Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

5192 - Nguồn gốc sâu xa của chiến lược 'gian lận cử tri' của Trump

 By Marianna Spring

  • Phóng viên Thông tin sai lệch
Supporters of the president hold a post-election 'Stop The Steal' protest in Atlanta
GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người ủng hộ tổng thống tổ chức cuộc biểu tình 'Stop The Steal' sau bầu cử ở Atlanta

Tổng thống Trump cáo buộc "gian lận" ngay cả khi phiếu bầu vẫn đang được kiểm - đỉnh cao của một chiến lược đã được thực hiện ít nhất vài tháng trước đó. Vào một buổi sáng tinh mơ của tháng 11 lạnh giá ở Connecticut, Candy, 49 tuổi, chui vào giường sau một ca đêm làm việc dài.

Cô ngay lập tức mở khóa điện thoại của mình - và bắt đầu duyệt qua mạng xã hội, điều cô làm trong hầu hết các đêm.

Nhưng đêm nay rất khác - đó là đêm bầu cử. Kết quả vẫn bị treo trong cán cân. Candy liên tục theo dõi tin tức, trong khi chờ đợi ứng cử viên cô yêu thích lên tiếng. Và ngay sau khoảng 1 giờ đêm, ông đã phát biểu.

Bỏ qua Twitter tin, 1

Cuối Twitter tin, 1

Candy đồng ý với ông. Cô đang thất vọng và muốn làm một điều gì đó - vì vậy khi một trong những người bạn thân nhất mời cô tham gia một nhóm Facebook có tên 'Stop the Steal', cô chớp ngay lấy cơ hội.

"Đảng Dân chủ đã nói ngay từ đầu trong thời gian hỗn loạn về Covid rằng họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để loại trừ Trump - và tôi nghĩ họ đã thành công", Candy sau đó nói.

Candy đã dự đoán điều này. Trong nhiều tháng, các cáo buộc về "cuộc bầu cử gian lận" và "gian lận cử tri" đã tràn ngập Facebook của cô.

Và Candy không phải là người Mỹ duy nhất tiếp xúc với thông tin sai lệch về bầu cử trong nhiều tháng dài trước ngày bỏ phiếu.

Tweets và nền dân chủ

Nghiên cứu của đơn vị Chống thông tin sai lệch của BBC cho thấy thông tin sai lệch về gian lận cử tri đã được các tài khoản có ảnh hưởng cài cắm trên mạng xã hội liên tục trong nhiều tháng.

Và nó đến từ cấp cao nhất. Tổng thống Trump đã bắt đầu tweet các cáo buộc gian lận lần đầu tiên từ hồi tháng Tư.

Bỏ qua Twitter tin, 2

Cuối Twitter tin, 2

Rồi từ đó đến ngày bầu cử, ông đã đề cập đến các cuộc bầu cử gian lận hoặc gian lận cử tri hơn 70 lần.

Ví dụ: ông tweet điều này trong tháng Sáu:

Bỏ qua Twitter tin, 3

Cuối Twitter tin, 3

Và tweet này trong tháng Tám:

Bỏ qua Twitter tin, 4

Cuối Twitter tin, 4

Nó không phải là một chủ đề mới. Ông Trump từng tuyên bố về hành vi gian lận cử tri năm 2016 - sau một cuộc bầu cử mà ông giành chiến thắng.

Nhưng lần này, bằng chứng cho thấy nhiều người hơn đã nhìn thấy những tuyên bố không có cơ sở trên mạng xã hội của họ trong nhiều tuần. Candy chỉ là một trong số đó. Hàng trăm nghìn người đã tham gia các nhóm lớn trên Facebook dưới biểu ngữ "Stop the Steal".

Stop the Steal Facebook group
Chụp lại hình ảnh,

Một trong những nhóm FB đã nổi lên sau bầu cử tống thống Mỹ

Nghiên cứu của BBC cho thấy các tài khoản cánh hữu có ảnh hưởng chính là công cụ khuếch đại những tuyên bố này - và những tuyên bố đó thường xuyên được Tổng thống Trump tweet lại. Một số nhân vật có lượng người theo dõi lớn đã tham gia vào phong trào phản đối, xoay quanh ý tưởng không có cơ sở về cuộc bầu cử "gian lận".

#StoptheSteal đến từ đâu?

Trong đêm bầu cử, thuật ngữ #StoptheSteal đã xuất hiện trên Twitter sau khi video đầu tiên trong nhiều video gây hiểu lầm về gian lận cử tri được lan truyền.

Đoạn video cho thấy một người theo dõi bỏ phiếu bị từ chối không cho vào một thùng phiếu ở Philadelphia. Video này được gần hai triệu lượt xem trên Twitter và được nhiều tài khoản ủng hộ Trump chia sẻ. Chúng tôi đã điều tra video này ngay sau khi nó được đăng.

Người đàn ông có mặt tại thùng phiếu đó đã được các quan chức yêu cầu đứng đợi bên ngoài - một phụ nữ nói với ông rằng chứng chỉ theo dõi bỏ phiếu của ông không hợp lệ tại điểm bỏ phiếu cụ thể đó.

Đoạn video này xác thực và hóa ra là người phụ nữ đã nhầm. Đã có sự nhầm lẫn về các quy tắc. Người theo dõi bỏ phiếu trước đây chỉ được phép vào một địa điểm bầu phiếu cụ thể ở Philadelphia, nhưng giờ đây họ có thể vào nhiều địa điểm trên khắp thành phố.

Sự việc sau đó được làm rõ và người đàn ông sau đó đã được phép vào quan sát bỏ phiếu và được xin lỗi. Tất nhiên, những diễn tiến sau này không được phản ánh trong video - và thẻ #StoptheSteal đã trở nên phổ biến.

Stop the Steal sign
GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Khẩu hiệu #StoptheSteal đã lan truyền trong đêm bầu cử

Khẩu hiệu 'Stop the Steal' sau đó được sử dụng bởi những người thành lập các nhóm Facebook lớn, kể từ đêm bầu cử, đã tích lũy được hơn một triệu thành viên.

Một số nhóm trong số này đã bị xóa sau khi người dùng đăng tải những lời đe dọa bạo lực và kêu gọi "nội chiến".

Những nhóm này đã trở thành điểm nóng cho nhiều video gây hiểu lầm và tuyên bố sai sự thật - tương tự như vụ việc ở Philadelphia - đã tràn ngập trang mạng xã hội của những người như Candy.

Bút Sharpies, phiếu bị đốt cháy và cử tri chết

"Họ nói rằng chúng tôi thành lập nhóm để tìm cách gây bạo loạn ở những nơi khác nhau trong nước, điều đó không đúng", Candy phân bua với tôi, càng nói càng tức giận về việc nhóm Stop The Steal Facebook bị đóng cửa.

Candy, cùng với hầu hết các thành viên của các nhóm này, không kêu gọi bạo động. Candy nói rằng cô chỉ đơn giản theo đuổi những gì cô ấy nghĩ là sự thật.

Cô nói: "Mọi người đều chỉ đưa ra những gian lận mà họ thấy trong cuộc bầu cử.''

Lady with Trump cut-out
FACEBOOK

Chụp lại hình ảnh,

Candy chụp hình với hình bằng giấy carton của Donald Trump

Candy thừa nhận với tôi rằng cô dành quá nhiều thời gian trên Facebook - và mặc dù nói rằng không hoàn toàn tin tưởng vào những gì mình thấy trên mạng xã hội, nhưng đồng thời đó cũng là nguồn thông tin bầu cử chính của cô.

Candy đề cập đến một số tuyên bố bị đã bị lột trần hoặc không có bằng chứng: rằng các loại bút được đưa ra để làm mất giá trị của các lá phiếu, hoặc các lá phiếu đang bị vứt đi hoặc bị xé nát.

Chúng tôi đã điều tra hàng chục tuyên bố lan truyền trực tuyến, và đây hóa ra là những chuyện bịa đặt, không đúng sự thật hoặc không thể chứng minh.

Một ví dụ: Một người đàn ông nói đã vứt bỏ các lá phiếu của Trump ở Wisconsin trong một bài đăng lan truyền trên Facebook. Nhưng hóa ra ông này sống ở ngoại ô Detroit - một tiểu bang hoàn toàn khác, Michigan.

Người đàn ông bán thịt 32 tuổi này, đã tiết lộ danh tính thực của mình với BBC News, và khẳng định ông ta không liên quan gì đến việc đếm bất kỳ lá phiếu nào - ở Wisconsin hay bất kỳ nơi nào khác. Ông nói, bài đăng của ông chỉ đơn giản là một trò đùa.

Không có bằng chứng cụ thể nào về việc phiếu - bầu cho bất kỳ ứng cử viên nào - bị vứt bỏ hoặc xé toạc.

Người chết không đi bầu

Những cáo buộc tiếp tục được tung ra.

Candy nói: "Tôi đã xem một đoạn video mà ai đó đăng rằng một người đàn ông đã phát hiện ra rằng vợ ông bỏ phiếu trong năm nay, nhưng bà ây đã chết vào năm 2017"

Một lần nữa, BBC News đã xem xét những cáo buộc này. Nhiều tuyên bố về cử tri đã chết đã bị chính quyền tiết lộ là thông tin sai lệch hoặc danh tính nhầm lẫn. Chúng tôi đã tìm thấy một trường hợp một người sống tình cờ dùng một lá phiếu vắng mặt được gửi cho người mẹ đã chết.

Có những trường hợp khác mà các cử tri được đề cập đã chết trước cuộc bầu cử. Các nhà chức trách ở Michigan xác nhận rằng khi đúng như vậy, lá phiếu sẽ bị ném ra ngoài.

Thuyết âm mưu đổ dầu vào lửa

Trong bối cảnh - ngay cả trước ngày 3/11- một loạt các thuyết âm mưu về cuộc bầu cử ngày càng phổ biến đã khuyến khích cho ý tưởng rằng mọi thứ đều là gian lận, đáng ngờ và không như người ta tưởng.

Giáo sư Whitney Phillips thuộc Đại học Syracuse nói thuyết âm mưu của QAnon có thể giải thích một phần lý do tại sao những tin đồn về việc bỏ phiếu lại lan truyền như cháy rừng.

Đây là niềm tin vô căn cứ cho rằng Tổng thống Trump đang tiến hành một cuộc chiến bí mật chống lại những kẻ ấu dâm ở Satanic.

QAnon flag protests
GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Cờ của nhóm QAnon được trưng bày tại các cuộc biểu tình Stop the Steal

Theo quan điểm của giáo sư Whitney, ngay cả trước khi cuộc bỏ phiếu đầu tiên được diễn ra, đã có "những bài đăng rải rác cũng như toàn bộ khuôn khổ tường thuật" rằng đảng Dân chủ sẽ đánh cắp cuộc bầu cử.

Nỗi sợ hãi lớn nhất của bà không phải là bạo lực trên đường phố. Bà không nghĩ những người tham gia nhóm 'Stop the Steal' như Candy sẽ gây bạo động vì tin tức giả trên mạng.

Thay vào đó, Whitney Philips và các chuyên gia khác mà tôi nói chuyện, nói rằng họ lo lắng về sự xói mòn dần dần niềm tin của người dân vào nền dân chủ.

Phóng viên Olga Robinson đóng góp cho bài viết này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét