Bẫy thu nhập trung bình xảy ra với quốc gia khi thu nhập bình quân đầu người rơi vào khoảng từ 12 đến 14 ngàn đô. Nguyên nhân là do nền kinh tế gặp cản lực ở ngay cột mốc đấy. Cản lực ấy gồm có: bộ máy quản lý nhà nước không còn phù hợp nữa, các lợi thế về nhân công giá rẻ không còn nữa, dân số bắt đầu già đi vv... Nếu không đổi thể chế, thì đất nước sẽ bị mắc kẹt.
Từ khi mở cửa đến nay đã 35 năm, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đang sống nhờ nguồn vốn do đầu tư nước ngoài - FDI. Được biết, từ nhiều năm nay, xuất khẩu của Việt Nam hết 70% là do FDI và chưa có sự chuyển biến nào khá hơn. Nhìn vào nền kinh tế qua nhiều năm, nếu mà tỷ lệ xuất khẩu của FDI giảm dần và tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa tăng dần thì đó mới là kinh tế lớn mạnh thực sự về chất. Đã lâu nay nền kinh tế Việt Nam chỉ bám theo lượng chứ thực sự nó chưa tăng về chất. Khi doanh nghiệp trong nước vẫn không thể thay đổi cán cán nền kinh tế nghiêng dần về phía mình so với các FDI, thì khi đó doanh nghiệp nội địa còn yếu so với họ nhiều lắm.
Khi người dân Việt Nam có thu nhập tầm 10 ngàn đô/người thì lúc đó lợi thế nhân công giá rẻ không còn nữa, nhiều doanh nghiệp FDI sẽ tính đường rút đi tìm thị trường thay thế. Nếu lúc đó nền kinh tế còn dựa vào 70% FDI thì khi nó rút, nền kinh tế Việt Nam như cái bàn 4 chân bị cắt đi 3 chân trụ và ngã nhào. Và như thế thì nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể nào vượt qua bẫy nổi.
Để vượt bẫy, phải bắt đầu từ cải cách thể chế trước. Cải cách thể chế hiệu quả sẽ tinh giảm thủ tục rườm rà, giảm tham nhũng. Cải cách thể chế để giáo dục được cởi trói và từ đó nó đào tạo ra nguồn chất xám có chất lượng nhằm chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tri thức để tiếp nhận công nghệ. Thay đổi thể chế để nhà nước thực hiện tốt những chính sách quản lí kinh tế hiẹu quả tựa như những nước phát triển và chỉ có thế thì doanh nghiệp nội địa lớn mạnh và họ sẽ tiếp nhận công nghệ hoặc mua lại những doanh nghiệp FDI vv... Làm như như vậy có nghĩa là nhà nước xóa rào cản để nền kinh tế có thể bị để vượt bẫy.
Để nền kinh tế vượt bẫy thu nhập trung bình thì quốc gia đó phải làm tốt 2 điều: Thứ nhất, là đầu tư công nghệ mạnh. Việc này nó đóng vai trò tạo đà. Nó hính là điều kiện cần; Thứ nhì, đó là phá bỏ rào cản thể chế để nề kinh tế khỏi phải “đâm vào núi đá” mà ngã nhào. Đây là diều kiện đủ. Nếu làm tốt điều kiện cần thì nền kinh tế có đầu tàu đủ mạnh để kéo nó vượt chướng ngại, còn nếu làm tốt điều kiện đủ chính là bạt núi cho con tàu băng qua khỏi thế giới thứ ba tiến vào thế giới những quốc gia tiến bộ. Như vậy cả điều kiện cần lẫn điều kiện đủ đều không thể thiếu trong bài toán hóa giải bẫy thu nhập trung bình được.
Hiện nay tại Trung Cộng, người ta đã đầu tư rất mạnh vào công nghệ và đã gặt hái được thành quả. Các tập đoàn công nghệ của họ đã lớn mạnh và cạnh tranh ngang ngửa với các ông lớn công nghệ Mỹ. Đó là họ đã thành công giải điều kiện cần của bài toán. Còn điều kiện đủ thì sao? Theo quan sát gần đây cho thấy, nước Tàu đang vướng thể chế. Cụ thể là ông trùm công nghệ Tàu Jack Ma đã than phiền thể chế của Trung Cộng kìm hãm sự phát triển của các công ty công nghệ của ông. Và chính những lời than phiền đó mà ông đang bị Bắc Kinh gây khó khi Ant Group của ông phát hành cổ phiếu đầu tiên ra thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông. Đây là dấu hiệu cho thấy, Tập Cận Bình chưa giải tốt điều kiện đủ.
Nói về chương trình cải cách của CS Việt Nam thì năm 1999, ông Nguyễn Xuân Oánh có nói với Reuters rằng “chương trình đổi mới kinh tế đã gặp bế tắc” và ông khuyên ĐCS nên dành cho những người không phải là đảng viên những chức vụ cao cấp trong nước. Tuy nhiên như thực tế cho thấy, vì sợ mất quyền lợi trong bánh quyền lực lẫn bánh kinh tế mà ĐCS không thể chấp nhận kiến nghị này. Như vậy, nói về điều kiện đủ để vượt bẫy thu nhập trung bình thì ĐCS đã nhất quyết không thực hiện. Như vậy là thấy trước thất bại từ rất xa.
Vào ngày 9/1/2021 trên báo Vietnam Finance có dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc rằng “Nếu không đầu tư cho khoa học công nghệ, chúng ta sẽ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình”. Vâng! Ông Phúc nói đúng, nhưng khổ nỗi ông nói đúng có một nửa. Để vượt bẫy thu nhập trung bình ông chỉ chú tâm tới điều kiện cần để nổ trước toàn dân mà bỏ đi điều kiện đủ là phải cải cách thể chế. Sự bảo thủ của ĐCS Việt Nam chắc chắn sẽ dìm đất nước này mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình chứ không thể nào vượt nổi. Quan thầy Tàu Cộng của họ còn chưa chắc gì vượt được nói gì đến kẻ học lỏm đây? Vượt bẫy thu nhập trung bình, chỉ là cái bánh vẽ thôi chứ thực tế ĐCS Việt Nam không bao giờ thực hiện thực, chắc chắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét