Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

961 - Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Phản ứng virus corona của Mỹ giống như quốc gia “thế giới thứ ba”

Guardian - Tác giả: Larry Elliott
Dịch giả: Nguyễn Hoàng Ánh
Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz công kích Donald Trump, nói rằng Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai.
Cách xử lý vụng về của Donald Trump trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến Mỹ trông giống như một quốc gia thế giới thứ ba và đang dẫn tới một cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã cảnh báo.
Trong một cuộc công kích đầy khinh miệt vào tổng thống, Joseph Stiglitz cho biết, hàng triệu người đang phải sử dụng thực phẩm cứu trợ, làm việc với đồng lương chết đói và chết vì bất bình đẳng về sức khỏe.
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel cho biết: Số người phải sử dụng thực phẩm cứu trợ là rất lớn và vượt quá khả năng cung cấp của những quỹ này. Tình hình giống như ở một quốc gia thế giới thứ ba. Mạng lưới an ninh xã hội công cộng không hoạt động.
Stiglitz, một nhà phê bình lâu năm của Trump, cho biết 14% dân số phụ thuộc vào phiếu thực phẩm và dự đoán cơ sở hạ tầng xã hội không thể đối phó với tỷ lệ thất nghiệp có thể đạt 30% trong những tháng tới.
Mạng lưới an ninh xã hội của chúng ta không đủ đáp ứng. Sự bất bình đẳng ở Mỹ là quá lớn. Bệnh dịch lần này đã nhắm đến những người có sức khỏe kém nhất. Trong các nước phát triển, Mỹ là một trong những quốc gia có sức khỏe kém nhất nói chung và bất bình đẳng về sức khỏe lớn nhất.
Stiglitz cho biết, đảng Cộng hòa đã phản đối các đề xuất cho những người bị nhiễm virus corona được nghỉ ốm 10 ngày, tức là nhiều nhân viên vẫn đi làm ngay cả khi bị nhiễm bệnh. “Những người Cộng hòa nói không vì họ cho là sẽ tạo tiền lệ xấu. Điều này thật sự không thể tin được”.
Ông nói thêm: Mạng lưới an ninh không đầy đủ và tạo điều kiện cho bệnh dịch lan truyền. Bảo hiểm thất nghiệp rất yếu kém và mọi người không cho rằng họ có thể tin tưởng vào nó.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Guardian để đánh dấu ấn phẩm bìa mềm của cuốn sách “Con người, Quyền lực và Lợi nhuận” của mình, phóng viên đã hỏi ông Stiglitz, liệu Hoa Kỳ có thể đang trên đường đến một cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai hay không.
Đúng, ông trả lời ngắn gọn. Nếu bạn để Donald Trump và Mitch McConnell [lãnh đạo Cộng hòa đang chiếm đa số trong Thượng viện], chúng ta sẽ có một cuộc Đại khủng hoảng. Nhưng nếu chúng ta có chính sách phù hợp, chúng ta có thể tránh nó một cách dễ dàng.
Stiglitz nói rằng, do sự quản lý sai lầm của Trump, văn phòng Nhà Trắng chịu trách nhiệm về dịch bệnh đã bị đóng cửa, tài trợ cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã bị cắt, và Hoa Kỳ đã rơi vào khủng hoảng khi không có đủ bộ dụng cụ xét nghiệm, khẩu trang và đồ bảo hộ. Được ông Trump khuyến khích, một số khu vực của Hoa Kỳ đã quyết tâm mở cửa trở lại theo cách có thể tạo điều kiện cho việc truyền bệnh và dẫn đến một đợt bùng phát mới, ông nói thêm.
Trong những trường hợp đó, nó sẽ không phải là sự phong tỏa do chính phủ đưa ra, mà đó sẽ là nỗi sợ hãi. Mọi người sẽ không chi tiêu cho bất cứ thứ gì ngoài thực phẩm và đó chính là định nghĩa về một cuộc Đại khủng hoảng.
Stiglitz nói rằng, nếu Trump bị đánh bại trong cuộc tranh cử tổng thống vào tháng 11 và đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, có khả năng Mỹ sẽ đi theo hướng tiến bộ hơn, nhưng ông cảnh báo đảng Cộng hòa sẽ tiến hành cuộc chiến bẩn thỉu để bám vào quyền lực.
Có sự đàn áp cử tri và hoan hỉ. Đảng Cộng hòa biết rằng họ là một đảng thiểu số và đang đấu tranh không có giới hạn để bảo đảm một đảng thiểu số được thống trị nước Mỹ.
Stiglitz nói rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ buộc các quốc gia phải tự vệ để làm họ ít bị tổn thương hơn, điều này sẽ dẫn đến chuỗi cung ứng ngắn hơn và nhấn mạnh hơn vào việc tự cung cấp lương thực và năng lượng.
Ông nói thêm rằng sự phức tạp của các phương thức sản xuất hiện đại không có nghĩa là tự cung tự cấp là khả thi, nhưng bổ sung là: “Chiến đấu với đại dịch toàn cầu và biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu. Tiếc rằng tổng thống của Hoa Kỳ không hiểu điều đó”.
Tôi hy vọng từ đại dịch này chúng ta ý thức được rằng, chủ nghĩa đa phương thậm chí còn quan trọng hơn chúng ta nghĩ. Nó chỉ có thể là toàn cầu hóa theo hướng do các công ty nắm vai trò chủ đạo. Chúng ta phải làm cho nó trở nên kiên cường hơn.
____
Tác giả: Ông Joseph Eugene Stiglitz, sinh năm 1943, là một nhà kinh tế người Mỹ, nhà phân tích chính sách công và là giáo sư tại Đại học Columbia. Ông là người nhận giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế năm 2001 và được huy chương John Bates Clark năm 1979. Ông là cựu phó chủ tịch cấp cao, trưởng kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới và là cựu thành viên, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét