranh cử. Một kết cục như vậy không nằm ngoài những gì có khả năng xảy ra.

Ngay cả khi sống sót sau cuộc luận tội, Trump phải đối mặt với một số thách thức pháp lý rất thiết thực. Các công tố viên New York đang điều tra các khoản thanh toán của ông ta cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels. Georgia đang xem xét cuộc điện thoại của ông nhằm gây sức ép với Ngoại trưởng Brad Raffensperger để "tìm phiếu bầu" cho cuộc bầu cử tháng 11. Và các công tố viên liên bang có thể xét đến lời nói lẫn hành động của ông trước khi xảy ra vụ tấn công vào Điện Capitol.

Ông cũng sẽ phải dốc toàn lực để giữ cho đế chế kinh doanh của mình tiếp tục vận hành, vì nó phải đối mặt với doanh thu sụt giảm do đại dịch virus corona cùng với một thương hiệu mà danh tiếng bị hoen ố. Công ty của Trump đang nợ hàng trăm nghìn đôla các khoản vay sẽ đến kì hạn trong vài năm tới đây và Deutsche Bank, bên cho vay đáng tin cậy nhất của ông, gần đây đã bỏ rơi ông.

Trump International hotel in DC
GETTY IMAGES

Nói cách khác, một sự phục hưng về mặt chính trị có thể là một ưu tiên yếu thế trong những ngày tháng tới. Tại thời điểm đó, Trump, người đàn ông, sẽ tách rời chủ nghĩa Trump như một sự biến động.

Lauren Wright, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Princeton nói: "Tôi nghĩ điều đó sẽ khiến ông ta trở thành một người nổi danh và tinh hoa với những ý kiến ​​về chính trị".

Bà nói thêm rằng có thể rất khó để một đảng viên Cộng hòa khác khoác lên chiếc áo bào chính trị của ông và tiếp tục nó.

"Tôi nghĩ điều khiến Trump trở nên khác biệt không phải là thông điệp về mặt chính sách, mà là cách nó được đóng gói, và điều đó đến từ một bộ kỹ năng của giới giải trí và từ nền tảng kinh doanh", bà nói. "Một chính trị gia truyền thống không thể nào làm được theo cách tương tự."

Để Chủ nghĩa Trump thắng lợi, đảng Cộng hòa sẽ phải tìm một nhân vật có tiếng khác - hoặc quay trở lại các giá trị truyền thống của đảng Cộng hòa như các ứng cử viên trước đó: Mitt Romney và John McCain.

Donovan không chắc rằng đảng Cộng hòa có thể - hoặc thậm chí sẽ muốn - quay trở lại kiểu cũ.

Ông nói: "Những gì mà Trump đã chứng minh là làm một kẻ nô lệ cho bất cứ chủ thuyết bảo thủ nào là không cần thiết hoặc thậm chí nhất thiết là có lợi".

Trump speaks at rally
GETTY IMAGES

Trump đã chống lại tự do thương mại, nhập cư mở và một chính sách đối ngoại xông xáo, và là một nhà chỉ trích nhiệt thành việc cắt giảm An sinh xã hội. Các chính trị gia khác thuộc đảng Cộng hòa có thể phân xử Trump đã chứng minh rằng sự phi chính thống không phải quá rủi ro.

"Rất nhiều người đang thử chơi trò với những thứ khác nhau mà Trump đã thực hiện," ông ấy nói, "nhưng tôi không nghĩ rằng có biết được."

Tuy nhiên, họ có thể không cần phải hiểu ra. Ngay cả sau tất cả các sự kiện những ngày gần đây, Donald Trump có thể vẫn chưa xong đời.

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-55777922

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét