Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

4864 - Miền Trung sắp gánh thêm thảm họa?

Đỗ Ngà


Qua cơn bão số 9 (tên quốc tế là bão bão Molave) đổ bộ vào Miền Trung Việt Nam chúng ta cũng thấy rõ 2 điều. Sức tàn phá của gió và sức tàn phá nước (vì bão bao giờ cũng kèm mưa lớn). Trong đó sức tàn phá của gió chúng ta đổ lỗi cho thiên nhiên là hoàn đúng, nhưng sức tàn phá của nước mưa mà đổ lỗi cho thiên nhiên thì đó là hành động chạy tội của chính quyền chứ hoàn toàn không đúng như vậy. Bởi mưa mang nước đến cho con người, bản chất của nó là tạo hóa đã đưa nước đến để con người trữ nó cho mùa khô. Trong đó tạo hóa bao cho rừng xanh như là công cụ gạn lại một phần nước mưa để trữ, và cũng để giảm đi sức tàn phá của nước. Có rừng, có hồ ao hợp lý thì con người sợ gì thiếu nước cho trồng trọt?

Cơn bão số 9 ập xuống gây ra 3 thảm họa lở đất tại tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân là do đâu? Do gió hay do nước? Một đứa trẻ con cũng biết, sạt lở đất là do nước chứ không phải do gió. Mà về bản chất, nước là quà của tạo hóa ban cho con người để tích trữ tưới tiêu tao nên những mùa màng nuôi sống con người. Thế nhưng cuối cùng, tại sao nước lại trở thành thảm họa kinh hoàng thế? Đó là câu hỏi dành cho cái chính quyền mà đang cố giữ độc quyền cai trị đất nước này.

Núi non ở Việt Nam thì trùng trùng điệp điệp, đã có núi thì phải có rừng, đó như là một bản thiết kế hoàn hảo của tạo hóa. Hàng ngàn năm nay loài người vẫn tuân theo cái quy luật cân bằng đó thế nhưng CS xuất hiện và nó chỉ biết chia và phá phách. Cuối cùng núi thì còn nhưng rừng thì biến mất dần, thế là sự cân bằng của tạo hóa bị phá vỡ và thảm họa đã ập đến. Hãy nhìn xem thiệt hại do gió và nước gây ra bởi cơn bão số 9 có gì khác nhau? Gió thì chỉ tàn phá vật chất không thiệt hại sinh mạng, còn nước thì tàn phá cả vật chất và sinh mạng, trong đó thiệt hại về nhân mạng rất lớn. Vậy thì bão số 9 là thiên tai hay nhân họa? bề ngoài thì thiên tai, nhưng bản chất bên trong là nhân họa.

Cơn bão số 9 vừa lướt qua làm cho cả xã hội chưa hết bàng hoàng thì nay cơn bão số 10 ập đến (tên quốc tế là cơ bão Goni) có sức mạnh không thua gì cơn bão Molave trước đó, đồng thời đường đi của nó cũng gần như y hệt như đường cũ. Việt Nam đồi núi nhiều, rừng thì trọc hết. Trước đó cơn bão Molave đã mang nước đến đã làm cho đất của các vùng đồi dốc no nước, nay nước lại đổ xuống tiếp thì không biết có xảy ra thảm họa sạt lở đất tiếp nữa hay không? Mong rằng không. Nói thật chỉ biết cầu trời chứ khả năng con người thì hoàn toàn bất lực.

Rừng là lá chắn cho con người trước mưa bão nhưng nay rừng không còn nhiều thì con người lại càng trở nên mong manh hơn rất nhiều trước thiên nhiên. Bão lớn cũng mang đến họa lớn mà mưa lớn cùng mang đến họa lớn. Lá chắn tai họa đã bị tàn phá thì con người ngày càng trở nên bất lực. Hận bọn lâm tặc một thì hận bọn đảng tặc 10.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét