Ngày 28 tháng 3, trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Doanh nghiệp và ngân hàng bao giờ thoát vòng luẩn quẩn?”, trong bài tác giả cho biết gói hỗ trợ tín dụng 250 ngàn tỷ (tương đương với 10 tỷ 755 triệu đô) để hỗ doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có hiện tượng không thể tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng này vì vướng thủ tục.
Bài báo cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2020, mức tăng trưởng tín dụng chỉ là 0,06%, trong khi đó 2 tháng đầu năm 2019 mức tăng trưởng tín dụng lên đến 1%. Vậy là dù cho có gói kích cầu 250 ngàn tỷ thì mức tăng trưởng tín dụng vẫn sụt giảm 94% so với năm ngoái cùng kỳ. Đây là một dấu hiệu đáng lo về tính hiệu quả của gói kích cầu này.
Bài báo cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2020, mức tăng trưởng tín dụng chỉ là 0,06%, trong khi đó 2 tháng đầu năm 2019 mức tăng trưởng tín dụng lên đến 1%. Vậy là dù cho có gói kích cầu 250 ngàn tỷ thì mức tăng trưởng tín dụng vẫn sụt giảm 94% so với năm ngoái cùng kỳ. Đây là một dấu hiệu đáng lo về tính hiệu quả của gói kích cầu này.
Như vậy câu hỏi đặt ra là tiền thì bơm ra, mà sao vẫn cứ bị nghẽn không đến được với những doanh nghiệp đang ngáp ngáp, vậy thì lúc đó gói hỗ trợ đó chui vào dâu? Bài viết này có dẫn lời của ông tiến sỹ Bùi Quang Tín – giám đốc trường doanh nhân Bizlight nói rằng “Vấn đề hỗ trợ lãi suất không chưa đủ, mà còn là quy trình thẩm định hồ sơ cho vay. Nhưng nói tới vấn đề thẩm định hồ sơ cho vay thì lại vướng Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010”. Như vậy thì ở đây lại hiện ra một vấn đề mới, đó là chính sách không đồng bộ. Nếu Nhà nước quyết định bơm tiền cứu doanh nghiệp, thì không phải chỉ có Ngân Hàng Nhà Nước chuẩn bị tiền là xong, mà cả Quốc hội và Chính phủ phải chuẩn bị công cụ pháp luật để cho nguồn tiền bơm sống doanh nghiệp được trơn tru, được đến những địa chỉ cần được cứu chứ? Như vậy qua đây chúng ta thấy ngay chính Luật Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 đã đóng vai trò như là một cái van khóa cứng dòng tiền cứu trợ không cho nó đến được với những doanh nghiệp đang ngáp ngáp chờ cứu.
Còn nhớ năm 2016, khởi đầu là báo Thanh Niên viết bài hàng loạt đánh vào chất arsen trong nước mắm truyền thống. Kế tiếp là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) soạn ra công bố thông tin mập mờ về tỷ lệ ngưỡng arsen “độc hại” trong nước mắm, trong quá trình soạn ra công bố tổ chức này đã cố đánh đồng arsen hữu cơ (vô hại) và arsen vô cơ (độc hại) như là một cách hỗ trợ báo Thanh Niên trong việc gây ác cảm với người tiêu dùng về một loại nước mắm truyền thống vô cùng độc hại. Sau đó là đến cú đánh bồi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Chính bộ này đã giao cho Cục Chế biến và Thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối chủ trì biên soạn ra Tiêu Chuẩn Nước Mắm theo hướng có lợi cho nước mắm công nghiệp. Và cuối cùng là Bộ Khoa học – Công nghệ sẽ đóng dấu thẩm định dự thảo Tiêu Chuẩn này. Đấy là lộ trình các hội đoàn, báo chí, các bộ đã phối hợp với nhau làm chính sách hỗ trợ Masan giết chết nước mắm truyền thống. Nhưng may thay, nhờ mạng xã hội lên tiếng nên nước mắm truyền thống được cứu khỏi bàn tay bẩn thỉu của hệ thống chính quyền “vì dân” này. Đất nước này lụn bại cũng vì cách làm chính sách như vậy, nếu xã hội phát hiện và lên tiếng thì họ co vòi, nhưng nếu không phát hiện thì rõ ràng họ tận diệt những doanh nghiệp yếu thế. Cách làm chính sách đánh chết những thằng tép riu để dồn hết cho tôm hùm là nguyên tắc vỗ béo những doanh nghiệp thân hữu. Chính vì thế nên người ta mới gọi mô hình kinh tế hiện nay của CS là Chủ Nghĩa Tư Bản man rợ.
Hiện nay gói hỗ trợ tín dụng gần 11 tỷ đô đang bị van “Luật Tổ Chức Tín Dụng năm 2010” khóa nguồn làm những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thoi thóp sắp chết vì đói vốn. Có thể Luật Tổ Chức Tín Dụng là một lỗ hổng pháp luật vô tình làm cản đường chính sách hoặc cũng có thể là luật này được sinh ra để mục đích “đánh chết tép riu dồn hết cho tôm hùm”. Nhưng nói thật với những luật được ban ra làm lệch hướng dòng tiền rót về doanh nghiệp yếu thế thì khả năng cao đây là một thứ chính sách làm ra để phục vụ các ông doanh nghiệp thân hữu. Rồi đây, gói tín dụng 250 ngàn tỷ cũng sẽ được tiêu hóa hết, nhưng vấn đề là nó rót vào mồm ai? Rất có thể rồi đây nó sẽ rót vào những ông lớn thuộc thân hữu của quan chức nhà nước tựa như gói kích cầu năm 2009. Như vậy chúng ta thấy đây là một hình thức làm chính sách kiểu đụng đâu vá đó chứ hoàn toàn không tiên liệu khó khăn vướng mắc và cũng chẳng có chiến lược bài bản nào để lái chính sách đi đúng hướng như dự định ban đầu.
Lại nghĩ đến xuất khẩu gạo. Được biết năm 2019 Việt Nam xuất khẩu được 6,366 triệu tấn thu về 2 tỷ 805 triệu đô. Tính ra giá gạo xuất khẩu bình quân năm ngoái là là 440 đô/ tấn. Hiện nay khi mà dịch bệnh đang hoành hành và nhiều nước đang muốn tăng thu mua gạo để dự trữ thì giá gạo cũng chỉ nhích lên 450 đô/tấn. Chỉ tăng có 10 đô/tấn tương đương 2,3% thôi mà các người ủng hộ xuất khẩu họ gọi là “được giá” thì thực sự, không hiểu những người này họ nghĩ gì nữa?!
Còn về phần chính phủ, hiện nay gói kích cầu gần 11 tỷ đô đang nghẽn kia, sao không trích ra 2,7 tỷ đô để thu mua toàn bộ 6 triệu tấn gạo dự định xuất khẩu thì có phải chính phủ bắn một mũi tên trúng 2 mục đích không? Lúc đó xem như chính phủ vừa cứu được nông dân và vừa có gạo dự trữ nhiều hơn cho mùa dịch không? Dừng xuất khẩu gạo lúc này là đúng, nhưng kéo theo đó là nhà nước phải mua gạo dự trữ để cho nông dân và thương lái không chịu thiệt thòi. Làm chính sách không đơn giản là chỉ ra quyết định cho chính sách đó như kiểu sinh con bỏ chợ là xong, mà quan trọng hơn là phải biết hiệu chỉnh những chính sách khác có liên quan để sao cho chính sách vừa ra đó không gây hậu quả lên xã hội, thì đó mới là một chính phủ biết điều hành đất nước. Còn nếu chặn xuất khẩu rồi bỏ nông dân kêu khóc thì có thể nói nó không những vừa yếu kém vừa vô trách nhiệm mà còn ác nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét